24/12/2024

Vi khuẩn ‘ác mộng’ xuất hiện tại Mỹ (tổng hợp)

Khoa học từng cảnh báo về chủng ‘siêu vi khuẩn’ có thể chống mọi loại kháng sinh. Chúng có thể lây lan thành dịch mà không có loại thuốc nào tiêu diệt được. Cơn ác mộng đã thành sự thật khi ‘siêu vi khuẩn’ xuất hiện ở Mỹ.

 Vi khuẩn ‘ác mộng’ xuất hiện tại Mỹ

Loại siêu vi khuẩn mang gen MCR-1 được phân tích tại Trung tâm y tế lục quân Walter Reed

Các nhà khoa học đang rất lo ngại sau khi phát hiện tại Mỹ một chủng vi khuẩn có khả năng “cầm cự” được với nhiều dòng kháng sinh, kể cả colistine.

Tin liên quan

·         Cha đẻ thuốc kháng sinh đã cảnh báo siêu vi khuẩn từ 70 năm trước

·         Siêu vi khuẩn kháng mọi kháng sinh không chỉ có ở Mỹ

·         Mỹ phát hiện ‘siêu vi khuẩn’ kháng mọi loại kháng sinh điều trị

        Khi nữ bệnh nhân 49 tuổi, cư dân bang Pennsylvania nhập viện cách đây không lâu vì nhiễm trùng tiết niệu, các bác sĩ không ngờ ca bệnh có vẻ đơn giản này lại phức tạp đến thế. Theo tờ Le Figaro, bệnh nhân nói trên bị nhiễm một loại vi khuẩn bị xem là “cơn ác mộng” đối với y khoa.

         Đây là loại vi khuẩn siêu kháng thuốc, có thể chống chọi với nhiều dòng kháng sinh, trong đó đặc biệt là colistine, vốn được xem là một trong những “vũ khí” dự trữ để tiêu diệt những mầm bệnh lì lợm nhất trên thế giới.“Bí quyết” của siêu vi khuẩn là gen MCR-1, chuyên vô hiệu hóa colistine. Ca bệnh tại Pennsylvania đánh dấu lần đầu tiên phát hiện người nhiễm vi khuẩn mang gen này tại Mỹ.

Theo nghiên cứu của Trung tâm phòng chống và theo dõi bệnh châu Âu (ECDC) công bố hồi tháng 3, vi khuẩn mang MCR-1 đã được phát hiện ở bệnh nhân tại các nước như Anh, Canada, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Trung Quốc. Tại Pháp, siêu vi khuẩn được tìm thấy ở một số loại gia súc, gia cầm (gà tây, heo…) và trong các loại thực phẩm làm từ thịt gà, thịt heo…

Chưa rõ nguồn gốc

       Báo cáo về ca bệnh ở Pennsylvania đã được đăng trên chuyên san Antimicrobial Agents and Chemotherapy.Hiện các chuyên gia vẫn chưa thể xác định bệnh nhân đã nhiễm bệnh từ đâu vì bà này không hề đi du lịch trong vòng 5 tháng trước đó. Một trong những giả thuyết là bệnh nhân đã ăn phải thực phẩm hoặc tiếp xúc với người nhiễm siêu vi khuẩn. Thân nhân của bà này cũng đang được kiểm tra và theo dõi sát sao.

       Vấn đề khiến các nhà khoa học lo ngại nhất là các loại vi khuẩn có thể dễ dàng trao đổi “nguyên liệu” di truyền, chẳng hạn gen MCR-1, cho nhau. Trong trường hợp bệnh nhân nữ ở Pennsylvania, may mắn là dòng kháng sinh carbapénèmes vẫn còn công hiệu. Carbapénèmes cũng được xếp vào nhóm “những vũ khí sau cùng” như colistine. Tuy nhiên, nếu vi khuẩn mang gien MCR-1 lai với một siêu vi khuẩn khác có khả năng kháng carbapénèmes thì sẽ thật sự là thảm họa.

