ĐGH Phanxicô sẽ là tác giả cuốn sách mới cho giới trẻ
Vatican – Sau khi trở thành Đức Giáo hoàng đầu tiên là tác giả của một cuốn sách cho giới trẻ vào đầu năm nay, Đức Giáo hoàng Phanxicô sẽ là tác giả của một cuốn sách khác sắp được phát hành, dựa trên các câu trả lời của ngài cho các câu hỏi của giới trẻ đặt ra cho ngài trên một trang web. Trong cuộc họp mặt quốc tế của các lãnh đạo của Tổ chức Scholas Occurentes, nhà báo và tác giả Tiziana Lupi đã giải thích là cuốn sách mới nhắm mở ra một cánh cửa đối thoại với giới trẻ.
ĐGH Phanxicô sẽ là tác giả cuốn sách mới cho giới trẻ
Vatican – Sau khi trở thành Đức Giáo hoàng đầu tiên là tác giả của một cuốn sách cho giới trẻ vào đầu năm nay, Đức Giáo hoàng Phanxicô sẽ là tác giả của một cuốn sách khác sắp được phát hành, dựa trên các câu trả lời của ngài cho các câu hỏi của giới trẻ đặt ra cho ngài trên một trang web.
Trong cuộc họp mặt quốc tế của các lãnh đạo của Tổ chức Scholas Occurentes, nhà báo và tác giả Tiziana Lupi đã giải thích là cuốn sách mới nhắm mở ra một cánh cửa đối thoại với giới trẻ. Scholas Occurentes là tổ chức được Đức Giáo hoàng Phanxicô thành lập vào tháng 8/2013 như sáng kiến để khuyến khích sự hội nhập xã hội và văn hoá của gặp gỡ qua kỹ thuật, nghệ thuật và thể thao.
Tác giả Lupi cũng cho biết: việc xuât bản đã kết hợp những nỗ lực của Tổ chức Scholas trong việc tạo nên một diễn đàn kỹ thuật mới “cho phép các bạn trẻ khắp thế giới, thuộc mọi tầng lớp xã hội, mọi tôn giáo, đặt câu hỏi cho Đức Giáo hoàng Phanxicô mà không bị lọc lựa”. Bình thường chỉ các nhà báo đặt câu hỏi cho Đức Giáo hoàng, nhưng lần này các bạn trẻ có thể làm điều này qua trang web: new page “Ask Pope Francis” (đây là đường link trực tiếp:http://askpopefrancis.scholasoccurrentes.org/pope-francis-en-gb/). Chắc chắn là sẽ có rất nhiều câu hỏi được gửi đến Đức Giáo hoàng nên chỉ có những câu thật sự xuất phát từ trái tim sẽ được chọn in trong sách. Cuốn sách này có thể được phát hành khoảng tháng 10 hay 11 năm nay.
Đức Giáo hoàng Phanxicô đã gặp các tham dự viên trong buổi họp hôm qua, 29 tháng 5. Sau khi nghe chứng từ đầy nước mắt của một thiếu nữ Mêxicô có cha mẹ đã chia tay, bị ngược đãi khi đến Hoa Kỳ, Đức Giáo hoàng được cho biết là một chiến dịch chống ngược đãi do Tổ chức Scholas đưa ra với hashtag “#nosotrossomosunicos”, nghĩa là “chúng ta là duy nhất”.
Sau chứng từ của em gái người Mêxicô, 12 bạn trẻ trên mạng Youtube đã hỏi Đức Giáo hoàng Phanxicô làm sao để xây dựng một thế giới tốt hơn, đa dạng và hoà đồng. Đức Giáo hoàng trả lời là mỗi người phải nhận ra căn tính cá nhân của họ. Ngài giải thích là sẽ không có tương lai nếu một người thiếu một căn tính rõ ràng. Nếu muốn sự ngược đãi được ngừng lại thì chúng ta phải bỏ sự tấn công lại sau lưng; “ngược đãi là một sự tấn kích che giấu một sự tàn ác sâu sắc”. “Thế giới tàn ác. Chiến tranh là những tượng đài của sự tàn ác”, Đức Giáo hoàng nói như thế và lấy từ trong túi ra tấm ảnh mà một nữ tu ở châu Phi đã gửi cho ngài. Cho những tham dự viên xem tấm ảnh và Đức Giáo hoàng than phiền: Làm sao người ta có thể vẽ những hình ảnh ghê tởm như hình một em bé bị cắt cổ và em khác bị chặt đầu!
