Kinh Truyền Tin: Đức Thánh Cha diễn giải về sự cầu nguyện
VATICAN – Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 24-7-2016, ĐTC đã quảng diễn bài Tin Mừng chứa đựng giáo huấn của Chúa Giêsu về sự cầu nguyện… Sau phép lành, ĐTC nhắc đến những biến cố bạo lực gần đây và nói: “Trong những giờ này tâm hồn chúng ta còn bị giao động vì những tin buồn về những hành vi khủng bố và bạo lực đáng lên án, gây đau thương và chết chóc…
Kinh Truyền Tin: Đức Thánh Cha diễn giải về sự cầu nguyện
VATICAN – Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 24-7-2016, ĐTC đã quảng diễn bài Tin Mừng chứa đựng giáo huấn của Chúa Giêsu về sự cầu nguyện.
Trong bài huấn dụ ngắn trước 20.000 tín hữu, trong đó có nhiều bạn trẻ từ các nước đang trên đường đi Ba Lan dự Ngày Quốc tế Giới trẻ ở Cracovia, ĐTC nói:
Tin Mừng hôm nay (Lc 11,1-13) mở đầu với cảnh tượng Chúa Giêsu cầu nguyện một mình, ở một nơi riêng; khi Ngài cầu nguyện xong, các môn đệ hỏi: “Lạy Chúa, xin dạy chúng con cầu nguyện” (c. 1); và Chúa đáp: “Khi các con cầu nguyện, hãy nói: “Lạy Cha…” (c. 2). Lời này là “bí quyết” kinh nguyện của Chúa Giêsu, là chìa khóa mà chính Ngài ban cho chúng ta để chúng ta cũng có thể đi vào quan hệ đối thoại thân mật với Chúa Cha, Đấng đã đồng hành và nâng đỡ trọn cuộc sống của Ngài.
Chúa Giêsu liên kết lời thưa “Lạy Cha” với hai lời cầu “xin cho danh Cha được cả sáng, Nước Cha trị đến” (c. 2). Kinh nguyện của Chúa Giêsu, và vì thế cũng là kinh nguyện của Kitô giáo, trước tiên là dành chỗ cho Thiên Chúa, để cho Chúa biểu lộ sự thánh thiện của Ngài nơi chúng ta và làm cho Nước Chúa trị đến, bắt đầu từ khả thể thực hiện chủ quyền thương yêu của Chúa trong đời sống chúng ta.
Các lời cầu xin khác bổ túc lời nguyện mà Chúa Giêsu dạy chúng ta: Kinh Lạy Cha. 3 lời cầu xin biểu lộ những nhu cầu cơ bản của chúng ta: bánh, ơn tha thứ và sự trợ giúp trong cơn cám dỗ (x. cc. 3-4). Ta không thể sống mà không có bánh, không thể sống nếu không được tha thứ, và không thể sống nếu không có ơn phù trợ của Chúa trong những cơn cám dỗ. Bánh mà Chúa Giêsu dạy chúng ta xin là điều cần thiết, chứ không phải điều thừa thãi; đó là bánh của những người lữ hành, người công chính, một thứ bánh người ta không tích trữ và không được phí phạm, không làm cho bước tiến của chúng ta trở nên nặng nề. Ơn tha thứ, trước tiên là điều chính chúng ta nhận được từ Thiên Chúa: chỉ khi nào ý thức mình là người tội lỗi được tha thứ nhờ lòng từ bi vô biên của Thiên Chúa, chúng ta mới có thể thực thi những cử chỉ cụ thể hoà giải với anh em. Nếu một người không cảm thấy mình là người tội lỗi được tha thứ, thì không bao giờ có thể thực hiện một cử chỉ tha thứ hoặc hoà giải. Chúng ta bắt đầu từ con tim nơi chúng ta cảm thấy mình là người tội lỗi được thứ tha. Lời cầu xin cuối cùng, “xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”, biểu lộ ý thức về thân phận của chúng ta, luôn luôn gặp phải những cạm bẫy của sự ác và hư hỏng. Tất cả chúng ta đều biết thế nào là một sự cám dỗ!