       Bác sĩ Beth Bell của Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) giải thích: “Bạn hãy tưởng tượng một bức tranh ghép khổng lồ. Hiện vẫn còn thiếu một mảnh ghép để tạo ra siêu phẩm có thể chống lại tất cả các dòng kháng sinh. Ở Mỹ, gen MCR-1 chính là mảnh ghép đó”.

 

Tin liên quan

Mỹ phát hiện ‘siêu vi khuẩn’ kháng mọi loại kháng sinh điều trị

 

Khoa học từng cảnh báo về chủng ‘siêu vi khuẩn’ có thể chống mọi loại kháng sinh. Chúng có thể lây lan thành dịch mà không có loại thuốc nào tiêu diệt được. Cơn ác mộng đã thành sự thật khi ‘siêu vi khuẩn’ xuất hiện ở Mỹ.

Có thể giết 10 triệu người/năm

        Từ lâu, các chuyên gia đã cảnh báo rằng tình trạng lạm dụng kháng sinh sẽ dẫn đến sự xuất hiện của các loại “siêu vi khuẩn”. Khi các nhà khoa học Ernest Duchesne và Alexander Fleming phát hiện được chất kháng sinh do các loại nấm tiết ra lần lượt vào năm 1897 và 1928, có lẽ họ không thể ngờ rằng thành tựu y học khi ấy sẽ có ngày trở thành một mối hiểm họa thật sự chỉ vì bị lạm dụng.

        Mới đây, ngày 19.5, báo cáo của chính phủ Anh cảnh báo nếu không có biện pháp hữu hiệu được thực hiện đồng bộ trên toàn thế giới để “xoay chuyển tình hình”, đến năm 2050, hằng năm sẽ có khoảng 10 triệu người tử vong vì nhiễm các loại vi khuẩn siêu kháng thuốc.

        Hiện nay, những dòng kháng sinh đã từng cứu sống nhiều triệu người trong suốt thế kỷ 20 đang trở nên ngày càng kém hiệu quả. Nếu tình trạng này trở nên ngày càng tồi tệ – tức tiến đến giai đoạn như khi con người chưa tìm ra kháng sinh – thì hậu quả sẽ thế nào? Theo tờ Le Figaro, khi ấy, một ca nhiễm trùng nhẹ, chẳng hạn nhiễm trùng tiết niệu, có thể nhanh chóng chuyển sang nhiễm trùng huyết. Những thủ thuật y khoa cần đến kháng sinh như ghép nội tạng, hóa trị, mổ tim… cũng sẽ khó thực hiện vì quá nhiều rủi ro.

        Chuyên gia Yves Millemann cho biết: “Khả năng chống lại các loại kháng sinh vốn đã tồn tại ở các loại vi khuẩn trong thiên nhiên. Giữa các chủng vi khuẩn với nhau hoặc giữa nấm với vi khuẩn, vẫn có những loài thiên địch. Do đó, một chủng vi khuẩn này có thể tự sản xuất ra kháng sinh để vô hiệu hóa hoặc tiêu diệt địch thủ. Và đương nhiên, chúng phải có gen giúp chống lại chất kháng sinh này để tránh… tự đầu độc”.

       Khi kháng sinh bị lạm dụng, sẽ tạo cơ hội cho những vi khuẩn mang gen chống lại kháng sinh “trỗi dậy” mạnh mẽ theo quy luật tiến hóa. Con người càng dùng kháng sinh vô tội vạ, càng dễ sinh ra các loại vi khuẩn “lì lợm”. Và khi những chủng vi khuẩn có khả năng chống lại các kháng sinh khác nhau xuất hiện dày đặc, khả năng chúng lai qua lại để tạo nên vi khuẩn siêu kháng thuốc là cực cao.

Điểm đáng chú ý là với mạng lưới kinh tế “toàn cầu hóa” hiện nay, “siêu vi khuẩn” cũng có thể chu du khắp thế giới. Nhiều loại thực phẩm được xuất / nhập khẩu phổ biến như sữa, phô mai, trứng, thịt… không thể đảm bảo hoàn toàn vô trùng. Theo các nhà khoa học, nếu các nước siết chặt quy định về sử dụng kháng sinh, tình hình có thể khả quan hơn. Các gen chống kháng sinh cũng ảnh hưởng xấu đến hoạt động của vi khuẩn nên nếu ít có dịp dùng tới, chúng sẽ dần tự thải loại các gen này.

