Tường thuật ngày đầu tiên chuyến tông du Ba Lan của ĐTC Phanxicô
Chiều thứ tư ngày 27 tháng 7, ĐTC đã lên đường viếng thăm mục vụ Ba Lan 4 ngày để chủ sự Ngày Năm Thánh Giới trẻ tại Cracovia. ĐTC đã có hai sinh hoạt chính là gặp gỡ các giới chức chính quyền, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại lâu đài Wawel, rồi nói chuyện với các Giám mục Ba Lan trong Nhà thờ Chính toà Cracovia. Sau đây là chi tiết các sinh hoạt của ĐTC.
Tường thuật ngày đầu tiên chuyến tông du Ba Lan của ĐTC Phanxicô
Chiều thứ tư ngày 27 tháng 7, ĐTC đã lên đường viếng thăm mục vụ Ba Lan 4 ngày để chủ sự Ngày Năm Thánh Giới trẻ tại Cracovia. ĐTC đã có hai sinh hoạt chính là gặp gỡ các giới chức chính quyền, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại lâu đài Wawel, rồi nói chuyện với các Giám mục Ba Lan trong Nhà thờ Chính toà Cracovia. Sau đây là chi tiết các sinh hoạt của ĐTC.
Lúc 13 giờ trưa giờ Roma, ĐTC đã rời nhà trọ Santa Marta để đi xe ra phi trường Fiumicino lấy máy bay đi Cracovia. Như thói quen, chiều thứ ba trước đó, ĐTC đã đến Đền thờ Đức Bà Cả để cầu nguyện trước ảnh Đức Bà là sự cứu rỗi của dân Roma, để phó thác chuyến tông du cho sự chở che của Đức Mẹ. Ngài cũng cầu nguyện trước thi hài Thánh Gioan Phaolô II.
Tiễn chân ĐTC tại phi trường có ĐC Gino Reali, GM Porto-Santa Rufina, bao gồm cả phi trường Fiumicino.
Máy bay đã cất cánh lúc 14 giờ và tới phi trường Gioan Phaolô II Balice (Balítse) sau 2 giờ bay vượt đoạn đường dài 1.100 cây số. Khi bay ngang qua không phận các nước Italia, Croazia, Slovenia, Áo, Slovacchia, ĐTC đã gửi điện tín chào thăm các vị quốc trưởng và cầu chúc an bình thịnh vượng cho nhân dân các nước này.
Ba Lan rộng hơn 323.000 cây số vuông, giáp giới với biển Baltic, Nga, Lituania, Bielorussia, Ucraina, Slovacchia, Cộng hoà Tcheques và Đức, có hơn 37 triệu dân, trong đó có 97,68% theo Công giáo. Từ năm 1947, Ba Lan thuộc khối cộng sản Varsava. Năm 1987, dưới sức đẩy của công đoàn liên đới Solidarnos, Ba Lan tiến tới nền dân chủ và đảng đối lập thắng lớn trong các cuộc bầu cử bán tự do ngày mồng 4 và 18 tháng 6 năm 1989. Từ đó đến nay, các chính quyền liên minh trung hữu và trung tả thay đổi nhau cai trị nước này. Năm 2004, Ba Lan là quốc gia thành viên của Liên hiệp Âu châu.
Giáo hội Công giáo đâm rễ rất sâu trên đất Ba Lan và nắm giữ vai trò nòng cốt trong cuộc sống xã hội, khiến cho Ba Lan là trường hợp duy nhất ở Đông Âu cũng như trong toàn Âu châu. Sức sinh động ấy đuợc biểu lộ trong thời cộng sản, khi nhà nước thăng tiến chủ thuyết vô thần, và Giáo Hội tự khẳng định như một trong các cơ cấu tự vệ của xã hội dân sự chống lại sự đàn áp của chính quyền cộng sản vô thần. Các làn sóng đàn áp của nhà nước chẳng những đã không làm cho Giáo Hội suy yếu, mà lại củng cố Giáo Hội tới độ nhà nước phải chấp nhận giàn xếp với Giáo Hội, cho phép một thực tại nhị nguyên duy nhất trong toàn khối cộng sản Liên Xô.
** Hiện nay, Giáo Hội có 45 giáo phận với 10.379 giáo xứ và 786 trung tâm mục vụ. Nhân lực của Giáo Hội gồm 156 giám mục, 23.656 linh mục giáo phận, hơn 7.000 linh mục dòng, tổng cộng là 30.661 vị, 38 phó tế vĩnh viễn, 1.015 tu huynh, 20.159 nữ tu, hơn 1.075 thành viên các tu hội đời, 14.154 giáo lý viên, 3.388 dại chủng sinh. Giáo Hội điều khiển 1.425 cơ sở giáo dục và 5.319 trung tâm bác ái xã hội.
Trong 25 năm qua, từ khi chế độ cộng sản sụp đổ cho tới nay, Giáo Hội vẫn tiếp tục có uy tín rất lớn trong xã hội Ba Lan. Nền dân chủ đã mở ra các cơ may mới, nhưng cũng bao gồm các thách đố mục vụ lớn. Nó đã cho phép Giáo Hội có được các không gian và sự tự do hoạt động trong các lĩnh vực xã hội như giáo dục, bác ái xã hội và lên tiếng trong cuộc sống công cộng phù hợp với nguyên tắc “tự trị độc lập” và “tách biệt thân hữu”, được chấp thuận trong Thoả hiệp mới ký kết với Toà Thánh năm 1993 và trong Hiến pháp năm 1997. Ngoài gốc rễ Công giáo sâu đậm khiến cho Ba Lan là quốc gia duy nhất toàn Âu châu có đông tín hữu thực hành đạo nhất với 91% tổng số dân tuyên bố tin vào Thiên Chúa, và 2,9% tuyên bố mình vô thần. 48% tín hữu thường xuyên đến nhà thờ và 39% tham dự thánh lễ Chúa Nhật. Trong các năm 1991-2010, số tín hữu sống đạo sâu đậm gia tăng tử 10 lên 20 %. Tín hữu Ba Lan rất có lòng sùng kính Đức Mẹ. Hằng năm có 7 triệu người hành hương đến các đền thánh Đức Mẹ đặc biệt có 4,5 triệu người hành hương Đền thánh Đức Bà Jasna Gora, và 2,5 triệu hành hương Đền thánh Lòng Thương Xót Chúa Lagiewniki. Lòng đạo đức khiến cho số ơn gọi linh mục tu sĩ tại Ba Lan cao nhất Âu châu. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng dân số khiến cho số chủng sinh giáo phận giảm sút trong hai thập niên qua, từ 5.436 còn 2.959 tức giảm 45%, trong khi số nam tu sĩ giảm từ 2.636 xuống 882, tức giảm 67%. Tuy phong trào tục hoá tại Ba Lan không mạnh như tại các quốc gia Âu châu khác, nhưng cũng là một thách đố đối với giới trẻ, bị ảnh hưởng bởi một thái độ sống không phân định, chạy theo các mốt văn hoá thời thượng tiêu cực thịnh hành ở Tây phương. Vì thế Giáo Hội rất chú ý tới mục vụ và việc giáo dục giới trẻ sống đức tin. Ngoài ra, Giáo Hội cũng dấn thân trong nỗ lực hoà giải các dân tộc Trung Âu và Đông Âu, chữa lành các vết thương lịch sử, đối thoại đại kết và liên tôn.
** Balice cách thành phố Cracovia 11 cây số, cho tới năm 1968 đã là căn cứ quân sự, sau đó trở thành phi trường dân sự và năm 1995 mang tên Đức Gioan Phaolô II, nguyên Tổng Giám mục Cracovia từ năm 1963 tới 1978.