Trong bài huấn dụ ngắn trước 20.000 tín hữu, trong đó có nhiều bạn trẻ từ các nước đang trên đường đi Ba Lan dự Ngày Quốc tế Giới trẻ ở Cracovia, ĐTC nói:
Tin Mừng hôm nay (Lc 11,1-13) mở đầu với cảnh tượng Chúa Giêsu cầu nguyện một mình, ở một nơi riêng; khi Ngài cầu nguyện xong, các môn đệ hỏi: “Lạy Chúa, xin dạy chúng con cầu nguyện” (c. 1); và Chúa đáp: “Khi các con cầu nguyện, hãy nói: “Lạy Cha…” (c. 2). Lời này là “bí quyết” kinh nguyện của Chúa Giêsu, là chìa khóa mà chính Ngài ban cho chúng ta để chúng ta cũng có thể đi vào quan hệ đối thoại thân mật với Chúa Cha, Đấng đã đồng hành và nâng đỡ trọn cuộc sống của Ngài.
Chúa Giêsu liên kết lời thưa “Lạy Cha” với hai lời cầu “xin cho danh Cha được cả sáng, Nước Cha trị đến” (c. 2). Kinh nguyện của Chúa Giêsu, và vì thế cũng là kinh nguyện của Kitô giáo, trước tiên là dành chỗ cho Thiên Chúa, để cho Chúa biểu lộ sự thánh thiện của Ngài nơi chúng ta và làm cho Nước Chúa trị đến, bắt đầu từ khả thể thực hiện chủ quyền thương yêu của Chúa trong đời sống chúng ta.
Các lời cầu xin khác bổ túc lời nguyện mà Chúa Giêsu dạy chúng ta: Kinh Lạy Cha. 3 lời cầu xin biểu lộ những nhu cầu cơ bản của chúng ta: bánh, ơn tha thứ và sự trợ giúp trong cơn cám dỗ (x. cc. 3-4). Ta không thể sống mà không có bánh, không thể sống nếu không được tha thứ, và không thể sống nếu không có ơn phù trợ của Chúa trong những cơn cám dỗ. Bánh mà Chúa Giêsu dạy chúng ta xin là điều cần thiết, chứ không phải điều thừa thãi; đó là bánh của những người lữ hành, người công chính, một thứ bánh người ta không tích trữ và không được phí phạm, không làm cho bước tiến của chúng ta trở nên nặng nề. Ơn tha thứ, trước tiên là điều chính chúng ta nhận được từ Thiên Chúa: chỉ khi nào ý thức mình là người tội lỗi được tha thứ nhờ lòng từ bi vô biên của Thiên Chúa, chúng ta mới có thể thực thi những cử chỉ cụ thể hoà giải với anh em. Nếu một người không cảm thấy mình là người tội lỗi được tha thứ, thì không bao giờ có thể thực hiện một cử chỉ tha thứ hoặc hoà giải. Chúng ta bắt đầu từ con tim nơi chúng ta cảm thấy mình là người tội lỗi được thứ tha. Lời cầu xin cuối cùng, “xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”, biểu lộ ý thức về thân phận của chúng ta, luôn luôn gặp phải những cạm bẫy của sự ác và hư hỏng. Tất cả chúng ta đều biết thế nào là một sự cám dỗ!