Loại vi khuẩn chống lại được tất cả những loại kháng sinh hiện nay đã xuất hiện. Một trong những nguyên nhân trực tiếp đẩy nhân loại đến giai đoạn này chính là việc sử dụng thuốc vô tội vạ trong chăn nuôi.

Dòng kháng sinh colistine được lưu hành trên thị trường từ năm 1959 nhưng từ thập niên 1980 đã bị hạn chế dùng vì những tác dụng phụ lên thận. Tuy nhiên, ở nhiều nước, loại dược phẩm này vẫn được dùng rất phổ biến cho gia súc, đặc biệt là tại Trung Quốc. Trung Quốc cũng là nơi vi khuẩn mang gien MCR-1 kháng colistine được phát hiện lần đầu ở người vào tháng 11.2015.

Lan Chi

  

Phát hiện chấn động về ‘siêu vi khuẩn’, cơn ác mộng của loài người sắp đến ?

 

Mới đây, một câu chuyện diễn ra khiến cả nước Mỹ, đặc biệt là các chuyên gia y tế hoang mang, liên quan đến việc phát hiện một loại siêu vi khuẩn. Một viễn cảnh bác sĩ bất lực nhìn bệnh nhân chết dần vì hết thuốc trị đang lại gần hơn bao giờ hết.

Câu chuyện bắt đầu khi một phụ nữ sống tại Pennsylvania được xác nhận là nhiễm vi khuẩn E. coli mcr-1 có thể kháng lại colistin – vốn được xem như chiêu thuốc kháng sinh cuối cùng trong hàng rào phòng thủ.

Phát hiện này không mới đối với thế giới, nhưng lại là lần đầu tiên tại Mỹ và do đó nhận được nhiều quan ngại từ các chuyên gia nước này, như lời tuyên bố của giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh Hoa Kỳ Tom Frieden: Đó là đoạn cuối của con đường dành cho kháng sinh, trừ phi chúng ta hành động khẩn cấp.

Thông tin này nhanh chóng xuất hiện trên truyền thông với nhiều từ ngữ mạnh được dùng đến, xem như đó thực sự là ‘cơn ác mộng’.

Tại sao vậy ? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng ngược dòng thời gian để tìm hiểu về lịch sử của kháng sinh colistin.

Tuy nhiên, hiện nay thì colistin đã được “khai quật” và đưa vào sử dụng trở lại. Nguyên nhân là do tình trạng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn, các chiêu kháng sinh kia đã vị vi khuẩn vô hiệu hóa, và các bác sĩ không thể không dùng colistin để cứu bệnh nhân dù biết nó đặc biệt độc với thận.Kháng sinh colistin được một nhà khoa học Nhật Bản phát hiện ra vào năm 1949. Tuy nhiên sau hơn 2 thập kỷ, colistin đã không còn được sử dụng vì đặc biệt độc đối với thận.Tại thời điểm đó chúng ta vẫn còn những kháng sinh hiệu quả mà không để lại các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Để điều trị các vấn đề viêm nhiễm, kháng sinh nhóm Carbapenem là một trong những tuyến phòng thủ cuối cùng của nhân loại.

Chúng gồm 4 loại: Imipenem, meropenem, ertapenem và doripenem, là những kháng sinh beta lactam có phổ kháng khuẩn rộng nhất hiện nay. Các kháng sinh thuộc nhóm này có vai trò nhất định trong điều trị bao vây cũng như điều trị theo mục tiêu những trường hợp nhiễm khuẩn nặng và đa đề kháng, đặc biệt là những trường hợp đa đề kháng có liên quan đến trực khuẩn Gram âm và những thuốc khác không hiệu quả hoặc không phù hợp.

Vi khuẩn CRE đã kháng carbapenem và được xem như ác mộng và khiến một nửa số người mắc tử vong, người ta trông chờ vào colistin – chiêu thuốc cuối cùng. Nhưng hiện nay, ngay cả colistin đã trở nên vô hiệu.

