Tường thuật ngày thứ hai chuyến công du của ĐTC tại Armenia
Thứ bảy 25-6.là ngày thứ hai ĐTC viếng thăm mục vụ Armenia. Ban sáng, ĐTC có 3 sinh hoạt chính là viếng thăm Đài Tưởng niệm Cuộc Diệt chủng Armeni tại Etchmiadzin, chủ sự Thánh lễ tại Gyumri và thăm tu viện Đức Bà Armeni. Vào ban chiều, sau khi viếng thăm Nhà thờ Chính toà Armeni Tông truyền và Nhà thờ Chính toà Công giáo Armeni tại Gyumri, ĐTC lấy máy bay trở về Yerevan để tham dự buổi gặp gỡ đại kết cầu nguyện cho hoà bình tại quảng trường Cộng hoà trước dinh chính quyền.
Tường thuật ngày thứ hai chuyến công du của ĐTC tại Armenia
Thứ bảy 25-6.là ngày thứ hai ĐTC viếng thăm mục vụ Armenia. Ban sáng, ĐTC có 3 sinh hoạt chính là viếng thăm Đài Tưởng niệm Cuộc Diệt chủng Armeni tại Etchmiadzin, chủ sự Thánh lễ tại Gyumri và thăm tu viện Đức Bà Armeni. Vào ban chiều, sau khi viếng thăm Nhà thờ Chính toà Armeni Tông truyền và Nhà thờ Chính toà Công giáo Armeni tại Gyumri, ĐTC lấy máy bay trở về Yerevan để tham dự buổi gặp gỡ đại kết cầu nguyện cho hoà bình tại quảng trường Cộng hoà trước dinh chính quyền. Sau đây là chi tiết các sinh hoạt kể trên.
Lúc 8 giờ 30 sáng thứ bảy, ĐTC đã đi xe đến kính viếng Đài Tưởng niệm Cuộc Diệt chủng Tzitzernakaberd, có nghĩa là “Đồi Chim Én” nằm cách đó 21 cây số, nơi có Đài Tưởng niệm Cuộc Diệt chủng Armeni hồi năm 1915 dưới thời Đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ, khiến cho 1,5 triệu người chết. Đài Tưởng niệm này đã được khánh thành năm 1967 và năm 1995 có thêm Viện Bảo tàng trưng bày các chứng tích cuộc diệt chủng, cũng như một trung tâm nghiên cứu tuỳ thuộc Hàn lâm viện Khoa học Quốc gia Armeni. Đài Tưởng niệm gồm 3 phần: Bức tường tưởng niệm, Lăng tẩm và Cột Armenia tái sinh. Bức tường dài 100 mét bằng huyền vũ nham dẫn vào Lăng tẩm có khắc tên các thành phố và dân chúng nạn nhân của “Sự dữ lớn lao”. Lăng tẩm hình tròn được tạo thành bởi 12 tấm huyền vũ nham đặt nghiêng, biểu tượng cho 12 thành phố nạn nhân cuộc tán sát hàng loạt bao quanh một khoảng trời trống, nơi có Ngọn lửa vĩnh cửu. Bên cạnh Lăng tẩm là Cây cột Armenia tái sinh gồm hai cây cột xi măng dính vào nhau hình chiếc kim cao 44 mét, tượng trưng cho cuộc phân tán bạo lực nhân dân Armeni và sự hiệp nhất của nó. Sau cùng, bên cạnh đài tưởng niệm có các hàng cây tưởng niệm các vị lãnh đạo và nhân vật quốc tế đã thừa nhận cuộc diệt chủng.
ĐTC và Đức Catholicos đã được Tổng thống tiếp đón trên đường dẫn tới Đài Tưởng niệm, nơi ĐTC đã đặt một vòng hoa bên ngoài. Cũng có một nhóm trẻ em cầm các bảng tên của các người đã bị tàn sát hồi năm 1915. ĐTC cùng các vị đi xuống thang cấp dẫn tới Ngọn lửa vĩnh cửu. Mọi người đọc Kinh Lạy Cha trong thứ tiếng riêng của mình. ĐTC và Đức Thượng phụ Catholicos làm phép và xông hương. Sau đó là bài Thánh ca Hrashapar. Tiếp đến, Giám mục Armeni Tông truyền đọc bài đọc bằng tiếng Armeni trích từ chương 10 thư gửi tín hữu Do Thái, nói về cuộc chiến đấu lớn lao mà Kitô hữu phải chịu. Tiếp đến, một Giám mục Công giáo đọc Phúc Âm bằng tiếng Ý, chương 14 Thánh Gioan, ghi lại lời Chúa Giêsu nói: Bất cứ gì chúng con xin nhân danh Thầy, Thầy sẽ làm cho các con. ĐTC đã đọc các lời nguyện bằng tiếng Ý. Sau cùng, mọi người đọc Kinh Lạy Cha trong các thứ tiếng riêng của mình.
Tại Đài Tưởng niệm, ĐTC đã đọc lời nguyện sau đây: “Lạy Chúa Kitô, là Đấng đã đội triều thiên cho các thánh và hoàn thành ý muốn của tín hữu Chúa, cũng như nhìn các thụ tạo của Chúa với tình yêu thương và sự dịu hiền, từ trời cao sự thánh thiện của Chúa xin hãy lắng nghe chúng con nhờ lời bầu cử của Mẹ Thiên Chúa, nhờ lời khẩn cầu của tất cả các thánh của Chúa và của những người mà chúng con tưởng niệm hôm nay. Xin Chúa hãy lắng nghe và thương xót, xin tha thứ cho chúng con, xin đền bù và tha các tội của chúng con. Xin làm cho chúng con xứng đáng vinh danh Chúa với các tâm tình biết ơn cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần bây giờ và luôn mãi cho đến muôn muôn đời. Amen.”
ĐTC, Đức Catholicos và Tổng thống đi xe lên sân thượng Viện Bảo tàng cách đó 80 mét. ĐTC đã dừng lại chúc lành và tưới một cây tưởng niệm chuyến viếng thăm của ngài. Trên sân thượng có hàng chục người con cháu của những người Armeni bị bách hại, đã từng được ĐGH Bênêđictô XVI tiếp đón và cho trú ngụ tại nhà nghỉ mát Castel Gandolfo. Trước khi từ giã ĐTC đã ký tên vào sổ vàng.
Rời Đài Tưỏng niệm ĐTC đã đi xe tới phi trường Yerevan cách đó 19 cây số để lấy máy bay di Gyumri cách đó 80 cây số.
Đón tiếp ĐTC tại phi trường quốc tế Gyumri có Ông Thị trưởng, Đức TGM Raphael François Minassian của Giáo hội Công giáo Armeni Đông Âu, và ĐGM Giáo hội Tông truyền sở tại. Cũng có một nhóm trẻ em mồ côi và một ca đoàn.