ĐTC nói thêm:
Giáo huấn của Chúa Giêsu về việc cầu nguyện tiếp tục với 2 dụ ngôn, qua đó Chúa lấy ví dụ thái độ của một người bạn này đối với người bạn khác và thái độ của một người cha đối với con mình (x. cc. 5-12). Cả hai dụ ngôn muốn dạy chúng ta hãy hoàn toàn tín thác nơi Thiên Chúa là Cha. Chúa biết rõ hơn chúng ta về những gì chúng ta đang cần, nhưng Chúa muốn chúng ta trình bày với Ngài một cách táo bạo và khẩn khoản về những nhu cầu ấy, vì đó là cách thức chúng ta tham gia vào hoạt động cứu độ. Kinh nguyện là dụng cụ làm việc đầu tiên và chính yếu trong tay chúng ta! Nài nỉ với Thiên Chúa không phải để thuyết phục Ngài, nhưng để củng cố niềm tin và sự kiên nhẫn của chúng ta, nghĩa là khả năng cùng Thiên Chúa chiến đấu cho những điều thực sự là quan trọng và cần thiết. Trong kinh nguyện chúng ta có hai: Thiên Chúa và tôi cùng chiến đấu cho những điều quan trọng.
Trong số những điều ấy, có một điều quan trọng mà Chúa Giêsu nói đến trong bài Tin Mừng hôm nay, mà hầu như chúng ta không bao giờ xin, đó là Thánh Linh: “Xin ban cho con Thánh Thần!”. Và Chúa Giêsu nói rõ điều đó: “Nếu các con là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình những điều tốt đẹp, thì Cha các con ở trên trời lại chẳng ban Thánh Thần cho những kẻ xin Ngài sao!” (c. 13). Chúa Thánh Linh! Chúng ta phải cầu xin Chúa Thánh Linh đến trong chúng ta. Nhưng Thánh Linh có ích gì? Thưa Ngài giúp chúng ta sống tốt lành, sống khôn ngoan và yêu thương, thi hành thánh ý Chúa. Trong tuần này, kinh nguyện thật là đẹp dường nào khi mỗi người chúng ta cầu xin Chúa Cha: “Lạy Cha! Xin ban cho con Thánh Thần Chúa!” Mẹ Maria chứng tỏ điều đó qua cuộc sống của Mẹ, hoàn toàn được Thánh Linh của Chúa linh hoạt. Xin Mẹ giúp chúng ta cầu xin Chúa Cha, hiệp với Chúa Giêsu, để sống không phải theo thói thế gian, nhưng theo Tin Mừng, được Thánh Linh hướng dẫn.
Chào thăm
Sau phép lành, ĐTC nhắc đến những biến cố bạo lực gần đây và nói: “Trong những giờ này tâm hồn chúng ta còn bị giao động vì những tin buồn về những hành vi khủng bố và bạo lực đáng lên án, gây đau thương và chết chóc. Tôi nghĩ đến những biến cố thê thảm tại Munich của Đức, và tại Kabul của Afganistan, nơi mà nhiều người vô tội bị thiệt mạng.
Tôi gần gũi với thân nhân của các nạn nhân và những người bị thương. Tôi mời gọi anh chị em hiệp với tôi cầu nguyện, xin Chúa soi sáng cho mọi người những quyết tâm làm điều thiện và sống huynh đệ. Hễ những khó khăn càng có vẻ không thể vượt qua được và những viễn tượng an ninh và hoà bình càng đen tối, thì kinh nguyện của chúng ta càng phải trở nên tha thiết hơn.”
ĐTC cũng nhắc đến sự kiện bao nhiêu người trẻ đang đến Cracovia để tham dự Ngày Quốc tế Giới trẻ lần thứ 31 và chính ngài cũng sẽ đến đó vào thứ tư tới đây, để gặp gỡ các bạn trẻ nam nữ và cùng với họ cử hành Năm Thánh Lòng Thương Xót, nhờ sự chuyển cầu của Thánh Gioan Phaolô II. Ngài xin các tín hữu tháp tùng ngài và các bạn trẻ bằng lời cầu nguyện, và ngay từ bây giờ, ngài chào thăm và cám ơn tất cả những người đang hoạt động để đón tiếp các bạn trẻ hành hương, cùng với nhiều GM, LM, tu sĩ nam nữ và giáo dân.