      Trường hợp với người phụ nữ tại Pennsylvania, cô thật may mắn đã bình phục do vi khuẩn mà cô nhiễm tuy kháng colistin song lại bị diệt bởi carbapenem. Nhưng điều khiến các nhà khoa học lo ngại hơn cả là khả năng xuất hiện một dòng vi khuẩn có thể kháng được cả hai loại kháng sinh này.

Nguyên nhân sâu xa của mối lo ngại nằm ở gen kháng kháng sinh colistin của vi khuẩn. Gen này nằm trên bộ nhiễm sắc thể “lỏng lẻo” và dễ truyền cho các vi khuẩn khác. Nếu gen này được truyền cho vi khuẩn kháng carbapenem thì siêu vi khuẩn kháng cả 2 loại kháng sinh colistin và carbapenem sẽ xuất hiện, khi đó mọi loại thuốc đều trở nên vô tác dụng.

Số kháng sinh dùng trong chăn nuôi còn lớn hơn ở người

Đầu thế kỷ 20, trước cả khi Alexander Flemming tạo ra Penicillin, nước Mỹ trải qua một cơn khủng hoảng nguồn cung thịt trầm trọng. Họ buộc phải tiến hành cải cách chăn nuôi, tăng số lượng tại các trang trại lên đột biến.

Và khi số lượng vật nuôi gia tăng, kéo theo đó là mối đe doạ về các loại dịch bệnh. Vậy là đến năm 1950, loại kháng sinh dành riêng cho gia súc đã ra đời, và việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi vẫn được tiếp tục cho đến tận ngày hôm nay. 

Mỗi chúng ta đều đang ăn thịt có dư lượng kháng sinh hàng ngày

Hiện nay, có thể nói mỗi chúng ta đang ăn các loại thịt có chứa dư lượng thuốc kháng sinh trong đó hàng ngày. Theo như một số thống kê tại Mỹ, có tới 80% trong tổng số kháng sinh sản xuất ra mỗi năm để phục vụ cho chăn nuôi. Họ tiêm kháng sinh không phải để chữa bệnh, mà là để vỗ béo chúng, đồng thời ngăn ngừa khả năng mắc bệnh của gia súc trong tương lai.

Nhắc đến chăn nuôi, ta thường hiểu đó là những loài vật cực kỳ phổ biến: bò, lợn, gà, cừu, dê… Nhưng không chỉ vậy, người ta sử dụng kháng sinh cho cả ngành nuôi trồng thủy sản – đặc biệt là tại châu Á. Và thậm chí là cả trong trồng trọt nữa, cũng phụ thuộc vào kháng sinh nhằm bảo vệ các loại cây như táo, lê, cam, quýt… khỏi sâu bệnh. 

Ngay cả thủy – hải sản, thậm chí cả cây công nghiệp – tất cả đều có kháng sinh.

Việc sử dụng kháng sinh vô tội vạ như vậy đã vô tình tạo ra một loạt các loại vi khuẩn khả năng kháng rất nhiều loại thuốc. Chúng trôi nổi trong các trang trại, trong nguồn nước, trong đất, trong không khí, và ở ngay trong thực phẩm mà con người sẽ tiêu thụ.

Chính những điều này đã tạo nên cơn ác mộng kháng kháng sinh mà con người phải đối mặt ngày nay

Để dễ tưởng tượng, bạn hãy hình dung về trò chơi ghép hình, khi bạn ghép xong thì cũng là lúc siêu vi khuẩn kháng thuốc xuất hiện. Tại Mỹ trước đây còn thiếu mảnh ghép. Nhưng người ta vừa phát hiện mảnh ghép cuối cùng trên người phụ nữ tại Pennsylvania. Vấn đề hiện nay chỉ là thời gian để sắp xếp các mảnh ghép thành một bức hình hoàn chỉnh, và SIÊU VI KHUẨN kháng thuốc xuất hiện.

Kịch bản ghép hình này đối với giới chuyên môn không còn xa lạ. Thực tế, câu chuyện tương tự đã diễn ra ở Trung Quốc, Châu Âu, Canada. Nội dung của nó khiến các nhà khoa học tin rằng kỷ nguyên hậu kháng sinh không còn xa nếu chúng ta không sớm hành động.