Gyumri là thành phố nằm trên độ cao hơn 1.500 mét, có 146.000 dân, là thành phố lớn và đông dân thứ hai của Armenia, và là thủ phủ tây bắc vùng Shirak, có người ở ngay từ hồi năm 3.000 trước công nguyên. Vài nhà khảo khổ cho rằng thành phố bị các người Hy Lạp chiếm đóng hồi thế kỷ V hay thế kỷ VIII trước công nguyên, hồi đó thành phố tên là Kumayri. Sau đó nó lần lượt bị người Ba Tư, Ả Rập và Mông Cổ chiếm đóng. Năm 1837, nó bị Nga hoàng Nicolas I chiếm đóng và đổi tên là “Alessandropoli” theo tên Hoàng hậu Alessandra. Sau đó, thành phố được gọi là “Leninakan” khi Lenin qua đời năm 1924. Sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1990, thành phố lấy lại tên Gyumri như hiện nay, và nổi tiếng là “thành phố của thủ công nghệ và các nghệ thuật”. Nó cũng nổi tiếng là thành phố của các học viện giáo dục và các nhà hát. Gyumri hãnh diện là thành phố đầu tiên có một đoàn hát năm 1865, nhà hát năm 1923, cũng như là thành phố tổ chức các buổi vũ cổ điển năm 1924, một nhà hát văn xuôi năm 1929. Gyumri cũng là trung tâm giáo dục chính của miền bắc Armenia và là thành phố kỹ nghệ hoá nhất nước. Nhưng năm 1988 đã xảy ra một trận động đất lớn khiến cho thành phố bị hư hại nhiều và dân chúng phải sống trong các thùng tiền chế nhiều năm sau đó. Thế giới đã tỏ tình liên đới với dân chúng và danh ca Pháp gốc Armeni Charles Aznavour đã phát động phong trào quyên góp trợ giúp các nạn nhân. Thành phố đã dựng tượng ghi ơn ông sau đó.
ĐC Raphael François Minassian, TGM đặc trách tín hữu Công giáo vùng Đông Âu châu từ năm 1991, hiện trông coi 600.000 tín hữu. Giáo phận có 44 giáo xứ với 11 linh mục giáo phận và 11 linh mục dòng, 10 tu huynh, 20 nữ tu và 4 đại chủng sinh. Giáo Hội điều khiển 1 học viện và 29 trung tâm bác ái.
Sau lễ nghi tiếp đón đơn sơ tại phi trường, ĐTC đã đi xe tới quảng trường Vartanànts cách đó hơn 6 cây số để chủ sự Thánh lễ cho tín hữu. Thánh lễ kính Lòng Thương Xót Chúa đã được cử hành bằng tiếng Latinh, Ý và Armeni. Tham dự Thánh lễ cũng có Đức Thượng phụ Catholicos Karekin II, cũng như Tổng thống, các giới chức đạo đời và mấy chục ngàn tín hữu. Một ca đoàn hùng hậu gồm mấy trăm ca viên đảm trách phần thánh ca trong Thánh lễ.
Để xây dựng và tái thiết cuộc sống cần duy trì và phục hồi ký ức, sống đức tin vững mạnh cụ thể và thực thi tình yêu thương xót Chúng ta được mời gọi trước hết xây dựng và tái thiết các con đường của sự hiệp thông, mà không mệt mỏi, xây dựng các cây cầu hiệp nhất và thắng vượt các hàng rào phân cách. Cần có các kitô hữu không để cho mệt mỏi đánh ngã, và không nản chí trước các đối nghịch, nhưng sẵn sàng và cởi mở, sẵn sàng phục vụ. Cần có những người thiện chí trợ giúp các anh chị em gặp khó khăn không phải chỉ bằng lời nói nhưng với cả việc làm. Cần có các xã hội công bằng hơn, trong đó mỗi người có thể có một cuộc sống xứng đáng hơn và nhất là một công việc làm được trả lương công bằng.
ĐTC đã nói như trên trong bài giảng Thánh lễ. Ngài đã quảng diễn ý nghĩa các bài đọc lồng khung trong lịch sử của dân nước Armeni. Lấy lại lời Ngôn sứ Isaia, ngài nói: “Chúng sẽ xây lại các đổ nát cổ xưa; chúng sẽ tái thiết các thành phố hoang tàn.” (Is 61,4). Có thể nói rằng các lời này của ngôn sứ đã được thực hiện. Sau các tàn phá kinh khủng của cuộc động đất, hôm nay chúng ta cảm tạ Thiên Chúa về tất cả những gì đã được tái thiết. Nhưng chúng ta cũng có thể hỏi Chúa mời gọi chúng ta tái thiết cái gì trong cuộc sống hôm nay, và nhất là xây dựng cuộc sống chúng ta trên cái gì?
ĐTC đã đề nghị 3 nền tảng vững chắc giúp xây dựng và tái xây dựng cuộc sống Kitô không mệt mỏi: đó là ký ức, đức tin và tình yêu thương xót.
Biết phục hồi ký ức là một ơn cần xin Chúa ban cho chúng ta: ký ức liên quan tới những gì Thiên Chúa đã thành toàn nơi chúng ta và cho chúng ta. Nhớ lại rằng Chúa đã không quên chúng ta nhưng nhớ tới chúng ta (Lc 1,72). Ngài đã yêu thương chúng ta, tuyển chọn chúng ta, mời gọi chúng ta và tha thứ cho chúng ta. Có các biến cố trong lịch sử tình yêu của chúng ta với Chúa cần được hồi sinh trong tâm trí từng người, nhưng cũng có ký ức của dân tộc.
ĐTC nhấn mạnh điểm này:
Và ký ức của dân tộc anh chị em rất cổ xưa và quý báu. Trong tiếng nói của anh chị em vang lên tiếng nói của các thánh khôn ngoan trong quá khứ; trong các lời nói của anh chị em vang vọng tiếng của người đã chế ra mẫu tự của anh chị em để loan báo Lời Chúa; trong các thánh ca của anh chị em tan hoà các khóc than và niềm vui của lịch sử của anh chị em. Duyệt xét lại tất cả những điều đó chắc chắn anh chị em có thể nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa: Ngài đã không bỏ anh chị em cô đơn. Ngài đã viếng thăm dân tộc của anh chị em, nhớ tới sự trung thành của tất cả những người đã làm chứng, cả với máu của mình, rằng tình yêu của Thiên Chúa giá trị hơn sự sống. Thật là hay đẹp khi nhớ lại với lòng biết ơn đức tin Kitô đã trở thành hơi thở của dân tộc anh chị em và con tim ký ức của nó.
Nền tảng vững chắc thứ hai là đức tin. Nó cũng là niềm hy vọng cho tương lai của anh chị em, là ánh sáng trên con đường cuộc sống. Nhưng cũng luôn luôn có nguy cơ làm lu mờ đức tin vì cám dỗ giản lược nó thành một cái gì của quá khứ, quan trọng nhưng thuộc các thời đại khác, như một cuốn sách được gìn giữ trong viện bảo tàng. Thật ra, đức tin là sức mạnh, là vẻ đẹp và sự rộng mở đối với tất cả mọi người; nó nảy sinh và tái sinh từ cuộc gặp gỡ sống động với Chúa Giêsu, từ kinh nghiệm về lòng thương xót của Ngài trao ban ánh sáng cho mọi trạng huống cuộc sống. Cần làm sống dậy mỗi ngày cuộc gặp gỡ này của chúng ta với Chúa, đọc và suy gẫm Lời Ngài trong thinh lặng để nhóm lên niềm vui trong con tim, một niềm vui lớn hơn sự buồn phiền, một niềm vui kháng cự lại khổ đau và biến thành bình an. Tất cả canh tân cuộc sống và khiến cho nó tự do và ngoan ngoãn đối với các ngạc nhiên, sẵn sàng với Chúa và với tha nhân. Chúa cũng có thể mời gọi chúng ta theo Ngài gần hơn, và dâng hiến cuộc sống cho Ngài và cho các anh chị em khác. Khi Ngài gọi anh chị em, đặc biệt là các người trẻ, đừng sợ hãi, nhưng hãy nói lên tiếng “có” để giãi sáng tình yêu và tiếp tục lịch sử rao truyền Tin Mừng, mà Giáo Hội và thế giới ngày nay cần đến.
Nền tảng thứ ba là tình yêu thương xót. Nó là đá tảng cho cuộc sống của người môn đệ Chúa Giêsu. Tình yêu cụ thể là tấm cạc có tên và địa chỉ của Kitô hữu. Các kiểu giới thiệu khác có thể sai lạc và cả đến vô ích, vì mọi người sẽ nhận biết chúng ta khi chúng ta yêu thương nhau. Chúng ta được mời gọi trước hết xây dựng và tái thiết các con đường của sự hiệp thông, mà không mệt mỏi, xây dựng các cây cầu hiệp nhất và thắng vượt các hàng rào phân cách.
