Cha Gilles Reithinger được bầu làm Bề trên Tổng quyền Hội Thừa sai nước ngoài Paris
Hôm thứ Ba, 12-07, Hội Thừa sai nước ngoài Paris (MEP) đã họp Đại hội và bầu Cha Gilles Reithinger, 44 tuổi, người Alsace, làm Bề trên Tổng quyền của Hội, thay thế Cha Georges Colomb đã được Toà Thánh bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận La Rochelle et Saintes vào ngày 9 tháng 3 trước đó.
Cha Gilles Reithinger được bầu làm Bề trên Tổng quyền Hội Thừa sai nước ngoài Paris
WHĐ (22.07.2016) – Hôm thứ Ba, 12-07, Hội Thừa sai nước ngoài Paris (MEP) đã họp Đại hội và bầu Cha Gilles Reithinger, 44 tuổi, người Alsace, làm Bề trên Tổng quyền của Hội, thay thế Cha Georges Colomb đã được Toà Thánh bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận La Rochelle et Saintes vào ngày 9 tháng 3 trước đó.
Dĩ nhiên, Cha Gilles Reithinger đã “đương nhiên” trở thành Bề trên Tổng quyền vào ngày 09-03, bởi vì với tư cách Tổng Đại diện của Hội Thừa sai nước ngoài Paris (MEP), Cha đã kế vị Cha Georges Colomb ngay từ khi Cha Georges được chọn làm Giám mục La Rochelle et Saintes. Nhưng “cuộc bầu cử này không hề có tính cách tự động”, vị Bề trên mới nói rõ, để nhấn mạnh sự kiện ngài đã thực sự được 25 đại biểu tham dự Đại hội bầu làm Bề trên Tổng quyền của Hội.
Đại hội đã bắt đầu vào tuần cuối tháng 6 với một cuộc tĩnh tâm tại Tu viện Trappe de Soligny (Orne), và kéo dài vào những ngày sau với việc bầu 4 vị phụ tá cho Cha Reithinger. Vị Bề trên mới nói: “Chúng tôi cũng sẽ cùng nhau xây dựng dự án mục vụ cho các năm tới” và cho biết ngài dự định sẽ đi thăm các địa điểm của Hội tại 13 quốc gia ở châu Á và Ấn Độ Dương, từ tháng 9 tới đây.
Madagascar và Singapour
Đây là hai miền Cha Gilles có biết chút ít. Sau khi học xong ngành sinh học và học một số năm chủng viện tại Strasbourg, cha đã trải qua 2 năm (1994-1996) hợp tác tại Tananarive và Embatondrazaka (Madagascar), với tính cách tuyên uý nhà tù và dạy tiếng Pháp. Hai năm hoạt động tại đây đã giúp cha chọn gia nhập Hội Thừa sai, để, như cha nói, “đi tới gặp gỡ những con người chưa biết Chúa Kitô và để biết thêm các nền văn minh và tôn giáo khác”.
Sau khi trở về, cha tiếp tục học thần học tại Strasbourg (làm tiểu luận về Thánh Irênê) trước khi chịu chức phó tế vào năm 1998, rồi linh mục vào năm 1999 tại Nhà thờ Chính toà Strasbourg. Hôm đó, cha được bài sai về Giáo phận Singapour. Nhưng trước khi nhận nhiệm sở ở Singapour, cha tới sống mấy tháng tại một giáo xứ ở London để trau dồi tiếng Anh. Cha làm việc tại Singapour từ 1999 tới 2001. Thời gian hoạt động tại đảo quốc và thành phố này giúp cha có cơ hội khám phá thế giới Trung Quốc.
Cơ hội trình bày giáo lý cho các du khách
Được Cha Jean Baptiste Etcharren, Bề trên Tổng quyền từ 1998-2010, gọi về Paris, Cha Reithinger góp phần tổ chức việc “tiếp đón kết hợp với trình bày giáo lý” cho nhiều nhóm khách tò mò muốn khám phá các địa điểm lịch sử của “128, phố du Bac” (quận 7 Paris). Cha nói: “Hằng năm, chúng tôi tiếp đón hơn 500 nhóm và cố gắng trình bày với họ về Tin Mừng qua việc giúp họ khám phá nhà nguyện, hầm mộ trong nhà nguyện, phòng các vị tử đạo và khu vườn.”
