03/11/2024

Na Uy “cấm cửa” các sản phẩm liên quan tới phá rừng

Theo Huffington Post, thông qua chính sách thu mua công của chính phủ, Na Uy cam kết cấm cửa triệt để tất cả sản phẩm có chuỗi cung ứng liên quan tới hoạt động phá rừng.

 

Na Uy “cấm cửa” các sản phẩm liên quan tới phá rừng

 

Theo Huffington Post, thông qua chính sách thu mua công của chính phủ, Na Uy cam kết cấm cửa triệt để tất cả sản phẩm có chuỗi cung ứng liên quan tới hoạt động phá rừng.

 

 

 

 

Na Uy “cấm cửa” các sản phẩm liên quan tới phá rừng
Một du khách ngắm cảnh tại rừng Amazon – Ảnh: Reuters

Đây là quốc gia đầu tiên trên thế giới tuyên bố cấm triệt để việc phá rừng. 

Ông Nils Hermann Ranum thuộc Tổ chức Rainforest Foundation Norway, đơn vị đã đóng vai trò rất lớn trong chiến dịch vận động kéo dài nhiều năm để có được kết quả này, cho biết: “Đây là một chiến thắng quan trọng trong cuộc chiến bảo vệ rừng nhiệt đới.

Trong vài năm qua, một số công ty đã cam kết ngừng thu mua các hàng hóa có thể liên quan tới việc phá rừng. Tuy nhiên tới nay, các chính phủ vẫn chưa có những cam kết tương tự. Vì thế thật vui mừng khi Na Uy đã trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện điều này”.

Tại Hội nghị thượng đỉnh chống biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc ở New York năm 2014, Na Uy, Đức và Vương quốc Anh đã cam kết sẽ “thúc đẩy những cam kết quốc gia trong việc khuyến khích các chuỗi cung cấp không phá rừng” thông qua các chính sách thu mua công và tạo ra các nguồn cung cấp bền vững cho những sản phẩm như dầu cọ, đậu nành, thịt bò và gỗ.

Theo Liên Hiệp Quốc, các sản phẩm dầu cọ, đậu nành, thịt bò và gỗ được sản xuất tại 7 nước có tỉ lệ phá rừng cao gồm Argentina, Bolivia, Brazil, Paraguay, Indonesia, Malaysia và Papua New Guinea đã gây ra tới 40% trong tổng diện tích rừng nhiệt đới bị tàn phá toàn cầu và tạo ra 44% trong tổng lượng khí thải carbon trong thời gian 2000-2011.

Đây không phải lần đầu tiên Na Uy có động thái đột phá trong chiến dịch bảo vệ rừng. Năm 2008, Na Uy đã hỗ trợ Brazil, quốc gia quản lý tới 60% diện tích rừng Amazon, 1 tỉ USD để chống phá rừng.

Theo đó, tới năm 2015 quốc gia Nam Mỹ này đã giảm được tình trạng phá rừng tới 75%, cứu nguy khoảng 8.546.960ha rừng và giảm được 3,2 tỉ tấn khí CO2 thải vào khí quyển.

CNN cho rằng với tốc độ phá rừng như hiện nay, trong khoảng 100 năm nữa rừng sẽ biến mất trên toàn thế giới.

ĐỖ DƯƠNG