Tiếp tục bài giảng, ĐTC khẳng định:
Thiên Chúa ở trong con tim của kẻ yêu mến: Thiên Chúa ở nơi đâu người ta yêu thương, đặc biệt nơi đâu người ta lo lắng cho người yếu đuối và nghèo nàn với lòng can đảm và thương xót. Điều này cần thiết biết bao: cần có các Kitô hữu không để cho mệt mỏi đánh ngã, và không nản chí trước các đối nghịch, nhưng sẵn sàng và cởi mở, sẵn sàng phục vụ. Cần có những người thiện chí trợ giúp các anh chị em gặp khó khăn không phải chỉ bằng lời nói nhưng với cả việc làm. Cần có các xã hội công bằng hơn, trong đó mỗi người có thể có một cuộc sống xứng đáng hơn và nhất là một công việc làm được trả lương công bằng.
ĐTC đã nhắc tới gương của Thánh Gregorio thành Narek, là tiếng nói của dân nước Armenia, là người luôn đặt để trong sự đối thoại các bần cùng của con người với lòng thương xót của Thiên Chúa. Thánh nhân là tiếng nói ủi an, khích lệ, dịu hiền, từ bi, thương xót của Chúa.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, ĐTC đã cám ơn Đức Thuợngphụ Catholicos Karekin II và ĐTGM Minassian cũng như Đức Thưọng phụ Ghabroyan, các giám mục, linh mục và các giới chức chính quyền cũng như toàn thể tín hữu tham dự Thánh lễ, đến từ nhiều miền, kể cả Cộng hoà Georgia. Ngài cũng cám ơn các người quảng đại trợ giúp dân nghèo, các nhân viên Nhà Thương Ashotsk, cộng đoàn Công giáo địa phương, các nữ tu Armeni Vô Nhiễm Nguyên Tội và các nữ tu Thừa sai Bác ái của Mẹ Têrêsa Calcutta.
Sau Thánh lễ, ĐTC đã đi một vòng quảng trường để chào tín hữu, rồi đến thăm Tu viện “Đức Bà Armeni”, cách đó 5 cây số. Mẹ bề trên tu viện các nữ tu Armeni Vô Nhiễm Nguyên Tội đã tiếp đón ĐTC tại lối vào Viện Mồ côi “Đức Bà Armeni – Trung tâm Giáo dục Boghossian”, trong đó có 60 trẻ em mồ côi. Trong tu viện cũng có “Trường Huấn nghệ Diramayr”. Các học sinh đảm trách việc tiếp đón ĐTC và phái đoàn Toà Thánh. ĐTC đã dùng bữa trưa trong tu viện của các nữ tu.
Vào lúc 4 giờ 15 phút chiều, ĐTC từ giã cộng đoàn các nữ tu và nhân viên Trường Huấn nghệ và Viện Mồ côi Tu viện Đức Bà Armeni. Ngài đã chup hình lưu niệm với 3 nhóm: các trẻ em mồ côi, các khách của tu viện cùng con em của họ và các ân nhân. Tiếp đến, ngài đến viếng thăm Nhà thờ Chính toà Tông truyền Gyumri, toạ lạc tại Quảng trường Vartanànts cách đó 5 cây số.
Nhà thờ Chính toà Armeni Tông truyền “Yot Verk” được dâng kính Mẹ Thánh của Thiên Chúa, và được biết đến như là “Nhà thờ Chính toà 7 vết thương của Đức Trinh Nữ Maria Rất Thánh”, chiếu theo hình vẽ trên gỗ được cất giữ tại đây. Bẩy vết thương quy chiếu 7 giai thoại cuộc đời Thánh Gia, từ biến cố trốn sang Ai Cập cho tới vụ an táng Chúa Giêsu. Ban đầu, nhà thờ được làm bằng gỗ, sau đó vào cuối thế kỷ XIX được các ông hoàng nhà Kamsarakan thay thế bằng đá màu tối của vùng này. Dưới thời chính quyền Liên Xô, mọi nhà thờ tại Gyumri đều bị đóng cửa. Nhà thờ Chính toà Yot Verk đã là nơi thờ tự duy nhất được mở cửa cho các tín hữu. Bàn thờ chính giữa được dùng bởi Giáo hội Armeni Tông truyền, trong khi cung thánh phía bắc có tượng Thánh giá lấy từ một nhà thờ Công giáo dành cho các tín hữu Công giáo và cung thánh phía nam có một ảnh Icone Nga thánh Nicola vẽ trên gỗ dành cho tín hữu Chính thống thuộc Toà Thượng phụ Matscơva. Bị hư hại trong trận động đất năm 1988, nhà thờ chính toà được trùng tu với tiền quyên góp của các tín hữu Armeni di cư tại Argentina. Mái tròn cao 12 mét có bức bích hoạ Mẹ Maria bồng Chúa Giêsu Hài Đồng của Hoạ sĩ Vardges Surenyants. Bên trong nhà thờ có nhiều ảnh Icone và trên tường có các bức bích hoạ thuộc thế kỷ XVII và các bức tranh sơn dầu.
ĐTC và Đức Thượng phụ Catholicos tiến vào nhà thờ bên trong có vài Giám mục Armeni Tông truyền và một nhóm người tàn tật và người tị nạn Syria. ĐTC và Đức Thượng phụ thinh lặng quỳ cầu nguyện trước ảnh Icone 5 vết thương, rồi hai vị tôn kính Thánh giá, trong khi đó một ca đoàn hát các thánh ca. Sau cùng, ĐTC ban phép lành cho mọi người hiện diện. Khi ĐTC ra ngoài nhà thờ, có một nữ ân nhân tặng quà cho ngài.
Tiếp đến, ĐTC đã đi xe tới viếng thăm Nhà thờ Chính toà Các Thánh Tử đạo Công giáo Armeni ở quảng trường Vartanànts, cách đó 700 mét. Nhà thờ chính toà này đã được khởi công xây cất năm 2010 do Đức TGM Minassian hoàn thành, và được ĐHY Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Đông phương thánh hiến năm 2015.
Đức TGM Minassian và cha sở đã tiếp đón ĐTC tại cửa nhà thờ. Bên trong nhà thờ có một số các ân nhân của Giáo hội Công giáo Armeni. Sau lời nguyện của ĐTC, Đức Thượng phụ Catholicos đã ban phép lành cho mọi người.
Sau khi từ giã mọi người, ĐTC đã ra phi trường Gyumri cách đó 6 cây số để lấy máy bay trở về Yerevan. Từ phi trường, ĐTC đi xe tới quảng trường Cộng hoà Yerevan cách đó 12 cây số để tham dự buổi gặp gỡ đại kết cầu nguyện cho hoà bình. Quảng trường toạ lạc trước dinh chính quyền, các bộ và Viện Bảo tàng Quốc gia, có chỗ cho 50.000 người. Buổi Phụng vụ Lời Chúa cầu nguyện cho hoà bình được cử hành bằng tiếng Ý và Armeni.
Để thực hiện sự hiệp nhất cần có lời cầu nguyện của tất cả mọi người, và cần gia tăng tình yêu thương nhau, vì chỉ có lòng bác ái mới có thể chữa lành ký ức và các vết thương của quá khứ: chỉ có tình yêu thương mới xoá bỏ được các thành kiến và cho phép thừa nhận rằng việc cởi mở với người anh em thanh tẩy và cải tiến các xác tín của mình. Chúng ta được mời gọi can đảm từ bỏ các xác tín cứng nhắc và các lợi lộc riêng, nhân danh tình yêu tự hạ và trao ban, nhân danh tình yêu khiêm nhường.