Đức Giáo hoàng giải thích: Nếu chúng ta muốn xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thì chúng ta phải loại bỏ mọi hình thức tàn ác. Thay vì tấn kích, chúng ta phải đạt được khả năng lắng nghe người khác và đối thoại hơn là tranh luận. Ngài nói với các người hiện diện rằng “đừng sợ đối thoại”, bởi vì với đối thoại, “mọi người đều chiến thắng, không có ai thua cuộc”.
Đức Giáo hoàng nói thêm: Thế giới hôm nay cần giảm bớt mức độ tấn kích; nó cần sự khoan dịu, cần lắng nghe, cần bước đi với nhau. Vì thiếu những thái độ này nên đã có những tàn ác. (CAN 29/5/2016)
Trong cuộc họp mặt quốc tế của các lãnh đạo của Tổ chức Scholas Occurentes, nhà báo và tác giả Tiziana Lupi đã giải thích là cuốn sách mới nhắm mở ra một cánh cửa đối thoại với giới trẻ. Scholas Occurentes là tổ chức được Đức Giáo hoàng Phanxicô thành lập vào tháng 8/2013 như sáng kiến để khuyến khích sự hội nhập xã hội và văn hoá của gặp gỡ qua kỹ thuật, nghệ thuật và thể thao.
Tác giả Lupi cũng cho biết: việc xuât bản đã kết hợp những nỗ lực của Tổ chức Scholas trong việc tạo nên một diễn đàn kỹ thuật mới “cho phép các bạn trẻ khắp thế giới, thuộc mọi tầng lớp xã hội, mọi tôn giáo, đặt câu hỏi cho Đức Giáo hoàng Phanxicô mà không bị lọc lựa”. Bình thường chỉ các nhà báo đặt câu hỏi cho Đức Giáo hoàng, nhưng lần này các bạn trẻ có thể làm điều này qua trang web: new page “Ask Pope Francis” (đây là đường link trực tiếp:http://askpopefrancis.scholasoccurrentes.org/pope-francis-en-gb/). Chắc chắn là sẽ có rất nhiều câu hỏi được gửi đến Đức Giáo hoàng nên chỉ có những câu thật sự xuất phát từ trái tim sẽ được chọn in trong sách. Cuốn sách này có thể được phát hành khoảng tháng 10 hay 11 năm nay.
Đức Giáo hoàng Phanxicô đã gặp các tham dự viên trong buổi họp hôm qua, 29 tháng 5. Sau khi nghe chứng từ đầy nước mắt của một thiếu nữ Mêxicô có cha mẹ đã chia tay, bị ngược đãi khi đến Hoa Kỳ, Đức Giáo hoàng được cho biết là một chiến dịch chống ngược đãi do Tổ chức Scholas đưa ra với hashtag “#nosotrossomosunicos”, nghĩa là “chúng ta là duy nhất”.
Sau chứng từ của em gái người Mêxicô, 12 bạn trẻ trên mạng Youtube đã hỏi Đức Giáo hoàng Phanxicô làm sao để xây dựng một thế giới tốt hơn, đa dạng và hoà đồng. Đức Giáo hoàng trả lời là mỗi người phải nhận ra căn tính cá nhân của họ. Ngài giải thích là sẽ không có tương lai nếu một người thiếu một căn tính rõ ràng. Nếu muốn sự ngược đãi được ngừng lại thì chúng ta phải bỏ sự tấn công lại sau lưng; “ngược đãi là một sự tấn kích che giấu một sự tàn ác sâu sắc”. “Thế giới tàn ác. Chiến tranh là những tượng đài của sự tàn ác”, Đức Giáo hoàng nói như thế và lấy từ trong túi ra tấm ảnh mà một nữ tu ở châu Phi đã gửi cho ngài. Cho những tham dự viên xem tấm ảnh và Đức Giáo hoàng than phiền: Làm sao người ta có thể vẽ những hình ảnh ghê tởm như hình một em bé bị cắt cổ và em khác bị chặt đầu!
Đức Giáo hoàng giải thích: Nếu chúng ta muốn xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thì chúng ta phải loại bỏ mọi hình thức tàn ác. Thay vì tấn kích, chúng ta phải đạt được khả năng lắng nghe người khác và đối thoại hơn là tranh luận. Ngài nói với các người hiện diện rằng “đừng sợ đối thoại”, bởi vì với đối thoại, “mọi người đều chiến thắng, không có ai thua cuộc”.
Đức Giáo hoàng nói thêm: Thế giới hôm nay cần giảm bớt mức độ tấn kích; nó cần sự khoan dịu, cần lắng nghe, cần bước đi với nhau. Vì thiếu những thái độ này nên đã có những tàn ác. (CAN 29/5/2016)
Hồng Thuỷ OP