Đón tiếp ĐTC tại phi trường có Đức TGM Celestino Migliore, Sứ thần Toà Thánh tại Ba Lan, Tổng thống Ba Lan, ông Andreij Duda, và phu nhân, ĐHY Stanislaw Dziwicz, TGM Cracovia, và vài giới chức chính quyền. Ngoài ra cũng có ĐC Stanislaw Gadecki, TGM Posnan, Chủ tịch HĐGM Ba Lan, ĐHY Stanislaw Rylko, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Giáo dân, ĐHY Kazimie Nycz, TGM Varsava, ĐC Joseph Clemens Thư ký Hội đồng, hai Đức ông Grzegorz Mizinski và Damian Andreij Muskus, phối hợp viên Ngày Quốc tế Giới trẻ và một nhóm tín hữu. Hai em bé đã tặng hoa cho ĐTC.
Lễ nghi tiếp đón đã rất đơn sơ, sau khi ban nhạc cử quốc thiều Vatican và quốc thiều Ba Lan, ĐTC và Tổng thống duyệt qua hàng chào danh dự, rồi giới thiệu phái đoàn hai bên. Tiếp đến, Tổng thống và Phu nhân đã tháp tùng ĐTC ra xe để đến Lâu đài Wawel, nơi diễn ra cuộc gặp gỡ với các giới chức chính trị, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn.
Cracovia là thủ đô cũ của Ba Lan, có hơn 762.000 dân, nằm bên bờ sông Vistola, trên độ cao 220 mét, và là thành phố nổi tiếng nhất Ba Lan, hằng năm có hơn 9 triệu du khách thăm viếng. Năm tới đây thành phố kỷ niệm 760 năm nhận được các quyền thành phố. Cracovia nằm trên hai con lộ thương mại rất cổ xưa: đó là con lộ Biển Đen đi ngang qua vùng Slesia và dẫn về hướng Tây, và con lộ chạy qua Cửa Morava nối liền miền nam Âu châu với vùng Baltic. Các tài liệu viết đầu tiên liên quan tới thành phố có từ thế kỷ thứ X, khi Cracovia thuộc quận chúa Moravia cho tới năm 990. Nhưng Kitô giáo đã được biết tới từ lâu trước thời điểm chính xác là năm 966 kỷ niệm ngày Ba Lan được rửa tội. Từ năm 1038, Cracovia là thủ đô vương quốc dưới triều đại nhà Piast. Vào thế kỷ XII, có các cộng đoàn Do Thái sinh sống trong khu phố Kazimierz. Bị người Tartari tàn phá năm 1241-1242, Cracovia hồi sinh mau chóng nhờ cư dân gốc Đức. Từ năm 1291, Cracovia rơi vào ách thống trị của Tiệp. Năm 1320, Wladislaw Lokietek được phong vương trong Nhà thờ Chính toà Wawel và các vua Ba Lan đều được phong vương tại đây cho tới hết thời quân chủ năm 1795. Được nới rộng và có thêm nhiều lâu đài dinh thự Cracovia trở thành một trong các trung tâm văn hoá nổi tiếng Âu châu. Vào thế kỷ XVI, chỉ riêng tại Cracovia đã có 9 nhà in trên tổng số 24 nhà in trong toàn nước Ba Lan. Đại học Cracovia thu hút nhiều giáo sư và sinh viên nổi tiếng, trong đó có Nicolò Copernico. Triều đình nhà Jaghelloni tiếp đón các nghệ sĩ và thi sĩ nhiều nước khác nhau. Việc triều đình rời về Cracovia sau khi Lâu đài Wawel bị hoả hoạn năm 1596, rồi lại trở về Varsava năm 1611 khiến cho thành phố xuống dốc. Sau đó, thành phố bị người Thuỵ Điển tàn phá, Ba Lan bị phân chia, và năm 1846 bị giao cho Áo cai trị, và chỉ vào năm 1918 mới lại thuộc Ba Lan. Trong thế kỷ XIX, Cracovia trở thành trung tâm văn hoá và nghệ thuật của Ba Lan. Việc khai thác các quặng mỏ vùng Slesia tạo ra làn sóng di cư khiến cho Cracovia có tới 100.000 dân.
** Tháng 9 năm 1939, Đức Quốc xã đã đầy 184 giáo sư Đại học Jaghellonica và 68.000 người Do Thái trong Trại Tập trung Sachsenhausen và 3 trại tập trung trong thành phố, khiến cho 20.000 người Ba Lan không Do Thái và 34 linh mục địa phương bị chết. Trong thời bị Đức Quốc xã chiếm đóng, Cracovia đã mất đi rất nhiều tác phẩm nghệ thuật. Việc can thiệp của đạo bình Liên Xô đã cứu các dinh thự của thành phố khỏi bị tàn phá. Cracovia phát triển mạnh với việc xây cất thành phố Nova Huta gồm nhiều nhà máy kỹ nghệ, đặc biệt là hoá học, kim khí, thực phẩm và quần áo. Ngoài Lâu đài Wawel, Cracovia có rất nhiều nhà thờ, dinh thự cổ kính và hội đường Do Thái thuộc nhiều thời đại khác nhau từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX. Ngoài Đại học Cracovia còn có 14 đại học khác với 85.000 sinh viên và 12 đại chủng viện, một thuộc giáo phận và 11 thuộc các dòng tu. Cracovia cũng có tới 30 viện bảo tàng và Vườn bách thảo cổ xưa nhất Âu châu. Năm 1978, các dinh thự Cracovia và mỏ muối Wieliczka đã được Liên Hiệp Quốc tuyên bố là di sản của thế giới. Cracovia cũng đã là thành phố của nhiều cuộc tranh tài thể thao thể dục. Đức Gioan Phaolô II đã viếng thăm Cracovia 5 lần. ĐTC Bênêđictô XVI cũng đã viếng thăm thành phố năm 2006 và chủ sự thánh lễ tại Blonia vói sự tham dự của 1 triệu người.
Tổng Giáo phận Cracovia có hơn 1,6 triệu dân, 97% theo Công giáo. Giáo phận có 447 giáo xứ, 15 nhà thờ 1.174 linh mục giáo phận và 970 linh mục dòng, 1.556 tu sĩ, 2.550 nữ tu khấn, 110 đại chủng sinh, 121 cơ sở giáo dục và 143 trung tâm bác ái. Giáo phận Cracovia được thành lập năm 1000, và có nhiều người con nổi tiếng như Thánh Stanislaw và Thánh Gioan Phaolô II. Từ thế kỷ XI Cracovia là thủ đô của Ba Lan.
Từ phi trường, ĐTC đã đi xe vào thành phố để đến Lâu đài Wawel gặp gỡ giới chức chính trị, dân sự và ngoại giao đoàn.
** Lâu đài Wawel có nghĩa là “ngọn đồi”, là một quần thể kiến trúc gồm lâu đài nhà vua, nhà thờ chính toà, toà giám quản, các khu vực của những người giúp việc. Đây là nơi ở của các vua Ba Lan trong 5 thế kỷ từ 1038 tới 1596 khi dời thủ đô về Varsava. Lâu đài Wawel là một trong những thí dụ kiến trúc của thời phục hưng Âu châu với các yếu tố roman và gotic. Tại lâu đài cũng có tháp Sigismundo với Zygmunt là quả chuông to nhất Ba Lan được gióng lên trong các dịp lễ lớn.
Buổi gặp gỡ các giới chức chính trị, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn đã diễn ra lúc 17 giờ. Tổng thống và Phu nhân đã tiếp đón ĐTC trong sân danh dự của phủ tổng thống nơi diễn ra cuộc gặp gỡ với sự hiện diện của khoảng 800 người.