ĐTC đã nói như trên trong bài giảng tại buổi cầu nguyện đại kết cho hoà bình. Ngài đã nói lên ước muốn của ngài được viếng thăm Armenia, là quốc gia đầu tiên trên thế giới đã lãnh nhận đức tin Kitô. Các Thánh giá bằng đá “khatchkar” kể lại một lịch sử duy nhất bao gồm đức tin sắt đá và khổ đau vô biên, một lịch sử giàu các chứng nhân tuyệt vời của Tin Mừng, mà anh chị em là những người thừa kế. Tôi đến như người hành hương từ Roma để gặp gỡ anh chị em và bày tỏ tâm tình yêu thương quý mến và vòng tay ôm huynh đệ của toàn thể Giáo hội Công giáo, yêu mến anh chị em và gần gũi với anh chị em.
Trong các năm qua, các cuộc gặp gỡ giữa hai Giáo Hội đã được củng cố, luôn thân tình và đáng ghi nhớ. Và tôi cám ơn anh chị em vì lòng trung thành với Tin Mừng thường rất anh hùng, và là một món quà vô giá cho mọi Kitô hữu. Chúng ta vui mừng chia sẻ biết bao bước tiến trên con đường chung và tin tưởng hướng nhìn về một ngày, trong đó với sự trợ giúp của Thiên Chúa, chúng ta sẽ hiệp nhất gần bàn thờ hiến tế của Chúa Kitô trong sự hiệp thông thánh thể tràn đầy.
ĐTC đã đặc biệt nhắc đến biết bao vị tử đạo đã đóng ấn niềm tin chung nơi Chúa Kitô với máu của các vị. Các vị là những vì sao chiếu sáng và chỉ đường cho chúng ta trên con đường còn lại phải đi. Trong số các vị thánh đó nổi bật là Thánh Catholicos Nerses Shnorhali, rất yêu thương dân tộc và các truyền thống, và hướng tới các Giáo hội khác. Sự hiệp nhất thực ra không phải là một lợi thế chiến thuật cần tìm kiếm cho lợi ích của nhau, nhưng là lợi thế mà Chúa Giêsu xin chúng ta, và là điều chúng ta phải chu toàn với thiện chí và tất cả sức lực của mình, để thực hiện sứ mệnh của chúng ta là trao ban Tin Mừng cho thế giới với sự trung thực. Theo Thánh Nerses, để thực hiện sự hiệp nhất cần thiết thiện chí của một ai đó trong Giáo Hội thì không đủ: cần phải có lời cầu nguyện của tất cả mọi người. Chính vì thế, chiều nay tôi đến đây để xin anh chị em món quà của lời cầu nguyện. Thánh Nerses cũng ghi nhận là cần gia tăng tình yêu thương nhau, vì chỉ có lòng bác ái mới có thể chữa lành ký ức và các vết thương của quá khứ: chỉ có tình yêu thương mới xóa bỏ được các thành kiến và cho phép thừa nhận rằng việc cởi mở với người anh em thanh tẩy và cải tiến các xác tín của mình. Noi gương thánh nhân, chúng ta được mời gọi can đảm từ bỏ các xác tín cứng nhắc và các lợi lộc riêng, nhân danh tình yêu tự hạ và trao ban, nhân danh tình yêu khiêm nhường: nó là dầu được chúc lành của cuộc sống Kitô, là dầu thơm thiêng liêng quý báu chữa lành, củng cố và thánh hoá. Thánh nhân nói: “Chúng ta hãy bổ túc các thiếu sót với lòng bác ái đồng nhất”… Không phải các tính toán, và các lợi thế, nhưng là tình yêu thương khiêm nhường và quảng đại lôi kéo lòng thương xót của Thiên Chúa Cha, phước lành của Chúa Kitô và sự phong phú của Chúa Thánh Thần.
Sự bình an mà Chúa Giêsu ban tặng cho chúng ta thế giới này vất vả tìm kiếm. Ngày nay các chướng ngại trên con đường hoà bình lớn biết bao, và các hậu quả của chiến tranh thê thảm biết bao! Tôi nghĩ tới các dân tộc bị bó buộc phải bỏ tất cả, đặc biệt là bên vùng Trung Đông, nơi biết bao nhiêu anh chị em của chúng ta đau khổ vì bạo lực và bách hại, vì thù hận và các xung khắc luôn luôn được dưỡng nuôi bởi tệ nạn phổ biến và buôn bán khí giới, bởi cám dỗ dùng vũ lực và thiếu tôn trọng đối với con người, đặc biệt là đối với những người yếu đuối, nghèo nàn và đối với tất cả những ai chỉ xin có một cuộc sống xứng đáng.
Tiếp tục bài giảng trong buổi cầu nguyện đại kết cho hoà bình, ĐTC nói: Tôi không thể không nghĩ tới các thử thách kinh khủng mà dân tộc anh chị em đã phải sống: một thế kỷ đã qua, kể từ khi “Sự dữ lớn lao” đổ ập trên anh chị em. Cuộc tàn sát to lớn và điên loạn, mầu nhiệm thê thảm này của sự gian ác mà dân tộc anh chị em đã sống trong thịt xác, ghi đậm dấu trong ký ức và nung nấu con tim. Tôi muốn nhấn mạnh rằng các khổ đau của anh chị em cũng là các khổ đau của chúng tôi: chúng là các khổ đau của Thân Mình mầu nhiệm Chúa Kitô. Nhớ lại chúng không chỉ là điều thích đáng mà là một bổn phận: Ước chi chúng là lời cảnh cáo cho mọi thời đại, để thế giới đừng bao giờ rơi vào lốc xoáy của những kinh hoàng như thế!
ĐTC đã ca ngợi đức tin Kitô của Giáo Hội Armeni cả trong những lúc thê thảm nhất của lịch sử đã là sức đẩy khai mào cuộc tái sinh của dân tộc bị thử thách. Nó chính là sức mạnh đích thực cho phép anh chị em rộng mở cho con đường nhiệm mầu và cứu rỗi của Phục Sinh: các vết thương còn mở và bị gây ra bởi thù hận tàn bạo và vô nghĩa có thể trong một cách thế nào đó đồng hình dạng với các vết thương của Chúa Kitô Phục Sinh, với các vết thương đã bị mở ra và Ngài còn mang trên thịt xác ngày hôm nay… Các vết thương kinh khủng ấy được tình yêu biến đổi đã trở thành suối nguồn của tha thứ và hoà bình… Thật thế, ký ức được tình yêu đi ngang qua có khả năng bước đi trên các con đường mới gây kinh ngạc, nơi các đan dệt của thù hận biến thành các dự án hoà giải, trong đó có thể hy vọng nơi một tương lai tốt đẹp hơn cho mọi người.
Hướng tới các ban trẻ, ĐTC nói: Các người trẻ thân mến, tương lai này tuỳ thuộc các con: khi làm cho sự khôn ngoan của cha ông các con thành kho tàng, các con hãy ước muốn trở thành những người xây dựng hoà bình, không phải các chưởng khế của tình trạng ngưng đọng, nhưng là những người tích cực thăng tiến một nền văn hoá gặp gỡ và hoà giải.
ĐTC đã khích lệ mọi người noi gương Thánh Gregorio thành Narek mà ngài đã tuyên bố là Tiến sĩ Giáo hội và có thể gọi thánh nhân là “Tiến sĩ Hoà bình”. Cuốn sách ngài viết có thể là hiến pháp tinh thần của nhân dân Armeni, trong đó có lời cầu này: “Lạy Chúa, xin nhớ tới những người trong dòng giống nhân loại là các kẻ thù của chúng con, nhưng vì thiện ích của họ, xin thực thi nơi họ sự tha thứ và lòng thương xót.” Như thánh nhân, chúng ta cũng phải là người dâng lời cầu nguyên cho toàn thế giới. ĐTC gửi lời chào mọi người dân Armeni sống rải rác đó đây trên thế giới và cầu chúc họ trở thành các sứ giả của sự hiệp thông và hoà bình.