Ngài nói thêm: “Tôi cũng đặc biệt nghĩ đến rất nhiều bạn trẻ đồng lứa của họ, không thể đích thân hiện diện, nhưng sẽ theo dõi Ngày Quốc tế Giới trẻ qua các phương tiện truyền thông. Tất cả chúng ta sẽ hiệp nhau trong kinh nguyện!”
Trong số những điều ấy, có một điều quan trọng mà Chúa Giêsu nói đến trong bài Tin Mừng hôm nay, mà hầu như chúng ta không bao giờ xin, đó là Thánh Linh: “Xin ban cho con Thánh Thần!”. Và Chúa Giêsu nói rõ điều đó: “Nếu các con là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình những điều tốt đẹp, thì Cha các con ở trên trời lại chẳng ban Thánh Thần cho những kẻ xin Ngài sao!” (c. 13). Chúa Thánh Linh! Chúng ta phải cầu xin Chúa Thánh Linh đến trong chúng ta. Nhưng Thánh Linh có ích gì? Thưa Ngài giúp chúng ta sống tốt lành, sống khôn ngoan và yêu thương, thi hành thánh ý Chúa. Trong tuần này, kinh nguyện thật là đẹp dường nào khi mỗi người chúng ta cầu xin Chúa Cha: “Lạy Cha! Xin ban cho con Thánh Thần Chúa!” Mẹ Maria chứng tỏ điều đó qua cuộc sống của Mẹ, hoàn toàn được Thánh Linh của Chúa linh hoạt. Xin Mẹ giúp chúng ta cầu xin Chúa Cha, hiệp với Chúa Giêsu, để sống không phải theo thói thế gian, nhưng theo Tin Mừng, được Thánh Linh hướng dẫn.
Chào thăm
Sau phép lành, ĐTC nhắc đến những biến cố bạo lực gần đây và nói: “Trong những giờ này tâm hồn chúng ta còn bị giao động vì những tin buồn về những hành vi khủng bố và bạo lực đáng lên án, gây đau thương và chết chóc. Tôi nghĩ đến những biến cố thê thảm tại Munich của Đức, và tại Kabul của Afganistan, nơi mà nhiều người vô tội bị thiệt mạng.
Tôi gần gũi với thân nhân của các nạn nhân và những người bị thương. Tôi mời gọi anh chị em hiệp với tôi cầu nguyện, xin Chúa soi sáng cho mọi người những quyết tâm làm điều thiện và sống huynh đệ. Hễ những khó khăn càng có vẻ không thể vượt qua được và những viễn tượng an ninh và hoà bình càng đen tối, thì kinh nguyện của chúng ta càng phải trở nên tha thiết hơn.”
ĐTC cũng nhắc đến sự kiện bao nhiêu người trẻ đang đến Cracovia để tham dự Ngày Quốc tế Giới trẻ lần thứ 31 và chính ngài cũng sẽ đến đó vào thứ tư tới đây, để gặp gỡ các bạn trẻ nam nữ và cùng với họ cử hành Năm Thánh Lòng Thương Xót, nhờ sự chuyển cầu của Thánh Gioan Phaolô II. Ngài xin các tín hữu tháp tùng ngài và các bạn trẻ bằng lời cầu nguyện, và ngay từ bây giờ, ngài chào thăm và cám ơn tất cả những người đang hoạt động để đón tiếp các bạn trẻ hành hương, cùng với nhiều GM, LM, tu sĩ nam nữ và giáo dân.
Ngài nói thêm: “Tôi cũng đặc biệt nghĩ đến rất nhiều bạn trẻ đồng lứa của họ, không thể đích thân hiện diện, nhưng sẽ theo dõi Ngày Quốc tế Giới trẻ qua các phương tiện truyền thông. Tất cả chúng ta sẽ hiệp nhau trong kinh nguyện!”
G. Trần Đức Anh OP