Ngỏ lời chào hàng lãnh đạo chính trị, ngoại giao đoàn và giới chức xã hội dân sự, trong đó có các viện trưởng đại học, ĐTC nói:
Đây là lần đầu tiên tôi viếng thăm Trung và Đông Âu châu, và tôi vui sướng bắt đầu từ Ba Lan, là quốc gia có trong các con cái mình Thánh Gioan Phaolô II, người đã đề xướng và thăng tiến Ngày Quốc tế Giới trẻ. Đức Gioan Phaolô II thích nói tới một Âu châu thở bằng hai lá phổi của mình: giấc mộng về một nền nhân bản Âu châu mới được linh hoạt bởi hơi thở linh hứng sáng tạo và hài hoà của hai lá phổi và bởi nền văn hoá chung tìm thấy gốc rễ vững vàng nhất của nó trong Kitô giáo.
Ký ức là nét đặc thù của dân tộc Ba Lan. Tôi đã luôn luôn bị đánh động bởi ý thức sinh động về lịch sử của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Khi nói về các dân tộc, ngài đã luôn luôn khởi hành từ lịch sử của chúng để nêu bật các kho tàng nhân bản và tinh thần. Ý thức về căn cước, tự do khỏi các mặc cảm tự tôn, là điều cần thiết để xây dựng một cộng đoàn quốc gia trên nền tảng gia tài nhân bản, xã hội, chính trị, kinh tế và tôn giáo, để linh hứng xã hội và văn hoá, duy trì chúng trung thành với truyền thống, đồng thời rộng mở cho việc canh tân và cho tương lai. Chính trong viễn tượng đó mà quý vị đã cử hành 1050 năm Ba Lan lãnh nhận đức tin. Chắc chắn nó đã là một thời điểm mạnh mẽ của sự hiệp nhất quốc gia, củng cố con đường vững chắc giúp đạt công ích của toàn dân Ba Lan.
Cả việc cộng tác trong lĩnh vực quốc tế và việc tôn trọng nhau cũng làm trưởng thành lương tâm và việc tôn trọng căn tính riêng và tôn trọng căn tính của người khác. Không thể có đối thoại, nếu mỗi người không khởi hành từ căn tính riêng của mình. Tuy nhiên, trong cuộc sống cá nhân cũng như cuộc sống cộng đoàn xã hội có hai loại ký ức tốt và xấu, tích cực và tiêu cực. Ký ức tốt là ký ức, mà Thánh Kinh chỉ cho thấy trong Thánh thi Magnificat, bài ca của Mẹ Maria chúc tụng Thiên Chúa và công trình cứu độ của Ngài. Ký ức xấu trái lại là ký ức hướng cái nhìn của tâm trí tới sự dữ, trước hết sự là dữ do người khác sa phạm. Nhìn vào lịch sử mới đây của quý vị tôi cảm tạ Thiên Chúa, vì quý vị đã biết để cho ký ức tích cực thắng thế: chẳng hạn khi cử hành 50 năm tha thứ cho nhau giữa hai HĐGM Ba Lan và Đức, sau Đệ nhị Thế chiến. Sáng kiến này ban đầu liên luỵ tới hai cộng đoàn giáo hội, nhưng cũng đã tháp nhập một tiến trình xã hội, chính trị, văn hoá và tôn giáo không thể quay trở lại đàng sau làm thay đổi lịch sử tương giao giữa hai dân tộc. Về việc hoà giải này, chúng ta cũng nhớ tới Tuyên ngôn chung giữa Giáo hội Công giáo Ba Lan và Giáo hội Chính thống Nga, một hành động đã khơi dậy một tiến trình xích lại gần nhau và tình huynh đệ không chỉ giữa hai Giáo Hội, nhưng cả giữa hai dân tộc nữa.
Như thế, quốc gia Ba Lan cao quý cho thấy có thể làm lớn lên ký ức tốt và bỏ rơi ký ức xấu như thế nào. Để được như vậy cần phải có một niềm hy vọng vững vàng và lòng tin tưởng nơi Đấng hướng dẫn số phận của các dân tộc, mở ra các cánh cửa khép kín, biến đổi các khó khăn thành các cơ may, và tạo ra các khung cảnh mới, ở nơi xem ra không thể có được. Lịch sử Ba Lan chứng minh cho điều đó: sau các bão táp và tối tăm dân tộc của quý vị, được tái lập trong phẩm giá của nó, đã có thể hát lên như người Do Thái từ Babilonia trở về: “Ta tưởng mình như giữa giấc mơ, vang vang ngoài miệng câu cười nói, rộn rã trên môi khúc nhạc mừng.” (Tv 126,1-2). Ý thức về con đường đã đi qua và niềm vui đối với các mục đích đã đạt được trao ban sức mạnh và sự thanh thản giúp đương đầu với các thách đố của thời điểm, nó đòi hỏi can đảm của sự thật và một dấn thân luân lý đạo đức liên tục, để cho các tiến trình quyết định và hành động cũng như các tương quan nhân bản luôn luôn tôn trọng phẩm giá con người. Mọi hoạt động đều được lôi cuốn: kể cả kinh tế, tương quan với môi sinh và chính kiểu giải quyết hiện tượng di cư.
Tiếp tục bài phát biểu, ĐTC nói: Vấn đề di cư đòi hỏi một bổ sung của sự khôn ngoan và lòng thương xót, để thắng vượt các sợ hãi và thực hiện thiện ích lớn hơn.
ĐTC khẳng định:
Cần nhận diện các lý do của việc di cư từ Ba Lan, bằng cách tạo dễ dàng cho những người muốn trở về. Đồng thời cũng cần sẵn sàng tiếp đón những người chạy trốn chiến tranh và đói khổ: tình liên đới đối với những người bị tước đoạt các quyền căn bản, trong đó có quyền tuyên xưng đức tin trong tự do và an ninh. Đồng thời cũng phải khuyến khích các sự cộng tác và cùng hoạt động trên bình diện quốc tế, hầu tìm ra các giải pháp cho các xung khắc và chiến tranh bắt buộc biết bao nhiêu người rời bỏ nhà cửa và quê hương của họ. Như vậy, đây là việc làm những gì có thể để xoa dịu các khổ đau của họ, không mệt mỏi hoạt động với trí thông minh và sự liên tục cho công lý và hoà bình, bằng cách làm chứng cho các giá trị nhân bản và Kitô bằng việc làm.
Dưới ánh sáng lịch sử ngàn năm của nó, tôi kêu mời quốc gia Ba Lan nhìn về tương lai và các vấn để phải đương đầu với niềm hy vọng. Thái độ như thế tạo dễ dàng cho một bầu khí tôn trọng giữa tất cả mọi thành phần xã hội, và một đối chiếu xây dựng giữa các lập trường khác nhau. Ngoài ra, nó tạo các điều kiện tốt hơn cho sự trưởng thành dân sự, kinh tế và cả dân số nữa, dưỡng nuôi sự tin tưởng cống hiến một cuộc sống tốt cho con cái mình. Thật thế, họ không chỉ phải đương đầu với các vấn đề, mà cũng được hưởng các vẻ đẹp của thiên nhiên nữa, là thiện ích mà chúng ta phải biết thực hiện và phổ biến, niềm hy vọng mà chúng ta biết trao ban cho họ. Chính các đường lối chính trị xã hội thăng tiến gia đình là tế bào nòng cốt của xã hội, yểm trợ các gia đình yếu kém và nghèo túng nhất, nâng đỡ chúng trong việc tiếp nhận sự sống có trách nhiệm, sẽ hữu hiệu hơn nữa trong cách thế này. Sự sống luôn luôn cần được tiếp nhận và bảo vệ: cả hai tiếp nhận và bảo vệ – từ lúc thụ thai cho tới lúc chết tự nhiên, và chúng ta tất cả đều được mời gọi tôn trọng nó và lo lắng cho nó. Đàng khác, chính Nhà nước, Giáo Hội và xã hội có bổn phận đồng hành và trợ giúp bất cứ ai sống trong các hoàn cảnh khó khăn trầm trọng, để một người con không bao giờ phải cảm thấy mình là một gánh nặng, nhưng như là một món qua, và để các người yếu đuối và nghèo túng nhất không bị bỏ rơi.