ĐTC và Đức Thượng phụ Catholicos đã ôm hôn trao ban bình an cho nhau, rồi ban phép lành cho tín hữu.
Từ giã mọi người, ĐTC đã đi xe về Dinh Tông Toà Etchmiadzin cách đó 12 cây số để dùng bữa tối và nghỉ đêm, kết thúc ngày thứ hai trong chuyến viếng thăm 3 ngày tại Armenia.
Lúc 8 giờ 30 sáng thứ bảy, ĐTC đã đi xe đến kính viếng Đài Tưởng niệm Cuộc Diệt chủng Tzitzernakaberd, có nghĩa là “Đồi Chim Én” nằm cách đó 21 cây số, nơi có Đài Tưởng niệm Cuộc Diệt chủng Armeni hồi năm 1915 dưới thời Đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ, khiến cho 1,5 triệu người chết. Đài Tưởng niệm này đã được khánh thành năm 1967 và năm 1995 có thêm Viện Bảo tàng trưng bày các chứng tích cuộc diệt chủng, cũng như một trung tâm nghiên cứu tuỳ thuộc Hàn lâm viện Khoa học Quốc gia Armeni. Đài Tưởng niệm gồm 3 phần: Bức tường tưởng niệm, Lăng tẩm và Cột Armenia tái sinh. Bức tường dài 100 mét bằng huyền vũ nham dẫn vào Lăng tẩm có khắc tên các thành phố và dân chúng nạn nhân của “Sự dữ lớn lao”. Lăng tẩm hình tròn được tạo thành bởi 12 tấm huyền vũ nham đặt nghiêng, biểu tượng cho 12 thành phố nạn nhân cuộc tán sát hàng loạt bao quanh một khoảng trời trống, nơi có Ngọn lửa vĩnh cửu. Bên cạnh Lăng tẩm là Cây cột Armenia tái sinh gồm hai cây cột xi măng dính vào nhau hình chiếc kim cao 44 mét, tượng trưng cho cuộc phân tán bạo lực nhân dân Armeni và sự hiệp nhất của nó. Sau cùng, bên cạnh đài tưởng niệm có các hàng cây tưởng niệm các vị lãnh đạo và nhân vật quốc tế đã thừa nhận cuộc diệt chủng.
ĐTC và Đức Catholicos đã được Tổng thống tiếp đón trên đường dẫn tới Đài Tưởng niệm, nơi ĐTC đã đặt một vòng hoa bên ngoài. Cũng có một nhóm trẻ em cầm các bảng tên của các người đã bị tàn sát hồi năm 1915. ĐTC cùng các vị đi xuống thang cấp dẫn tới Ngọn lửa vĩnh cửu. Mọi người đọc Kinh Lạy Cha trong thứ tiếng riêng của mình. ĐTC và Đức Thượng phụ Catholicos làm phép và xông hương. Sau đó là bài Thánh ca Hrashapar. Tiếp đến, Giám mục Armeni Tông truyền đọc bài đọc bằng tiếng Armeni trích từ chương 10 thư gửi tín hữu Do Thái, nói về cuộc chiến đấu lớn lao mà Kitô hữu phải chịu. Tiếp đến, một Giám mục Công giáo đọc Phúc Âm bằng tiếng Ý, chương 14 Thánh Gioan, ghi lại lời Chúa Giêsu nói: Bất cứ gì chúng con xin nhân danh Thầy, Thầy sẽ làm cho các con. ĐTC đã đọc các lời nguyện bằng tiếng Ý. Sau cùng, mọi người đọc Kinh Lạy Cha trong các thứ tiếng riêng của mình.
Tại Đài Tưởng niệm, ĐTC đã đọc lời nguyện sau đây: “Lạy Chúa Kitô, là Đấng đã đội triều thiên cho các thánh và hoàn thành ý muốn của tín hữu Chúa, cũng như nhìn các thụ tạo của Chúa với tình yêu thương và sự dịu hiền, từ trời cao sự thánh thiện của Chúa xin hãy lắng nghe chúng con nhờ lời bầu cử của Mẹ Thiên Chúa, nhờ lời khẩn cầu của tất cả các thánh của Chúa và của những người mà chúng con tưởng niệm hôm nay. Xin Chúa hãy lắng nghe và thương xót, xin tha thứ cho chúng con, xin đền bù và tha các tội của chúng con. Xin làm cho chúng con xứng đáng vinh danh Chúa với các tâm tình biết ơn cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần bây giờ và luôn mãi cho đến muôn muôn đời. Amen.”
ĐTC, Đức Catholicos và Tổng thống đi xe lên sân thượng Viện Bảo tàng cách đó 80 mét. ĐTC đã dừng lại chúc lành và tưới một cây tưởng niệm chuyến viếng thăm của ngài. Trên sân thượng có hàng chục người con cháu của những người Armeni bị bách hại, đã từng được ĐGH Bênêđictô XVI tiếp đón và cho trú ngụ tại nhà nghỉ mát Castel Gandolfo. Trước khi từ giã ĐTC đã ký tên vào sổ vàng.
Rời Đài Tưỏng niệm ĐTC đã đi xe tới phi trường Yerevan cách đó 19 cây số để lấy máy bay di Gyumri cách đó 80 cây số.
Đón tiếp ĐTC tại phi trường quốc tế Gyumri có Ông Thị trưởng, Đức TGM Raphael François Minassian của Giáo hội Công giáo Armeni Đông Âu, và ĐGM Giáo hội Tông truyền sở tại. Cũng có một nhóm trẻ em mồ côi và một ca đoàn.
Gyumri là thành phố nằm trên độ cao hơn 1.500 mét, có 146.000 dân, là thành phố lớn và đông dân thứ hai của Armenia, và là thủ phủ tây bắc vùng Shirak, có người ở ngay từ hồi năm 3.000 trước công nguyên. Vài nhà khảo khổ cho rằng thành phố bị các người Hy Lạp chiếm đóng hồi thế kỷ V hay thế kỷ VIII trước công nguyên, hồi đó thành phố tên là Kumayri. Sau đó nó lần lượt bị người Ba Tư, Ả Rập và Mông Cổ chiếm đóng. Năm 1837, nó bị Nga hoàng Nicolas I chiếm đóng và đổi tên là “Alessandropoli” theo tên Hoàng hậu Alessandra. Sau đó, thành phố được gọi là “Leninakan” khi Lenin qua đời năm 1924. Sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1990, thành phố lấy lại tên Gyumri như hiện nay, và nổi tiếng là “thành phố của thủ công nghệ và các nghệ thuật”. Nó cũng nổi tiếng là thành phố của các học viện giáo dục và các nhà hát. Gyumri hãnh diện là thành phố đầu tiên có một đoàn hát năm 1865, nhà hát năm 1923, cũng như là thành phố tổ chức các buổi vũ cổ điển năm 1924, một nhà hát văn xuôi năm 1929. Gyumri cũng là trung tâm giáo dục chính của miền bắc Armenia và là thành phố kỹ nghệ hoá nhất nước. Nhưng năm 1988 đã xảy ra một trận động đất lớn khiến cho thành phố bị hư hại nhiều và dân chúng phải sống trong các thùng tiền chế nhiều năm sau đó. Thế giới đã tỏ tình liên đới với dân chúng và danh ca Pháp gốc Armeni Charles Aznavour đã phát động phong trào quyên góp trợ giúp các nạn nhân. Thành phố đã dựng tượng ghi ơn ông sau đó.