Vi khuẩn kháng thuốc là một quá trình diễn ra tự nhiên, con người không thể ngăn cản, mà chỉ có thể làm chậm quá trình đó, đồng thời cần phải tìm ra kháng sinh mới để dành chiến thắng trong cuộc đua.

Tuy nhiên, sự lạm dụng kháng sinh trên người và đặc biệt là trong sản xuất chăn nuôi đang đẩy nhanh tốc độ kháng thuốc của vi khuẩn. Thêm vào đó là việc phát triển kháng sinh mới đang bị đình trệ vì bài toán kinh doanh: lợi nhuận do kháng sinh đem lại không hấp dẫn bằng các sản phẩm khác.

Thực ra, nhiều chuyên gia đã cảnh báo điều này từ vài chục năm trước, thậm chí ngay khi kháng sinh mới xuất hiện. Tuy nhiên những người nghiêm túc suy xét đến điều này dường như không có mấy.

Thực sự tham lam, tự tư cùng với thiếu hiểu biết đang làm cùn đi một vũ khí sống còn của nhân loại, khiến con người đang nhanh chóng thất thế trong cuộc chiến chống vi khuẩn.

 

Virus Zika sắp “xâm chiếm” toàn bộ châu Âu?

(PetroTimes) - Theo thông báo mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đại dịch Zika có thể sẽ …

Đại Hải – Nguồn:: Đại kỷ nguyên

Con người đã có những giải pháp gì ?

Nhân loại cũng đã nhận ra tác hại từ thuốc kháng sinh trong chăn nuôi, từ việc đẩy nhanh tình trạng kháng thuốc, đến những tác hại kinh khủng hơn như ung thư. Cũng vì vậy, các quốc gia buộc phải triển khai những phương án cụ thể nhằm ngăn chặn chuyện này.

Trước đó, cần biết rằng kháng sinh trong chăn nuôi là việc khó có thể từ bỏ hoàn toàn, vì rủi ro khi không dùng kháng sinh quá cao, dễ dẫn đến dịch bệnh chết hàng loạt ở vật nuôi và gây thiệt hại quá lớn cho người dân.

Sử dụng thuốc kháng sinh là điều khó tránh khỏi trong chăn nuôi

Do đó, giải pháp ở đây là siết chặt quản lý. Tại Mỹ, lượng kháng sinh cho phép sử dụng khi chăn nuôi lợn là 200gr/tấn thức ăn. Và không phải 200gr này được phép sử dụng cùng một lúc, mà phải trải đều trong vòng đời của vật nuôi.

Ngoài ra, một trong nhưng cách để hạn chế dư lượng thuốc kháng sinh là phải đảm bảo đời sống của vật nuôi. Về điểm này, các trang trại nuôi gà của Thái Lan đã làm cực kỳ tốt, thậm chí vượt trội so với nhiều nước tại châu Âu.

Các trang trại gà ở Thái sử dụng công nghệ tiên tiến, đồng thời chú trọng đến đời sống của vật nuôi

Có thể lấy ví dụ như sau: một trang trại gà điển hình tại Anh có tới 20 con gà/m2, trong khi tại Thái Lan chỉ là 14. Gà tại Thái cũng có thời gian xuất chuồng lâu hơn – 42 ngày so với 35 ngày tại Anh.

Khi chăn nuôi một cách “có tâm”, khả năng mắc dịch bệnh cũng nhỏ hơn, qua đó gián tiếp làm hạn chế lượng kháng sinh cần sử dụng.

Kết

Và sau tất cả, cơn ác mộng nhờn kháng sinh cũng đã đến rồi. Lúc này đây, chúng ta chỉ còn có thể trông chờ vào các nhà khoa học nghĩ ra loại thuốc mới, hoặc một phương pháp điều trị hiệu quả mà không cần đến kháng sinh.

Đồng thời, hãy hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh khi không cần thiết ngay và luôn. Hãy để cơ thể tự xây dựng sức đề kháng, tránh lạm dụng thuốc tùy tiện.

Nguồn: NCBI, Global Meat, Ted