Kính thưa Tổng thống, Quốc gia Ba Lan có thể tin tưởng nơi sự cộng tác của Giáo hội Công giáo như trong suốt lịch sử dài của mình, để dưới ánh sáng của các nguyên tắc Kitô linh hứng nó và đã rèn luyện nên lịch sử và căn tính của Ba Lan, trong các điều kiện lịch sử, nó biết tiến triển trên con đường của mình, trung thành với các truyền thống tốt đẹp nhất và tràn đầy tin tưởng và hy vọng cả trong những lúc khó khăn nhất.
Trong khi tái bày tỏ lòng biết ơn của tôi, tôi xin cầu chúc Tổng thống và từng người trong quý vị hiện diện một việc phục vụ công ích thanh thản và phong phú.
Xin Đức Bà Czétochowa ban phúc lành và che chở Ba Lan.
** Sau khi gặp các giới chức chính trị xã hội và ngoại giao đoàn, Tổng thống đã cùng ĐTC lên tầng hai để đàm đạo riêng. Trong cùng lúc đó ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh, gặp gỡ Thủ tướng Ba Lan là bà Beata Maria Szydlo, với sự hiện diện của Đức TGM Phụ tá Quốc vụ khanh, Đức Sứ thần Toà Thánh và hai giới chức khác của chính quyền.
Tiếp đến, Tổng thống giới thiệu với ĐTC gia đình ông rồi tháp tùng ngài qua phòng bên cạnh để trao đổi quà tặng. Tổng thống Andrzej Duda sinh năm 1972, tốt nghiệp Tiến sĩ Luật tại Đại học Jagellonica năm 1996, thuộc Đảng Bảo thủ và Cải cách Âu châu Quyền và Công lý. Ông đã là thủ tướng dưới thời Tổng thống Lech Kaczynski. Năm 2010, ông là cố vấn thành phố Cracovia, năm 2011 được bầu làm dân biểu quốc hội và năm 2014 trở thành dân biểu Âu châu cho tới khi được bầu làm tổng thống năm 2015 với nhiệm kỳ 5 năm. Ông có vợ là bà Agata Kornhauser và con gái là Kinga.
Tổng thống tặng ĐTC mề đai kỷ niệm chuyến viếng thăm có hình Đức Bà Jasna Gora và huy hiệu Ngày Quốc tế Giới trẻ. ĐTC tặng tổng thống mề đai kỷ niệm chuyến công du Ba Lan.
Tổng thống và Phu nhân đã từ giã ĐTC gần cổng chính của dinh. Tiếp đến, xe chở ĐTC đến Nhà thờ Chính toà cách đó 100 mét để ngài gặp gỡ các Giám mục Ba Lan.
Lúc 13 giờ trưa giờ Roma, ĐTC đã rời nhà trọ Santa Marta để đi xe ra phi trường Fiumicino lấy máy bay đi Cracovia. Như thói quen, chiều thứ ba trước đó, ĐTC đã đến Đền thờ Đức Bà Cả để cầu nguyện trước ảnh Đức Bà là sự cứu rỗi của dân Roma, để phó thác chuyến tông du cho sự chở che của Đức Mẹ. Ngài cũng cầu nguyện trước thi hài Thánh Gioan Phaolô II.
Tiễn chân ĐTC tại phi trường có ĐC Gino Reali, GM Porto-Santa Rufina, bao gồm cả phi trường Fiumicino.
Máy bay đã cất cánh lúc 14 giờ và tới phi trường Gioan Phaolô II Balice (Balítse) sau 2 giờ bay vượt đoạn đường dài 1.100 cây số. Khi bay ngang qua không phận các nước Italia, Croazia, Slovenia, Áo, Slovacchia, ĐTC đã gửi điện tín chào thăm các vị quốc trưởng và cầu chúc an bình thịnh vượng cho nhân dân các nước này.
Ba Lan rộng hơn 323.000 cây số vuông, giáp giới với biển Baltic, Nga, Lituania, Bielorussia, Ucraina, Slovacchia, Cộng hoà Tcheques và Đức, có hơn 37 triệu dân, trong đó có 97,68% theo Công giáo. Từ năm 1947, Ba Lan thuộc khối cộng sản Varsava. Năm 1987, dưới sức đẩy của công đoàn liên đới Solidarnos, Ba Lan tiến tới nền dân chủ và đảng đối lập thắng lớn trong các cuộc bầu cử bán tự do ngày mồng 4 và 18 tháng 6 năm 1989. Từ đó đến nay, các chính quyền liên minh trung hữu và trung tả thay đổi nhau cai trị nước này. Năm 2004, Ba Lan là quốc gia thành viên của Liên hiệp Âu châu.
Giáo hội Công giáo đâm rễ rất sâu trên đất Ba Lan và nắm giữ vai trò nòng cốt trong cuộc sống xã hội, khiến cho Ba Lan là trường hợp duy nhất ở Đông Âu cũng như trong toàn Âu châu. Sức sinh động ấy đuợc biểu lộ trong thời cộng sản, khi nhà nước thăng tiến chủ thuyết vô thần, và Giáo Hội tự khẳng định như một trong các cơ cấu tự vệ của xã hội dân sự chống lại sự đàn áp của chính quyền cộng sản vô thần. Các làn sóng đàn áp của nhà nước chẳng những đã không làm cho Giáo Hội suy yếu, mà lại củng cố Giáo Hội tới độ nhà nước phải chấp nhận giàn xếp với Giáo Hội, cho phép một thực tại nhị nguyên duy nhất trong toàn khối cộng sản Liên Xô.
** Hiện nay, Giáo Hội có 45 giáo phận với 10.379 giáo xứ và 786 trung tâm mục vụ. Nhân lực của Giáo Hội gồm 156 giám mục, 23.656 linh mục giáo phận, hơn 7.000 linh mục dòng, tổng cộng là 30.661 vị, 38 phó tế vĩnh viễn, 1.015 tu huynh, 20.159 nữ tu, hơn 1.075 thành viên các tu hội đời, 14.154 giáo lý viên, 3.388 dại chủng sinh. Giáo Hội điều khiển 1.425 cơ sở giáo dục và 5.319 trung tâm bác ái xã hội.