ĐC Raphael François Minassian, TGM đặc trách tín hữu Công giáo vùng Đông Âu châu từ năm 1991, hiện trông coi 600.000 tín hữu. Giáo phận có 44 giáo xứ với 11 linh mục giáo phận và 11 linh mục dòng, 10 tu huynh, 20 nữ tu và 4 đại chủng sinh. Giáo Hội điều khiển 1 học viện và 29 trung tâm bác ái.
Sau lễ nghi tiếp đón đơn sơ tại phi trường, ĐTC đã đi xe tới quảng trường Vartanànts cách đó hơn 6 cây số để chủ sự Thánh lễ cho tín hữu. Thánh lễ kính Lòng Thương Xót Chúa đã được cử hành bằng tiếng Latinh, Ý và Armeni. Tham dự Thánh lễ cũng có Đức Thượng phụ Catholicos Karekin II, cũng như Tổng thống, các giới chức đạo đời và mấy chục ngàn tín hữu. Một ca đoàn hùng hậu gồm mấy trăm ca viên đảm trách phần thánh ca trong Thánh lễ.
Để xây dựng và tái thiết cuộc sống cần duy trì và phục hồi ký ức, sống đức tin vững mạnh cụ thể và thực thi tình yêu thương xót Chúng ta được mời gọi trước hết xây dựng và tái thiết các con đường của sự hiệp thông, mà không mệt mỏi, xây dựng các cây cầu hiệp nhất và thắng vượt các hàng rào phân cách. Cần có các kitô hữu không để cho mệt mỏi đánh ngã, và không nản chí trước các đối nghịch, nhưng sẵn sàng và cởi mở, sẵn sàng phục vụ. Cần có những người thiện chí trợ giúp các anh chị em gặp khó khăn không phải chỉ bằng lời nói nhưng với cả việc làm. Cần có các xã hội công bằng hơn, trong đó mỗi người có thể có một cuộc sống xứng đáng hơn và nhất là một công việc làm được trả lương công bằng.
ĐTC đã nói như trên trong bài giảng Thánh lễ. Ngài đã quảng diễn ý nghĩa các bài đọc lồng khung trong lịch sử của dân nước Armeni. Lấy lại lời Ngôn sứ Isaia, ngài nói: “Chúng sẽ xây lại các đổ nát cổ xưa; chúng sẽ tái thiết các thành phố hoang tàn.” (Is 61,4). Có thể nói rằng các lời này của ngôn sứ đã được thực hiện. Sau các tàn phá kinh khủng của cuộc động đất, hôm nay chúng ta cảm tạ Thiên Chúa về tất cả những gì đã được tái thiết. Nhưng chúng ta cũng có thể hỏi Chúa mời gọi chúng ta tái thiết cái gì trong cuộc sống hôm nay, và nhất là xây dựng cuộc sống chúng ta trên cái gì?
ĐTC đã đề nghị 3 nền tảng vững chắc giúp xây dựng và tái xây dựng cuộc sống Kitô không mệt mỏi: đó là ký ức, đức tin và tình yêu thương xót.
Biết phục hồi ký ức là một ơn cần xin Chúa ban cho chúng ta: ký ức liên quan tới những gì Thiên Chúa đã thành toàn nơi chúng ta và cho chúng ta. Nhớ lại rằng Chúa đã không quên chúng ta nhưng nhớ tới chúng ta (Lc 1,72). Ngài đã yêu thương chúng ta, tuyển chọn chúng ta, mời gọi chúng ta và tha thứ cho chúng ta. Có các biến cố trong lịch sử tình yêu của chúng ta với Chúa cần được hồi sinh trong tâm trí từng người, nhưng cũng có ký ức của dân tộc.
ĐTC nhấn mạnh điểm này:
Và ký ức của dân tộc anh chị em rất cổ xưa và quý báu. Trong tiếng nói của anh chị em vang lên tiếng nói của các thánh khôn ngoan trong quá khứ; trong các lời nói của anh chị em vang vọng tiếng của người đã chế ra mẫu tự của anh chị em để loan báo Lời Chúa; trong các thánh ca của anh chị em tan hoà các khóc than và niềm vui của lịch sử của anh chị em. Duyệt xét lại tất cả những điều đó chắc chắn anh chị em có thể nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa: Ngài đã không bỏ anh chị em cô đơn. Ngài đã viếng thăm dân tộc của anh chị em, nhớ tới sự trung thành của tất cả những người đã làm chứng, cả với máu của mình, rằng tình yêu của Thiên Chúa giá trị hơn sự sống. Thật là hay đẹp khi nhớ lại với lòng biết ơn đức tin Kitô đã trở thành hơi thở của dân tộc anh chị em và con tim ký ức của nó.
Nền tảng vững chắc thứ hai là đức tin. Nó cũng là niềm hy vọng cho tương lai của anh chị em, là ánh sáng trên con đường cuộc sống. Nhưng cũng luôn luôn có nguy cơ làm lu mờ đức tin vì cám dỗ giản lược nó thành một cái gì của quá khứ, quan trọng nhưng thuộc các thời đại khác, như một cuốn sách được gìn giữ trong viện bảo tàng. Thật ra, đức tin là sức mạnh, là vẻ đẹp và sự rộng mở đối với tất cả mọi người; nó nảy sinh và tái sinh từ cuộc gặp gỡ sống động với Chúa Giêsu, từ kinh nghiệm về lòng thương xót của Ngài trao ban ánh sáng cho mọi trạng huống cuộc sống. Cần làm sống dậy mỗi ngày cuộc gặp gỡ này của chúng ta với Chúa, đọc và suy gẫm Lời Ngài trong thinh lặng để nhóm lên niềm vui trong con tim, một niềm vui lớn hơn sự buồn phiền, một niềm vui kháng cự lại khổ đau và biến thành bình an. Tất cả canh tân cuộc sống và khiến cho nó tự do và ngoan ngoãn đối với các ngạc nhiên, sẵn sàng với Chúa và với tha nhân. Chúa cũng có thể mời gọi chúng ta theo Ngài gần hơn, và dâng hiến cuộc sống cho Ngài và cho các anh chị em khác. Khi Ngài gọi anh chị em, đặc biệt là các người trẻ, đừng sợ hãi, nhưng hãy nói lên tiếng “có” để giãi sáng tình yêu và tiếp tục lịch sử rao truyền Tin Mừng, mà Giáo Hội và thế giới ngày nay cần đến.
Nền tảng thứ ba là tình yêu thương xót. Nó là đá tảng cho cuộc sống của người môn đệ Chúa Giêsu. Tình yêu cụ thể là tấm cạc có tên và địa chỉ của Kitô hữu. Các kiểu giới thiệu khác có thể sai lạc và cả đến vô ích, vì mọi người sẽ nhận biết chúng ta khi chúng ta yêu thương nhau. Chúng ta được mời gọi trước hết xây dựng và tái thiết các con đường của sự hiệp thông, mà không mệt mỏi, xây dựng các cây cầu hiệp nhất và thắng vượt các hàng rào phân cách.
Tiếp tục bài giảng, ĐTC khẳng định:
Thiên Chúa ở trong con tim của kẻ yêu mến: Thiên Chúa ở nơi đâu người ta yêu thương, đặc biệt nơi đâu người ta lo lắng cho người yếu đuối và nghèo nàn với lòng can đảm và thương xót. Điều này cần thiết biết bao: cần có các Kitô hữu không để cho mệt mỏi đánh ngã, và không nản chí trước các đối nghịch, nhưng sẵn sàng và cởi mở, sẵn sàng phục vụ. Cần có những người thiện chí trợ giúp các anh chị em gặp khó khăn không phải chỉ bằng lời nói nhưng với cả việc làm. Cần có các xã hội công bằng hơn, trong đó mỗi người có thể có một cuộc sống xứng đáng hơn và nhất là một công việc làm được trả lương công bằng.