Trong những năm đó, Cha Reithinger cũng giúp cha Colomb phụ trách các người tình nguyện: họ được huấn luyện và gửi đi hoạt động tại các nơi mỗi năm. Hội theo dõi công việc của họ từ xa và tiếp đón họ khi họ trở về… Cha cũng được yêu cầu tái lập tờ “Tạp chí của Hội” để duy trì thông tin về các hoạt động của Hội.
Giám đốc Trung tâm Pháp-Á
Tại Đại hội năm 2010, năm cha Colomb được bầu làm Bề trên Tổng quyền, Cha Gilles Reithinger được bầu làm Tổng Đại diện với nhiệm kỳ 6 năm. Cha cũng được bổ nhiệm làm bề trên Nhà ở phố du Bac, trụ sở của Hội và sau đó phụ trách Sứ vụ Tình nguyện Quốc tế, sứ vụ này hằng năm gửi 130 người trẻ sang châu Á để phục vụ các giáo hội địa phương trong thời gian một hay hai năm. Cha cũng phụ trách hoạt động văn hoá và mục vụ của Hội, công việc này cho cha có cơ hội tham gia phái đoàn của Toà Thánh tại nhiều khoá họp của UNESCO.
Cuối cùng, vào năm 2013, Cha Gilles Reithinger được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm Pháp-Á với thời hạn 3 năm. Được Hội thành lập vào năm 1920, trung tâm ngôn ngữ này toạ lạc tại phố Royer-Collard (quận 5), hằng năm tiếp nhận hơn 600 người châu Á. Nhờ 45 người tình nguyện, họ có thể học tiếng Pháp với một học phí có tính cạnh tranh. Cha Reithinger giải thích rằng “trung tâm này phù hợp với sứ vụ của chúng tôi là mở ra trước các nền văn hoá và tôn giáo khác”, ngài biết mình sắp sửa không còn đặc trách trung tâm này.
Được thành lập vào năm 1658 từ một trực giác của Cha Alexandre de Rhodes, nhà thừa sai Dòng Tên (hoạt động tại vùng Viễn Đông từ 1624-1645) vốn hiểu rằng cần phải có một hàng giáo sĩ bản xứ được đào tạo hẳn hoi, Hội Truyền giáo nước ngoài Paris hiện có 205 linh mục và 19 chủng sinh. Và vị Bề trên Tổng quyền mới cho biết thêm: “Chúng tôi vừa có thêm 5 tân phó tế và 3 tân linh mục.”
Dĩ nhiên, Cha Gilles Reithinger đã “đương nhiên” trở thành Bề trên Tổng quyền vào ngày 09-03, bởi vì với tư cách Tổng Đại diện của Hội Thừa sai nước ngoài Paris (MEP), Cha đã kế vị Cha Georges Colomb ngay từ khi Cha Georges được chọn làm Giám mục La Rochelle et Saintes. Nhưng “cuộc bầu cử này không hề có tính cách tự động”, vị Bề trên mới nói rõ, để nhấn mạnh sự kiện ngài đã thực sự được 25 đại biểu tham dự Đại hội bầu làm Bề trên Tổng quyền của Hội.
Đại hội đã bắt đầu vào tuần cuối tháng 6 với một cuộc tĩnh tâm tại Tu viện Trappe de Soligny (Orne), và kéo dài vào những ngày sau với việc bầu 4 vị phụ tá cho Cha Reithinger. Vị Bề trên mới nói: “Chúng tôi cũng sẽ cùng nhau xây dựng dự án mục vụ cho các năm tới” và cho biết ngài dự định sẽ đi thăm các địa điểm của Hội tại 13 quốc gia ở châu Á và Ấn Độ Dương, từ tháng 9 tới đây.
Madagascar và Singapour
Đây là hai miền Cha Gilles có biết chút ít. Sau khi học xong ngành sinh học và học một số năm chủng viện tại Strasbourg, cha đã trải qua 2 năm (1994-1996) hợp tác tại Tananarive và Embatondrazaka (Madagascar), với tính cách tuyên uý nhà tù và dạy tiếng Pháp. Hai năm hoạt động tại đây đã giúp cha chọn gia nhập Hội Thừa sai, để, như cha nói, “đi tới gặp gỡ những con người chưa biết Chúa Kitô và để biết thêm các nền văn minh và tôn giáo khác”.