Trong 25 năm qua, từ khi chế độ cộng sản sụp đổ cho tới nay, Giáo Hội vẫn tiếp tục có uy tín rất lớn trong xã hội Ba Lan. Nền dân chủ đã mở ra các cơ may mới, nhưng cũng bao gồm các thách đố mục vụ lớn. Nó đã cho phép Giáo Hội có được các không gian và sự tự do hoạt động trong các lĩnh vực xã hội như giáo dục, bác ái xã hội và lên tiếng trong cuộc sống công cộng phù hợp với nguyên tắc “tự trị độc lập” và “tách biệt thân hữu”, được chấp thuận trong Thoả hiệp mới ký kết với Toà Thánh năm 1993 và trong Hiến pháp năm 1997. Ngoài gốc rễ Công giáo sâu đậm khiến cho Ba Lan là quốc gia duy nhất toàn Âu châu có đông tín hữu thực hành đạo nhất với 91% tổng số dân tuyên bố tin vào Thiên Chúa, và 2,9% tuyên bố mình vô thần. 48% tín hữu thường xuyên đến nhà thờ và 39% tham dự thánh lễ Chúa Nhật. Trong các năm 1991-2010, số tín hữu sống đạo sâu đậm gia tăng tử 10 lên 20 %. Tín hữu Ba Lan rất có lòng sùng kính Đức Mẹ. Hằng năm có 7 triệu người hành hương đến các đền thánh Đức Mẹ đặc biệt có 4,5 triệu người hành hương Đền thánh Đức Bà Jasna Gora, và 2,5 triệu hành hương Đền thánh Lòng Thương Xót Chúa Lagiewniki. Lòng đạo đức khiến cho số ơn gọi linh mục tu sĩ tại Ba Lan cao nhất Âu châu. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng dân số khiến cho số chủng sinh giáo phận giảm sút trong hai thập niên qua, từ 5.436 còn 2.959 tức giảm 45%, trong khi số nam tu sĩ giảm từ 2.636 xuống 882, tức giảm 67%. Tuy phong trào tục hoá tại Ba Lan không mạnh như tại các quốc gia Âu châu khác, nhưng cũng là một thách đố đối với giới trẻ, bị ảnh hưởng bởi một thái độ sống không phân định, chạy theo các mốt văn hoá thời thượng tiêu cực thịnh hành ở Tây phương. Vì thế Giáo Hội rất chú ý tới mục vụ và việc giáo dục giới trẻ sống đức tin. Ngoài ra, Giáo Hội cũng dấn thân trong nỗ lực hoà giải các dân tộc Trung Âu và Đông Âu, chữa lành các vết thương lịch sử, đối thoại đại kết và liên tôn.
** Balice cách thành phố Cracovia 11 cây số, cho tới năm 1968 đã là căn cứ quân sự, sau đó trở thành phi trường dân sự và năm 1995 mang tên Đức Gioan Phaolô II, nguyên Tổng Giám mục Cracovia từ năm 1963 tới 1978.
Đón tiếp ĐTC tại phi trường có Đức TGM Celestino Migliore, Sứ thần Toà Thánh tại Ba Lan, Tổng thống Ba Lan, ông Andreij Duda, và phu nhân, ĐHY Stanislaw Dziwicz, TGM Cracovia, và vài giới chức chính quyền. Ngoài ra cũng có ĐC Stanislaw Gadecki, TGM Posnan, Chủ tịch HĐGM Ba Lan, ĐHY Stanislaw Rylko, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Giáo dân, ĐHY Kazimie Nycz, TGM Varsava, ĐC Joseph Clemens Thư ký Hội đồng, hai Đức ông Grzegorz Mizinski và Damian Andreij Muskus, phối hợp viên Ngày Quốc tế Giới trẻ và một nhóm tín hữu. Hai em bé đã tặng hoa cho ĐTC.
Lễ nghi tiếp đón đã rất đơn sơ, sau khi ban nhạc cử quốc thiều Vatican và quốc thiều Ba Lan, ĐTC và Tổng thống duyệt qua hàng chào danh dự, rồi giới thiệu phái đoàn hai bên. Tiếp đến, Tổng thống và Phu nhân đã tháp tùng ĐTC ra xe để đến Lâu đài Wawel, nơi diễn ra cuộc gặp gỡ với các giới chức chính trị, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn.
Cracovia là thủ đô cũ của Ba Lan, có hơn 762.000 dân, nằm bên bờ sông Vistola, trên độ cao 220 mét, và là thành phố nổi tiếng nhất Ba Lan, hằng năm có hơn 9 triệu du khách thăm viếng. Năm tới đây thành phố kỷ niệm 760 năm nhận được các quyền thành phố. Cracovia nằm trên hai con lộ thương mại rất cổ xưa: đó là con lộ Biển Đen đi ngang qua vùng Slesia và dẫn về hướng Tây, và con lộ chạy qua Cửa Morava nối liền miền nam Âu châu với vùng Baltic. Các tài liệu viết đầu tiên liên quan tới thành phố có từ thế kỷ thứ X, khi Cracovia thuộc quận chúa Moravia cho tới năm 990. Nhưng Kitô giáo đã được biết tới từ lâu trước thời điểm chính xác là năm 966 kỷ niệm ngày Ba Lan được rửa tội. Từ năm 1038, Cracovia là thủ đô vương quốc dưới triều đại nhà Piast. Vào thế kỷ XII, có các cộng đoàn Do Thái sinh sống trong khu phố Kazimierz. Bị người Tartari tàn phá năm 1241-1242, Cracovia hồi sinh mau chóng nhờ cư dân gốc Đức. Từ năm 1291, Cracovia rơi vào ách thống trị của Tiệp. Năm 1320, Wladislaw Lokietek được phong vương trong Nhà thờ Chính toà Wawel và các vua Ba Lan đều được phong vương tại đây cho tới hết thời quân chủ năm 1795. Được nới rộng và có thêm nhiều lâu đài dinh thự Cracovia trở thành một trong các trung tâm văn hoá nổi tiếng Âu châu. Vào thế kỷ XVI, chỉ riêng tại Cracovia đã có 9 nhà in trên tổng số 24 nhà in trong toàn nước Ba Lan. Đại học Cracovia thu hút nhiều giáo sư và sinh viên nổi tiếng, trong đó có Nicolò Copernico. Triều đình nhà Jaghelloni tiếp đón các nghệ sĩ và thi sĩ nhiều nước khác nhau. Việc triều đình rời về Cracovia sau khi Lâu đài Wawel bị hoả hoạn năm 1596, rồi lại trở về Varsava năm 1611 khiến cho thành phố xuống dốc. Sau đó, thành phố bị người Thuỵ Điển tàn phá, Ba Lan bị phân chia, và năm 1846 bị giao cho Áo cai trị, và chỉ vào năm 1918 mới lại thuộc Ba Lan. Trong thế kỷ XIX, Cracovia trở thành trung tâm văn hoá và nghệ thuật của Ba Lan. Việc khai thác các quặng mỏ vùng Slesia tạo ra làn sóng di cư khiến cho Cracovia có tới 100.000 dân.
** Tháng 9 năm 1939, Đức Quốc xã đã đầy 184 giáo sư Đại học Jaghellonica và 68.000 người Do Thái trong Trại Tập trung Sachsenhausen và 3 trại tập trung trong thành phố, khiến cho 20.000 người Ba Lan không Do Thái và 34 linh mục địa phương bị chết. Trong thời bị Đức Quốc xã chiếm đóng, Cracovia đã mất đi rất nhiều tác phẩm nghệ thuật. Việc can thiệp của đạo bình Liên Xô đã cứu các dinh thự của thành phố khỏi bị tàn phá. Cracovia phát triển mạnh với việc xây cất thành phố Nova Huta gồm nhiều nhà máy kỹ nghệ, đặc biệt là hoá học, kim khí, thực phẩm và quần áo. Ngoài Lâu đài Wawel, Cracovia có rất nhiều nhà thờ, dinh thự cổ kính và hội đường Do Thái thuộc nhiều thời đại khác nhau từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX. Ngoài Đại học Cracovia còn có 14 đại học khác với 85.000 sinh viên và 12 đại chủng viện, một thuộc giáo phận và 11 thuộc các dòng tu. Cracovia cũng có tới 30 viện bảo tàng và Vườn bách thảo cổ xưa nhất Âu châu. Năm 1978, các dinh thự Cracovia và mỏ muối Wieliczka đã được Liên Hiệp Quốc tuyên bố là di sản của thế giới. Cracovia cũng đã là thành phố của nhiều cuộc tranh tài thể thao thể dục. Đức Gioan Phaolô II đã viếng thăm Cracovia 5 lần. ĐTC Bênêđictô XVI cũng đã viếng thăm thành phố năm 2006 và chủ sự thánh lễ tại Blonia vói sự tham dự của 1 triệu người.