ĐTC đã nhắc tới gương của Thánh Gregorio thành Narek, là tiếng nói của dân nước Armenia, là người luôn đặt để trong sự đối thoại các bần cùng của con người với lòng thương xót của Thiên Chúa. Thánh nhân là tiếng nói ủi an, khích lệ, dịu hiền, từ bi, thương xót của Chúa.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, ĐTC đã cám ơn Đức Thuợngphụ Catholicos Karekin II và ĐTGM Minassian cũng như Đức Thưọng phụ Ghabroyan, các giám mục, linh mục và các giới chức chính quyền cũng như toàn thể tín hữu tham dự Thánh lễ, đến từ nhiều miền, kể cả Cộng hoà Georgia. Ngài cũng cám ơn các người quảng đại trợ giúp dân nghèo, các nhân viên Nhà Thương Ashotsk, cộng đoàn Công giáo địa phương, các nữ tu Armeni Vô Nhiễm Nguyên Tội và các nữ tu Thừa sai Bác ái của Mẹ Têrêsa Calcutta.
Sau Thánh lễ, ĐTC đã đi một vòng quảng trường để chào tín hữu, rồi đến thăm Tu viện “Đức Bà Armeni”, cách đó 5 cây số. Mẹ bề trên tu viện các nữ tu Armeni Vô Nhiễm Nguyên Tội đã tiếp đón ĐTC tại lối vào Viện Mồ côi “Đức Bà Armeni – Trung tâm Giáo dục Boghossian”, trong đó có 60 trẻ em mồ côi. Trong tu viện cũng có “Trường Huấn nghệ Diramayr”. Các học sinh đảm trách việc tiếp đón ĐTC và phái đoàn Toà Thánh. ĐTC đã dùng bữa trưa trong tu viện của các nữ tu.
Vào lúc 4 giờ 15 phút chiều, ĐTC từ giã cộng đoàn các nữ tu và nhân viên Trường Huấn nghệ và Viện Mồ côi Tu viện Đức Bà Armeni. Ngài đã chup hình lưu niệm với 3 nhóm: các trẻ em mồ côi, các khách của tu viện cùng con em của họ và các ân nhân. Tiếp đến, ngài đến viếng thăm Nhà thờ Chính toà Tông truyền Gyumri, toạ lạc tại Quảng trường Vartanànts cách đó 5 cây số.
Nhà thờ Chính toà Armeni Tông truyền “Yot Verk” được dâng kính Mẹ Thánh của Thiên Chúa, và được biết đến như là “Nhà thờ Chính toà 7 vết thương của Đức Trinh Nữ Maria Rất Thánh”, chiếu theo hình vẽ trên gỗ được cất giữ tại đây. Bẩy vết thương quy chiếu 7 giai thoại cuộc đời Thánh Gia, từ biến cố trốn sang Ai Cập cho tới vụ an táng Chúa Giêsu. Ban đầu, nhà thờ được làm bằng gỗ, sau đó vào cuối thế kỷ XIX được các ông hoàng nhà Kamsarakan thay thế bằng đá màu tối của vùng này. Dưới thời chính quyền Liên Xô, mọi nhà thờ tại Gyumri đều bị đóng cửa. Nhà thờ Chính toà Yot Verk đã là nơi thờ tự duy nhất được mở cửa cho các tín hữu. Bàn thờ chính giữa được dùng bởi Giáo hội Armeni Tông truyền, trong khi cung thánh phía bắc có tượng Thánh giá lấy từ một nhà thờ Công giáo dành cho các tín hữu Công giáo và cung thánh phía nam có một ảnh Icone Nga thánh Nicola vẽ trên gỗ dành cho tín hữu Chính thống thuộc Toà Thượng phụ Matscơva. Bị hư hại trong trận động đất năm 1988, nhà thờ chính toà được trùng tu với tiền quyên góp của các tín hữu Armeni di cư tại Argentina. Mái tròn cao 12 mét có bức bích hoạ Mẹ Maria bồng Chúa Giêsu Hài Đồng của Hoạ sĩ Vardges Surenyants. Bên trong nhà thờ có nhiều ảnh Icone và trên tường có các bức bích hoạ thuộc thế kỷ XVII và các bức tranh sơn dầu.
ĐTC và Đức Thượng phụ Catholicos tiến vào nhà thờ bên trong có vài Giám mục Armeni Tông truyền và một nhóm người tàn tật và người tị nạn Syria. ĐTC và Đức Thượng phụ thinh lặng quỳ cầu nguyện trước ảnh Icone 5 vết thương, rồi hai vị tôn kính Thánh giá, trong khi đó một ca đoàn hát các thánh ca. Sau cùng, ĐTC ban phép lành cho mọi người hiện diện. Khi ĐTC ra ngoài nhà thờ, có một nữ ân nhân tặng quà cho ngài.
Tiếp đến, ĐTC đã đi xe tới viếng thăm Nhà thờ Chính toà Các Thánh Tử đạo Công giáo Armeni ở quảng trường Vartanànts, cách đó 700 mét. Nhà thờ chính toà này đã được khởi công xây cất năm 2010 do Đức TGM Minassian hoàn thành, và được ĐHY Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Đông phương thánh hiến năm 2015.
Đức TGM Minassian và cha sở đã tiếp đón ĐTC tại cửa nhà thờ. Bên trong nhà thờ có một số các ân nhân của Giáo hội Công giáo Armeni. Sau lời nguyện của ĐTC, Đức Thượng phụ Catholicos đã ban phép lành cho mọi người.
Sau khi từ giã mọi người, ĐTC đã ra phi trường Gyumri cách đó 6 cây số để lấy máy bay trở về Yerevan. Từ phi trường, ĐTC đi xe tới quảng trường Cộng hoà Yerevan cách đó 12 cây số để tham dự buổi gặp gỡ đại kết cầu nguyện cho hoà bình. Quảng trường toạ lạc trước dinh chính quyền, các bộ và Viện Bảo tàng Quốc gia, có chỗ cho 50.000 người. Buổi Phụng vụ Lời Chúa cầu nguyện cho hoà bình được cử hành bằng tiếng Ý và Armeni.
Để thực hiện sự hiệp nhất cần có lời cầu nguyện của tất cả mọi người, và cần gia tăng tình yêu thương nhau, vì chỉ có lòng bác ái mới có thể chữa lành ký ức và các vết thương của quá khứ: chỉ có tình yêu thương mới xoá bỏ được các thành kiến và cho phép thừa nhận rằng việc cởi mở với người anh em thanh tẩy và cải tiến các xác tín của mình. Chúng ta được mời gọi can đảm từ bỏ các xác tín cứng nhắc và các lợi lộc riêng, nhân danh tình yêu tự hạ và trao ban, nhân danh tình yêu khiêm nhường.
ĐTC đã nói như trên trong bài giảng tại buổi cầu nguyện đại kết cho hoà bình. Ngài đã nói lên ước muốn của ngài được viếng thăm Armenia, là quốc gia đầu tiên trên thế giới đã lãnh nhận đức tin Kitô. Các Thánh giá bằng đá “khatchkar” kể lại một lịch sử duy nhất bao gồm đức tin sắt đá và khổ đau vô biên, một lịch sử giàu các chứng nhân tuyệt vời của Tin Mừng, mà anh chị em là những người thừa kế. Tôi đến như người hành hương từ Roma để gặp gỡ anh chị em và bày tỏ tâm tình yêu thương quý mến và vòng tay ôm huynh đệ của toàn thể Giáo hội Công giáo, yêu mến anh chị em và gần gũi với anh chị em.
