26/12/2024

Đã “đột kích”, mong Thủ tướng làm đến cùng

Hoan nghênh và ủng hộ Chính phủ mới đã sớm thấy và dám đột kích vào hai “tử huyệt” của kinh tế và môi trường mà hàng chục năm nay ta thấy mà không biết phải làm sao. Mong Thủ tướng làm đến cùng.

 

Đã “đột kích”, mong Thủ tướng làm đến cùng

 

Hoan nghênh và ủng hộ Chính phủ mới đã sớm thấy và dám đột kích vào hai “tử huyệt” của kinh tế và môi trường mà hàng chục năm nay ta thấy mà không biết phải làm sao. Mong Thủ tướng làm đến cùng.

 

 

 

 

Đã “đột kích”, mong Thủ tướng làm đến cùng
Gỗ được xẻ, đưa ra khỏi rừng rất thoải mái tại dự án của Công ty TNHH cao su Kim Huỳnh Đắk Lắk (huyện Ea H’Leo, Đắk Lắk) – Ảnh: TRUNG TÂN

Tôi hoan nghênh và ủng hộ Chính phủ mới đã sớm thấy và dám đột kích vào hai “tử huyệt” của kinh tế và môi trường mà hàng chục năm nay ta thấy mà không biết phải làm sao

Ông 
NGUYỄN MINH NHỊ

Sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức ngày 7-4-2016, bộ máy Chính phủ đã bắt tay vào công việc, đã làm “nóng” truyền thông với những chủ trương mới, 
kịp thời, quyết liệt.

Thực hiện lời hứa tổ chức đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, sáng 29-4 tại TP.HCM, Thủ tướng đã chủ trì hội nghị vừa trực tiếp vừa trực tuyến với sự có mặt gần 400 đại biểu doanh nghiệp, hiệp hội và hàng ngàn doanh nghiệp cả nước theo dõi qua cầu truyền hình ở các tỉnh với chủ đề “Doanh nghiệp Việt Nam – Động lực phát triển kinh tế của đất nước”.

Cuộc họp đã tạo ra sinh khí và sẽ biến thành sinh lực mới cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa với những chủ trương đột phá mạnh hơn về cải cách thủ tục hành chính, về tín dụng, về thuế… sẽ được triển khai.

Đã “đột kích”, mong Thủ tướng làm đến cùng
Ông NGUYỄN MINH NHỊ – Ảnh: CHÍ QUỐC

Ngày 20-6, tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020.

Trước tình hình rừng Tây nguyên đang bị suy giảm nhanh cả về diện tích và chất lượng, trong vòng 5 năm (2010-2014) rừng tiếp tục giảm hơn 300.000ha…, Thủ tướng đã chỉ đạo kiên quyết thực hiện việc đóng cửa rừng tự nhiên.

Thủ tướng chỉ đạo không chuyển mục đích sử dụng 2,25 triệu ha rừng tự nhiên hiện có sang mục đích khác, kể cả các dự án, công trình đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai, trừ các dự án phục vụ mục đích quốc phòng – an ninh quan trọng; không chủ trương chuyển rừng nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp.

Thủ tướng cũng chỉ đạo đóng cửa các cơ sở chế biến gỗ rừng tự nhiên, coi đây là giải pháp quan trọng để ngăn chặn đầu ra cho nạn phá rừng, buôn lậu gỗ…

Bên cạnh đó là ngừng cấp phép các công trình thủy điện chiếm đất rừng và rừng; kiên quyết thu hồi giấy phép, dừng hoạt động đối với các dự án thủy điện không chấp hành quy định trồng rừng thay thế và chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Thủ tướng yêu cầu cấp ủy chính quyền, các lực lượng vũ trang vào cuộc, đấu tranh hiệu quả với nạn phá rừng, làm rõ trách nhiệm người phụ trách từng địa bàn, tránh tình trạng “cha chung không ai khóc”.

Qua hai cuộc họp, Thủ tướng chỉ đạo đột phá vào hai lĩnh vực quan trọng. Thứ nhất là việc doanh nghiệp vừa và nhỏ không lớn nổi với các ông lớn quốc doanh và doanh nghiệp FDI (có vốn đầu tư nước ngoài) vì quan điểm xem các “quả đấm” doanh nghiệp nhà nước và FDI là động lực tăng trưởng.

Nay, Chính phủ đã xem doanh nghiệp nhỏ và vừa là động lực kinh tế, và chính quyền làm dịch vụ chứ không phải chỉ chăm bẳm “quản lý doanh nghiệp”.

Thứ hai là vấn đề môi trường thiên nhiên từng “tưởng như xa xôi lắm” nhưng đã “chết đến nơi” vì nạn di dân tự do, phá rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên dưới lòng đất bất chấp mọi giá.

Đặc biệt là nạn phá rừng ngoài việc làm sa mạc hóa vùng Trung Nam bộ đã làm nghiêm trọng hơn ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Năm nay, do hạn hán và các đập thuỷ điện thượng nguồn sông Mekong chỉ mới đưa vào vận hành chưa đến 10 trong hàng chục đập mà Nam Trung bộ – Tây nguyên và đồng bằng sông Cửu Long đã thêm vất vả.

Tôi hoan nghênh và ủng hộ Chính phủ mới đã sớm thấy và dám đột kích vào hai “tử huyệt” của kinh tế và môi trường mà hàng chục năm nay ta thấy mà không biết phải làm sao. Lần này, ý chí và quyết tâm của Chính phủ nếu không được chuyển thành của cả hệ thống chính trị thì cũng chỉ là “ném đá ao bèo” mà thôi.

Ông Trần Quốc Mạnh (giám đốc Công ty Sadaco kiêm phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM – HAWA):

Cơ hội tốt để phát triển rừng kinh tế

Tôi cho rằng câu chuyện Thủ tướng chỉ đạo việc đóng cửa rừng tự nhiên rất hay và kịp thời trong bối cảnh hiện nay. Đây là cơ hội để VN phát triển rừng phục vụ kinh tế (rừng kinh tế) để tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.

Rừng kinh tế là rừng trồng theo quy hoạch, đến một thời điểm nào đó buộc khai thác để tái tạo. Nhiều nước trên thế giới làm rất tốt, có hẳn cả một công nghệ quản lý rừng kinh tế, và họ trở thành những nơi cung ứng gỗ nguyên liệu cho thế giới, như Mỹ, Đức…

Điều tất nhiên, càng phát triển rừng kinh tế thì rừng tự nhiên càng được bảo vệ, môi trường sinh thái càng trong lành, an toàn. Sau thông điệp này, Chính phủ cần nhanh chóng triển khai và sớm có chương trình hành động đề ra mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đến các địa phương, doanh nghiệp trong việc phát triển rừng kinh tế.

Ngoài ra, việc Thủ tướng chỉ đạo đóng cửa rừng còn tạo ra một thông điệp mạnh mẽ đến các nhà tiêu thụ gỗ trên thế giới rằng VN phát triển rừng bền vững và nguồn gốc nguyên liệu chế biến gỗ của VN đã và đang ngày càng minh bạch. Đóng cửa rừng là một trong những giải pháp để đảm bảo ngành chế biến gỗ được phát triển một cách đúng hướng.

Song song với phát triển quy hoạch rừng kinh tế, Nhà nước cũng cần có chính sách khôi phục phát triển rừng tự nhiên một cách bền vững, tôi cho rằng điều này rất cấp bách, cần làm ngay. Thật ra chúng ta đã chậm trong quyết liệt bảo vệ rừng tự nhiên, nhưng chậm còn hơn không.

N.BÌNH ghi

NGUYỄN MINH NHỊ