Tổng Giáo phận Cracovia có hơn 1,6 triệu dân, 97% theo Công giáo. Giáo phận có 447 giáo xứ, 15 nhà thờ 1.174 linh mục giáo phận và 970 linh mục dòng, 1.556 tu sĩ, 2.550 nữ tu khấn, 110 đại chủng sinh, 121 cơ sở giáo dục và 143 trung tâm bác ái. Giáo phận Cracovia được thành lập năm 1000, và có nhiều người con nổi tiếng như Thánh Stanislaw và Thánh Gioan Phaolô II. Từ thế kỷ XI Cracovia là thủ đô của Ba Lan.
Từ phi trường, ĐTC đã đi xe vào thành phố để đến Lâu đài Wawel gặp gỡ giới chức chính trị, dân sự và ngoại giao đoàn.
** Lâu đài Wawel có nghĩa là “ngọn đồi”, là một quần thể kiến trúc gồm lâu đài nhà vua, nhà thờ chính toà, toà giám quản, các khu vực của những người giúp việc. Đây là nơi ở của các vua Ba Lan trong 5 thế kỷ từ 1038 tới 1596 khi dời thủ đô về Varsava. Lâu đài Wawel là một trong những thí dụ kiến trúc của thời phục hưng Âu châu với các yếu tố roman và gotic. Tại lâu đài cũng có tháp Sigismundo với Zygmunt là quả chuông to nhất Ba Lan được gióng lên trong các dịp lễ lớn.
Buổi gặp gỡ các giới chức chính trị, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn đã diễn ra lúc 17 giờ. Tổng thống và Phu nhân đã tiếp đón ĐTC trong sân danh dự của phủ tổng thống nơi diễn ra cuộc gặp gỡ với sự hiện diện của khoảng 800 người.
Ngỏ lời chào hàng lãnh đạo chính trị, ngoại giao đoàn và giới chức xã hội dân sự, trong đó có các viện trưởng đại học, ĐTC nói:
Đây là lần đầu tiên tôi viếng thăm Trung và Đông Âu châu, và tôi vui sướng bắt đầu từ Ba Lan, là quốc gia có trong các con cái mình Thánh Gioan Phaolô II, người đã đề xướng và thăng tiến Ngày Quốc tế Giới trẻ. Đức Gioan Phaolô II thích nói tới một Âu châu thở bằng hai lá phổi của mình: giấc mộng về một nền nhân bản Âu châu mới được linh hoạt bởi hơi thở linh hứng sáng tạo và hài hoà của hai lá phổi và bởi nền văn hoá chung tìm thấy gốc rễ vững vàng nhất của nó trong Kitô giáo.
Ký ức là nét đặc thù của dân tộc Ba Lan. Tôi đã luôn luôn bị đánh động bởi ý thức sinh động về lịch sử của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Khi nói về các dân tộc, ngài đã luôn luôn khởi hành từ lịch sử của chúng để nêu bật các kho tàng nhân bản và tinh thần. Ý thức về căn cước, tự do khỏi các mặc cảm tự tôn, là điều cần thiết để xây dựng một cộng đoàn quốc gia trên nền tảng gia tài nhân bản, xã hội, chính trị, kinh tế và tôn giáo, để linh hứng xã hội và văn hoá, duy trì chúng trung thành với truyền thống, đồng thời rộng mở cho việc canh tân và cho tương lai. Chính trong viễn tượng đó mà quý vị đã cử hành 1050 năm Ba Lan lãnh nhận đức tin. Chắc chắn nó đã là một thời điểm mạnh mẽ của sự hiệp nhất quốc gia, củng cố con đường vững chắc giúp đạt công ích của toàn dân Ba Lan.
Cả việc cộng tác trong lĩnh vực quốc tế và việc tôn trọng nhau cũng làm trưởng thành lương tâm và việc tôn trọng căn tính riêng và tôn trọng căn tính của người khác. Không thể có đối thoại, nếu mỗi người không khởi hành từ căn tính riêng của mình. Tuy nhiên, trong cuộc sống cá nhân cũng như cuộc sống cộng đoàn xã hội có hai loại ký ức tốt và xấu, tích cực và tiêu cực. Ký ức tốt là ký ức, mà Thánh Kinh chỉ cho thấy trong Thánh thi Magnificat, bài ca của Mẹ Maria chúc tụng Thiên Chúa và công trình cứu độ của Ngài. Ký ức xấu trái lại là ký ức hướng cái nhìn của tâm trí tới sự dữ, trước hết sự là dữ do người khác sa phạm. Nhìn vào lịch sử mới đây của quý vị tôi cảm tạ Thiên Chúa, vì quý vị đã biết để cho ký ức tích cực thắng thế: chẳng hạn khi cử hành 50 năm tha thứ cho nhau giữa hai HĐGM Ba Lan và Đức, sau Đệ nhị Thế chiến. Sáng kiến này ban đầu liên luỵ tới hai cộng đoàn giáo hội, nhưng cũng đã tháp nhập một tiến trình xã hội, chính trị, văn hoá và tôn giáo không thể quay trở lại đàng sau làm thay đổi lịch sử tương giao giữa hai dân tộc. Về việc hoà giải này, chúng ta cũng nhớ tới Tuyên ngôn chung giữa Giáo hội Công giáo Ba Lan và Giáo hội Chính thống Nga, một hành động đã khơi dậy một tiến trình xích lại gần nhau và tình huynh đệ không chỉ giữa hai Giáo Hội, nhưng cả giữa hai dân tộc nữa.
Như thế, quốc gia Ba Lan cao quý cho thấy có thể làm lớn lên ký ức tốt và bỏ rơi ký ức xấu như thế nào. Để được như vậy cần phải có một niềm hy vọng vững vàng và lòng tin tưởng nơi Đấng hướng dẫn số phận của các dân tộc, mở ra các cánh cửa khép kín, biến đổi các khó khăn thành các cơ may, và tạo ra các khung cảnh mới, ở nơi xem ra không thể có được. Lịch sử Ba Lan chứng minh cho điều đó: sau các bão táp và tối tăm dân tộc của quý vị, được tái lập trong phẩm giá của nó, đã có thể hát lên như người Do Thái từ Babilonia trở về: “Ta tưởng mình như giữa giấc mơ, vang vang ngoài miệng câu cười nói, rộn rã trên môi khúc nhạc mừng.” (Tv 126,1-2). Ý thức về con đường đã đi qua và niềm vui đối với các mục đích đã đạt được trao ban sức mạnh và sự thanh thản giúp đương đầu với các thách đố của thời điểm, nó đòi hỏi can đảm của sự thật và một dấn thân luân lý đạo đức liên tục, để cho các tiến trình quyết định và hành động cũng như các tương quan nhân bản luôn luôn tôn trọng phẩm giá con người. Mọi hoạt động đều được lôi cuốn: kể cả kinh tế, tương quan với môi sinh và chính kiểu giải quyết hiện tượng di cư.
Tiếp tục bài phát biểu, ĐTC nói: Vấn đề di cư đòi hỏi một bổ sung của sự khôn ngoan và lòng thương xót, để thắng vượt các sợ hãi và thực hiện thiện ích lớn hơn.