Sau khi trở về, cha tiếp tục học thần học tại Strasbourg (làm tiểu luận về Thánh Irênê) trước khi chịu chức phó tế vào năm 1998, rồi linh mục vào năm 1999 tại Nhà thờ Chính toà Strasbourg. Hôm đó, cha được bài sai về Giáo phận Singapour. Nhưng trước khi nhận nhiệm sở ở Singapour, cha tới sống mấy tháng tại một giáo xứ ở London để trau dồi tiếng Anh. Cha làm việc tại Singapour từ 1999 tới 2001. Thời gian hoạt động tại đảo quốc và thành phố này giúp cha có cơ hội khám phá thế giới Trung Quốc.
Cơ hội trình bày giáo lý cho các du khách
Được Cha Jean Baptiste Etcharren, Bề trên Tổng quyền từ 1998-2010, gọi về Paris, Cha Reithinger góp phần tổ chức việc “tiếp đón kết hợp với trình bày giáo lý” cho nhiều nhóm khách tò mò muốn khám phá các địa điểm lịch sử của “128, phố du Bac” (quận 7 Paris). Cha nói: “Hằng năm, chúng tôi tiếp đón hơn 500 nhóm và cố gắng trình bày với họ về Tin Mừng qua việc giúp họ khám phá nhà nguyện, hầm mộ trong nhà nguyện, phòng các vị tử đạo và khu vườn.”
Trong những năm đó, Cha Reithinger cũng giúp cha Colomb phụ trách các người tình nguyện: họ được huấn luyện và gửi đi hoạt động tại các nơi mỗi năm. Hội theo dõi công việc của họ từ xa và tiếp đón họ khi họ trở về… Cha cũng được yêu cầu tái lập tờ “Tạp chí của Hội” để duy trì thông tin về các hoạt động của Hội.
Giám đốc Trung tâm Pháp-Á
Tại Đại hội năm 2010, năm cha Colomb được bầu làm Bề trên Tổng quyền, Cha Gilles Reithinger được bầu làm Tổng Đại diện với nhiệm kỳ 6 năm. Cha cũng được bổ nhiệm làm bề trên Nhà ở phố du Bac, trụ sở của Hội và sau đó phụ trách Sứ vụ Tình nguyện Quốc tế, sứ vụ này hằng năm gửi 130 người trẻ sang châu Á để phục vụ các giáo hội địa phương trong thời gian một hay hai năm. Cha cũng phụ trách hoạt động văn hoá và mục vụ của Hội, công việc này cho cha có cơ hội tham gia phái đoàn của Toà Thánh tại nhiều khoá họp của UNESCO.
Cuối cùng, vào năm 2013, Cha Gilles Reithinger được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm Pháp-Á với thời hạn 3 năm. Được Hội thành lập vào năm 1920, trung tâm ngôn ngữ này toạ lạc tại phố Royer-Collard (quận 5), hằng năm tiếp nhận hơn 600 người châu Á. Nhờ 45 người tình nguyện, họ có thể học tiếng Pháp với một học phí có tính cạnh tranh. Cha Reithinger giải thích rằng “trung tâm này phù hợp với sứ vụ của chúng tôi là mở ra trước các nền văn hoá và tôn giáo khác”, ngài biết mình sắp sửa không còn đặc trách trung tâm này.
Được thành lập vào năm 1658 từ một trực giác của Cha Alexandre de Rhodes, nhà thừa sai Dòng Tên (hoạt động tại vùng Viễn Đông từ 1624-1645) vốn hiểu rằng cần phải có một hàng giáo sĩ bản xứ được đào tạo hẳn hoi, Hội Truyền giáo nước ngoài Paris hiện có 205 linh mục và 19 chủng sinh. Và vị Bề trên Tổng quyền mới cho biết thêm: “Chúng tôi vừa có thêm 5 tân phó tế và 3 tân linh mục.”
(La Croix)
Mai Tâm