Trong các năm qua, các cuộc gặp gỡ giữa hai Giáo Hội đã được củng cố, luôn thân tình và đáng ghi nhớ. Và tôi cám ơn anh chị em vì lòng trung thành với Tin Mừng thường rất anh hùng, và là một món quà vô giá cho mọi Kitô hữu. Chúng ta vui mừng chia sẻ biết bao bước tiến trên con đường chung và tin tưởng hướng nhìn về một ngày, trong đó với sự trợ giúp của Thiên Chúa, chúng ta sẽ hiệp nhất gần bàn thờ hiến tế của Chúa Kitô trong sự hiệp thông thánh thể tràn đầy.
ĐTC đã đặc biệt nhắc đến biết bao vị tử đạo đã đóng ấn niềm tin chung nơi Chúa Kitô với máu của các vị. Các vị là những vì sao chiếu sáng và chỉ đường cho chúng ta trên con đường còn lại phải đi. Trong số các vị thánh đó nổi bật là Thánh Catholicos Nerses Shnorhali, rất yêu thương dân tộc và các truyền thống, và hướng tới các Giáo hội khác. Sự hiệp nhất thực ra không phải là một lợi thế chiến thuật cần tìm kiếm cho lợi ích của nhau, nhưng là lợi thế mà Chúa Giêsu xin chúng ta, và là điều chúng ta phải chu toàn với thiện chí và tất cả sức lực của mình, để thực hiện sứ mệnh của chúng ta là trao ban Tin Mừng cho thế giới với sự trung thực. Theo Thánh Nerses, để thực hiện sự hiệp nhất cần thiết thiện chí của một ai đó trong Giáo Hội thì không đủ: cần phải có lời cầu nguyện của tất cả mọi người. Chính vì thế, chiều nay tôi đến đây để xin anh chị em món quà của lời cầu nguyện. Thánh Nerses cũng ghi nhận là cần gia tăng tình yêu thương nhau, vì chỉ có lòng bác ái mới có thể chữa lành ký ức và các vết thương của quá khứ: chỉ có tình yêu thương mới xóa bỏ được các thành kiến và cho phép thừa nhận rằng việc cởi mở với người anh em thanh tẩy và cải tiến các xác tín của mình. Noi gương thánh nhân, chúng ta được mời gọi can đảm từ bỏ các xác tín cứng nhắc và các lợi lộc riêng, nhân danh tình yêu tự hạ và trao ban, nhân danh tình yêu khiêm nhường: nó là dầu được chúc lành của cuộc sống Kitô, là dầu thơm thiêng liêng quý báu chữa lành, củng cố và thánh hoá. Thánh nhân nói: “Chúng ta hãy bổ túc các thiếu sót với lòng bác ái đồng nhất”… Không phải các tính toán, và các lợi thế, nhưng là tình yêu thương khiêm nhường và quảng đại lôi kéo lòng thương xót của Thiên Chúa Cha, phước lành của Chúa Kitô và sự phong phú của Chúa Thánh Thần.
Sự bình an mà Chúa Giêsu ban tặng cho chúng ta thế giới này vất vả tìm kiếm. Ngày nay các chướng ngại trên con đường hoà bình lớn biết bao, và các hậu quả của chiến tranh thê thảm biết bao! Tôi nghĩ tới các dân tộc bị bó buộc phải bỏ tất cả, đặc biệt là bên vùng Trung Đông, nơi biết bao nhiêu anh chị em của chúng ta đau khổ vì bạo lực và bách hại, vì thù hận và các xung khắc luôn luôn được dưỡng nuôi bởi tệ nạn phổ biến và buôn bán khí giới, bởi cám dỗ dùng vũ lực và thiếu tôn trọng đối với con người, đặc biệt là đối với những người yếu đuối, nghèo nàn và đối với tất cả những ai chỉ xin có một cuộc sống xứng đáng.
Tiếp tục bài giảng trong buổi cầu nguyện đại kết cho hoà bình, ĐTC nói: Tôi không thể không nghĩ tới các thử thách kinh khủng mà dân tộc anh chị em đã phải sống: một thế kỷ đã qua, kể từ khi “Sự dữ lớn lao” đổ ập trên anh chị em. Cuộc tàn sát to lớn và điên loạn, mầu nhiệm thê thảm này của sự gian ác mà dân tộc anh chị em đã sống trong thịt xác, ghi đậm dấu trong ký ức và nung nấu con tim. Tôi muốn nhấn mạnh rằng các khổ đau của anh chị em cũng là các khổ đau của chúng tôi: chúng là các khổ đau của Thân Mình mầu nhiệm Chúa Kitô. Nhớ lại chúng không chỉ là điều thích đáng mà là một bổn phận: Ước chi chúng là lời cảnh cáo cho mọi thời đại, để thế giới đừng bao giờ rơi vào lốc xoáy của những kinh hoàng như thế!
ĐTC đã ca ngợi đức tin Kitô của Giáo Hội Armeni cả trong những lúc thê thảm nhất của lịch sử đã là sức đẩy khai mào cuộc tái sinh của dân tộc bị thử thách. Nó chính là sức mạnh đích thực cho phép anh chị em rộng mở cho con đường nhiệm mầu và cứu rỗi của Phục Sinh: các vết thương còn mở và bị gây ra bởi thù hận tàn bạo và vô nghĩa có thể trong một cách thế nào đó đồng hình dạng với các vết thương của Chúa Kitô Phục Sinh, với các vết thương đã bị mở ra và Ngài còn mang trên thịt xác ngày hôm nay… Các vết thương kinh khủng ấy được tình yêu biến đổi đã trở thành suối nguồn của tha thứ và hoà bình… Thật thế, ký ức được tình yêu đi ngang qua có khả năng bước đi trên các con đường mới gây kinh ngạc, nơi các đan dệt của thù hận biến thành các dự án hoà giải, trong đó có thể hy vọng nơi một tương lai tốt đẹp hơn cho mọi người.
Hướng tới các ban trẻ, ĐTC nói: Các người trẻ thân mến, tương lai này tuỳ thuộc các con: khi làm cho sự khôn ngoan của cha ông các con thành kho tàng, các con hãy ước muốn trở thành những người xây dựng hoà bình, không phải các chưởng khế của tình trạng ngưng đọng, nhưng là những người tích cực thăng tiến một nền văn hoá gặp gỡ và hoà giải.
ĐTC đã khích lệ mọi người noi gương Thánh Gregorio thành Narek mà ngài đã tuyên bố là Tiến sĩ Giáo hội và có thể gọi thánh nhân là “Tiến sĩ Hoà bình”. Cuốn sách ngài viết có thể là hiến pháp tinh thần của nhân dân Armeni, trong đó có lời cầu này: “Lạy Chúa, xin nhớ tới những người trong dòng giống nhân loại là các kẻ thù của chúng con, nhưng vì thiện ích của họ, xin thực thi nơi họ sự tha thứ và lòng thương xót.” Như thánh nhân, chúng ta cũng phải là người dâng lời cầu nguyên cho toàn thế giới. ĐTC gửi lời chào mọi người dân Armeni sống rải rác đó đây trên thế giới và cầu chúc họ trở thành các sứ giả của sự hiệp thông và hoà bình.
ĐTC và Đức Thượng phụ Catholicos đã ôm hôn trao ban bình an cho nhau, rồi ban phép lành cho tín hữu.
Từ giã mọi người, ĐTC đã đi xe về Dinh Tông Toà Etchmiadzin cách đó 12 cây số để dùng bữa tối và nghỉ đêm, kết thúc ngày thứ hai trong chuyến viếng thăm 3 ngày tại Armenia.
Linh Tiến Khải