ĐTC khẳng định:
Cần nhận diện các lý do của việc di cư từ Ba Lan, bằng cách tạo dễ dàng cho những người muốn trở về. Đồng thời cũng cần sẵn sàng tiếp đón những người chạy trốn chiến tranh và đói khổ: tình liên đới đối với những người bị tước đoạt các quyền căn bản, trong đó có quyền tuyên xưng đức tin trong tự do và an ninh. Đồng thời cũng phải khuyến khích các sự cộng tác và cùng hoạt động trên bình diện quốc tế, hầu tìm ra các giải pháp cho các xung khắc và chiến tranh bắt buộc biết bao nhiêu người rời bỏ nhà cửa và quê hương của họ. Như vậy, đây là việc làm những gì có thể để xoa dịu các khổ đau của họ, không mệt mỏi hoạt động với trí thông minh và sự liên tục cho công lý và hoà bình, bằng cách làm chứng cho các giá trị nhân bản và Kitô bằng việc làm.
Dưới ánh sáng lịch sử ngàn năm của nó, tôi kêu mời quốc gia Ba Lan nhìn về tương lai và các vấn để phải đương đầu với niềm hy vọng. Thái độ như thế tạo dễ dàng cho một bầu khí tôn trọng giữa tất cả mọi thành phần xã hội, và một đối chiếu xây dựng giữa các lập trường khác nhau. Ngoài ra, nó tạo các điều kiện tốt hơn cho sự trưởng thành dân sự, kinh tế và cả dân số nữa, dưỡng nuôi sự tin tưởng cống hiến một cuộc sống tốt cho con cái mình. Thật thế, họ không chỉ phải đương đầu với các vấn đề, mà cũng được hưởng các vẻ đẹp của thiên nhiên nữa, là thiện ích mà chúng ta phải biết thực hiện và phổ biến, niềm hy vọng mà chúng ta biết trao ban cho họ. Chính các đường lối chính trị xã hội thăng tiến gia đình là tế bào nòng cốt của xã hội, yểm trợ các gia đình yếu kém và nghèo túng nhất, nâng đỡ chúng trong việc tiếp nhận sự sống có trách nhiệm, sẽ hữu hiệu hơn nữa trong cách thế này. Sự sống luôn luôn cần được tiếp nhận và bảo vệ: cả hai tiếp nhận và bảo vệ – từ lúc thụ thai cho tới lúc chết tự nhiên, và chúng ta tất cả đều được mời gọi tôn trọng nó và lo lắng cho nó. Đàng khác, chính Nhà nước, Giáo Hội và xã hội có bổn phận đồng hành và trợ giúp bất cứ ai sống trong các hoàn cảnh khó khăn trầm trọng, để một người con không bao giờ phải cảm thấy mình là một gánh nặng, nhưng như là một món qua, và để các người yếu đuối và nghèo túng nhất không bị bỏ rơi.
Kính thưa Tổng thống, Quốc gia Ba Lan có thể tin tưởng nơi sự cộng tác của Giáo hội Công giáo như trong suốt lịch sử dài của mình, để dưới ánh sáng của các nguyên tắc Kitô linh hứng nó và đã rèn luyện nên lịch sử và căn tính của Ba Lan, trong các điều kiện lịch sử, nó biết tiến triển trên con đường của mình, trung thành với các truyền thống tốt đẹp nhất và tràn đầy tin tưởng và hy vọng cả trong những lúc khó khăn nhất.
Trong khi tái bày tỏ lòng biết ơn của tôi, tôi xin cầu chúc Tổng thống và từng người trong quý vị hiện diện một việc phục vụ công ích thanh thản và phong phú.
Xin Đức Bà Czétochowa ban phúc lành và che chở Ba Lan.
** Sau khi gặp các giới chức chính trị xã hội và ngoại giao đoàn, Tổng thống đã cùng ĐTC lên tầng hai để đàm đạo riêng. Trong cùng lúc đó ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh, gặp gỡ Thủ tướng Ba Lan là bà Beata Maria Szydlo, với sự hiện diện của Đức TGM Phụ tá Quốc vụ khanh, Đức Sứ thần Toà Thánh và hai giới chức khác của chính quyền.
Tiếp đến, Tổng thống giới thiệu với ĐTC gia đình ông rồi tháp tùng ngài qua phòng bên cạnh để trao đổi quà tặng. Tổng thống Andrzej Duda sinh năm 1972, tốt nghiệp Tiến sĩ Luật tại Đại học Jagellonica năm 1996, thuộc Đảng Bảo thủ và Cải cách Âu châu Quyền và Công lý. Ông đã là thủ tướng dưới thời Tổng thống Lech Kaczynski. Năm 2010, ông là cố vấn thành phố Cracovia, năm 2011 được bầu làm dân biểu quốc hội và năm 2014 trở thành dân biểu Âu châu cho tới khi được bầu làm tổng thống năm 2015 với nhiệm kỳ 5 năm. Ông có vợ là bà Agata Kornhauser và con gái là Kinga.
Tổng thống tặng ĐTC mề đai kỷ niệm chuyến viếng thăm có hình Đức Bà Jasna Gora và huy hiệu Ngày Quốc tế Giới trẻ. ĐTC tặng tổng thống mề đai kỷ niệm chuyến công du Ba Lan.
Tổng thống và Phu nhân đã từ giã ĐTC gần cổng chính của dinh. Tiếp đến, xe chở ĐTC đến Nhà thờ Chính toà cách đó 100 mét để ngài gặp gỡ các Giám mục Ba Lan.
** Nhà thờ Chính toà kính hai Thánh Stanislao và Venceslao toạ lạc cạnh Lâu đài Hoàng gia đã được xây ít lâu sau khi giáo phận được thành lập hồi năm 1000. Hình thù hiện nay có từ năm 1364. Đây cũng là đền thánh quốc gia nơi các vua Ba Lan được đội triều thiên trong lễ nghi phong vương. Các vua đặt các kỷ vật chiến thắng gần mộ Thánh Stanislao được thừa nhận như bàn thờ tổ quốc.
Phần chính giữa nhà thờ là bàn thờ tuyên xưng đức tin kiểu baroc của Thánh Stanislao tử đạo năm 1079, có cất giữ thi hài của ngài. Trong nhà nguyện các vua Waza có mộ của ĐGM Giovanni Prandola qua đời trong hương thơm thánh thiện năm 1266. Trên bàn thờ nhà nguyện của ĐGM Pietro Tomicki có một hòm bằng bạc đựng thánh tích của Chân phước Vincenzo Kadlubek, qua đời năm 1223. Bên cạnh nhà mặc áo có cây Thánh giá thuộc hậu bán thế kỷ XIII. Theo truyền thống, từ Thánh giá này Chúa Giêsu đã nói chuyện với thánh hoàng hậu Edvige, qua đời năm 1399, có mộ bên dưới Thánh giá. Hôn nhân của thánh nữ với ông hoàng Lituani đã khiến cho Lituania theo Kitô giáo. Thánh Edvige khi còn sống đã săn sóc người nghèo và các bệnh nhân và thành lập nhiều nhà thương. Thánh nữ cũng giữ gìn tu sửa các nhà thờ và rất sùng mộ Chúa Giêsu Thánh Thể. Trong di chúc thánh nữ để lại tất cả nữ trang của mình cho việc xây cất Đại học Cracovia năm 1400. Thánh nữ được phong chân phước và được Đức Gioan Phaolô II tôn phong hiển thánh.
Trong Nhà thờ Chính toà này cũng có mộ của nhiều thánh, các vua, các tướng lãnh và thi sĩ.
Cuộc gặp gỡ đã diễn ra lúc 6 giờ 30 chiều. ĐHY TGM Cracovia và cha sở Nhà thờ Chính toà đã đón tiếp ĐTC bên cửa hông và giới thiệu Kinh sĩ đoàn. ĐTC dừng lại thinh lặng cầu nguyện trước mộ Thánh Stanislaw nơi cũng cất giữ thánh tích của Thánh Gioan Phaolô II, rồi vào nhà nguyện đàng sau Bàn thờ chính để viếng Thánh Thể. ĐHY Stanislao Dziwicz, TGM Cracovia, và ĐC Stanislao Gadecki, TGM Poznan, Chủ tịch HĐGM Ba Lan, đã nhân danh 130 Giám mục hiện diện ngỏ lời chào mừng ĐTC. ĐTC đã nói chuyện thân mật với các Giám mục.
** ĐTC đã tặng Nhà thờ Chính toà một chén thánh. Sau đó ngài đã chào từng hồng y, tổng giám mục và giám mục rồi chụp hình lưu niệm với các vị.
Sau khi từ giã các Giám mục lúc 7 giờ 30 chiều, ĐTC đã đi xe về Toà Tổng Giám mục Cracovia. Dinh thự này được xây cất hồi thế kỷ XVI và được tái thiết trong các thế kỷ sau đó. Chính tại đây Đức Gioan Phaolô II đã theo các lớp học của đại chủng viện bí mật và đã sống cùng các chủng sinh khác trong thời Đệ nhị Thế chiến, được thụ phong linh mục và làm TGM giữa các năm 1963-1978. Trong các lần thăm viếng Ba Lan, ngài vẫn ở trong căn phòng cũ và ban chiều nhiều lần đã ra cửa sổ để nói chuyện với các tín hữu, đặc biệt là giới trẻ tụ tập trước Toà TGM để chào ngài. Cả ĐTC Bênêđictô XVI trong chuyến thăm Ba Lan ngày 26 tháng 5 năm 2006 cũng lấy lại truyền thống này.
Xe chở ĐTC đã tới Toà TGM 15 phút sau đó. Sau bữa tối, ĐTC đã ra bao lơn để chào tín hữu tụ tập trước Toà TGM, đặc biệt là một nhóm các trẻ em khuyết tật và mồ côi, rồi nghỉ đêm kết thúc nửa ngày thứ nhất viếng thăm Ba Lan. ĐTC cũng ngỏ lời chào các bạn trẻ qua video và trả lời thắc mắc của 3 bạn trẻ.
Thứ năm ngày 28-7, ĐTC chỉ có 2 sinh hoạt chính. Ban sáng ngài đi thăm Đền thánh Đức Bà Jasna Gora trong Tổng Giáo phận Czétochowa, cách Cracovia 100 cây số, và dâng thánh lễ cho tín hữu. Ban chiều ngài trở về Cracovia và đến Blonia (đọc là Buonie) để gặp gỡ các bạn trẻ tham dự Ngày Quốc tế Giới trẻ tại Công viên Jordan.
Phần chính giữa nhà thờ là bàn thờ tuyên xưng đức tin kiểu baroc của Thánh Stanislao tử đạo năm 1079, có cất giữ thi hài của ngài. Trong nhà nguyện các vua Waza có mộ của ĐGM Giovanni Prandola qua đời trong hương thơm thánh thiện năm 1266. Trên bàn thờ nhà nguyện của ĐGM Pietro Tomicki có một hòm bằng bạc đựng thánh tích của Chân phước Vincenzo Kadlubek, qua đời năm 1223. Bên cạnh nhà mặc áo có cây Thánh giá thuộc hậu bán thế kỷ XIII. Theo truyền thống, từ Thánh giá này Chúa Giêsu đã nói chuyện với thánh hoàng hậu Edvige, qua đời năm 1399, có mộ bên dưới Thánh giá. Hôn nhân của thánh nữ với ông hoàng Lituani đã khiến cho Lituania theo Kitô giáo. Thánh Edvige khi còn sống đã săn sóc người nghèo và các bệnh nhân và thành lập nhiều nhà thương. Thánh nữ cũng giữ gìn tu sửa các nhà thờ và rất sùng mộ Chúa Giêsu Thánh Thể. Trong di chúc thánh nữ để lại tất cả nữ trang của mình cho việc xây cất Đại học Cracovia năm 1400. Thánh nữ được phong chân phước và được Đức Gioan Phaolô II tôn phong hiển thánh.
Trong Nhà thờ Chính toà này cũng có mộ của nhiều thánh, các vua, các tướng lãnh và thi sĩ.
Cuộc gặp gỡ đã diễn ra lúc 6 giờ 30 chiều. ĐHY TGM Cracovia và cha sở Nhà thờ Chính toà đã đón tiếp ĐTC bên cửa hông và giới thiệu Kinh sĩ đoàn. ĐTC dừng lại thinh lặng cầu nguyện trước mộ Thánh Stanislaw nơi cũng cất giữ thánh tích của Thánh Gioan Phaolô II, rồi vào nhà nguyện đàng sau Bàn thờ chính để viếng Thánh Thể. ĐHY Stanislao Dziwicz, TGM Cracovia, và ĐC Stanislao Gadecki, TGM Poznan, Chủ tịch HĐGM Ba Lan, đã nhân danh 130 Giám mục hiện diện ngỏ lời chào mừng ĐTC. ĐTC đã nói chuyện thân mật với các Giám mục.
** ĐTC đã tặng Nhà thờ Chính toà một chén thánh. Sau đó ngài đã chào từng hồng y, tổng giám mục và giám mục rồi chụp hình lưu niệm với các vị.
Sau khi từ giã các Giám mục lúc 7 giờ 30 chiều, ĐTC đã đi xe về Toà Tổng Giám mục Cracovia. Dinh thự này được xây cất hồi thế kỷ XVI và được tái thiết trong các thế kỷ sau đó. Chính tại đây Đức Gioan Phaolô II đã theo các lớp học của đại chủng viện bí mật và đã sống cùng các chủng sinh khác trong thời Đệ nhị Thế chiến, được thụ phong linh mục và làm TGM giữa các năm 1963-1978. Trong các lần thăm viếng Ba Lan, ngài vẫn ở trong căn phòng cũ và ban chiều nhiều lần đã ra cửa sổ để nói chuyện với các tín hữu, đặc biệt là giới trẻ tụ tập trước Toà TGM để chào ngài. Cả ĐTC Bênêđictô XVI trong chuyến thăm Ba Lan ngày 26 tháng 5 năm 2006 cũng lấy lại truyền thống này.
Xe chở ĐTC đã tới Toà TGM 15 phút sau đó. Sau bữa tối, ĐTC đã ra bao lơn để chào tín hữu tụ tập trước Toà TGM, đặc biệt là một nhóm các trẻ em khuyết tật và mồ côi, rồi nghỉ đêm kết thúc nửa ngày thứ nhất viếng thăm Ba Lan. ĐTC cũng ngỏ lời chào các bạn trẻ qua video và trả lời thắc mắc của 3 bạn trẻ.
Thứ năm ngày 28-7, ĐTC chỉ có 2 sinh hoạt chính. Ban sáng ngài đi thăm Đền thánh Đức Bà Jasna Gora trong Tổng Giáo phận Czétochowa, cách Cracovia 100 cây số, và dâng thánh lễ cho tín hữu. Ban chiều ngài trở về Cracovia và đến Blonia (đọc là Buonie) để gặp gỡ các bạn trẻ tham dự Ngày Quốc tế Giới trẻ tại Công viên Jordan.
Linh Tiến Khải