Đại học Công giáo Đức Maria thành lập Trung tâm Bênêđictô XVI
Trường Đại học Đức Maria ở London, đại học Công giáo lớn nhất của Anh quốc, vừa thành lập một trung tâm nghiên cứu mới, với tên gọi “Trung tâm Bênêđictô XVI”. Đại học này được thành lập năm 1850 như là một trong những hoạt động của hàng giáo phẩm Công giáo mới được phục hồi; là đại học Công giáo duy nhất ở London.
Đại học Công giáo Đức Maria thành lập Trung tâm Bênêđictô XVI
Trường Đại học Đức Maria ở London, đại học Công giáo lớn nhất của Anh quốc, vừa thành lập một trung tâm nghiên cứu mới, với tên gọi “Trung tâm Bênêđictô XVI”. Đại học này được thành lập năm 1850 như là một trong những hoạt động của hàng giáo phẩm Công giáo mới được phục hồi; là đại học Công giáo duy nhất ở London.
Nguyên tổng thư ký giáo dục của đại học đã phát biểu trong buổi khánh thành rằng bà tin rằng trung tâm này sẽ giữ một vai trò quan trọng trong đời sống công chúng. Bà cũng nói là trung tâm sẽ có một căn tính Công giáo mạnh mẽ cùng với một chương trình nghiên cứu chuyên về chính trị, kinh tế và khoa học xã hội.
Trung tâm được đề xuất lần đầu tiên sau cuộc viếng thăm nước Anh của Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI, khi ngài đến thăm Đại học Đức Maria. Trong cuộc viếng thăm, Đức nguyên Giáo hoàng đã nói về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa đức tin và lý trí, và sự cần thiết của một cuộc đối thoại giữa tôn giáo và chính trị.
Stephen Bullivant, Giám đốc Trung tâm, cũng là một biên tập viên của Catholic Herald, đã nêu bật những nguyên tắc này trong bài phát biểu ở buổi khai mạc. Ông nói rằng trung tâm sẽ mang những sự phong phú của truyền thống Công giáo, của tư tưởng xã hội của Công giáo, sự phong phú của giáo huấn Công giáo về đức tin và lý trí vào trong cuộc đối thoại quốc gia.
Hoạt động của trung tâm sẽ bao gồm một diễn đàn nghiên cứu Công giáo, cung cấp nghiên cứu thực nghiệm nghiêm túc hữu ích về muc vụ để phục vụ Giáo hội. Nó được các giám mục Anh và xứ Wales uỷ quyền để nghiên cứu dân số không theo tôn giáo của Vương quốc Anh.
Dự án cấp thời khác bao gồm việc nghiên cứu Thông điệp Humanae Vitae của Đức Giáo hoàng Phaolô VI và hệ quả của nó – một dự án có đỉnh điểm là một tài liệu được soạn thảo cho lễ kỷ niệm lần thứ 50 của thông điệp vào năm 2018; một loạt hội thảo về Tư tưởng Xã hội Công giáo, Chính trị và Xã hội, được hướng dẫn bởi Giáo sư Philip Booth, mà sẽ mang giáo huấn của Giáo Hội với các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội hiện nay gần lại với nhau; và một dự án nghiên cứu về niềm tin phi tôn giáo, được tài trợ bởi Quỹ Templeton và được thực hiện với sự hợp tác của Trường Đại học Coventry và London College. Trung tâm cũng sẽ nghiên cứu lời mời gọi của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI về một “sân chơi” của dân ngoại – một nơi các tín hữu có thể nói chuyện với người không tin. Khai mạc của sự kiện được dự định vào cuối năm nay.
Cha Friedrich, điều phối viên quốc tế của Bộ Giáo dục Công giáo của Vatican, cho biết là cha đã thưa với Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI về trung tâm này và ngài đã chúc lành cho trung tâm. Cha cũng cho là việc đăt tên của trung tâm theo tên Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI là thích hợp. Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã không sợ sự thật, nhưng khuyến khích các tín hữu Công giáo đón nhận sự thật dù nó đến từ bất cứ nơi đâu vì không có sự thật nào trái ngược với Tin Mừng. (Catholic Herald 6/5/2016)
Nguyên tổng thư ký giáo dục của đại học đã phát biểu trong buổi khánh thành rằng bà tin rằng trung tâm này sẽ giữ một vai trò quan trọng trong đời sống công chúng. Bà cũng nói là trung tâm sẽ có một căn tính Công giáo mạnh mẽ cùng với một chương trình nghiên cứu chuyên về chính trị, kinh tế và khoa học xã hội.
Trung tâm được đề xuất lần đầu tiên sau cuộc viếng thăm nước Anh của Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI, khi ngài đến thăm Đại học Đức Maria. Trong cuộc viếng thăm, Đức nguyên Giáo hoàng đã nói về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa đức tin và lý trí, và sự cần thiết của một cuộc đối thoại giữa tôn giáo và chính trị.
Stephen Bullivant, Giám đốc Trung tâm, cũng là một biên tập viên của Catholic Herald, đã nêu bật những nguyên tắc này trong bài phát biểu ở buổi khai mạc. Ông nói rằng trung tâm sẽ mang những sự phong phú của truyền thống Công giáo, của tư tưởng xã hội của Công giáo, sự phong phú của giáo huấn Công giáo về đức tin và lý trí vào trong cuộc đối thoại quốc gia.
Hoạt động của trung tâm sẽ bao gồm một diễn đàn nghiên cứu Công giáo, cung cấp nghiên cứu thực nghiệm nghiêm túc hữu ích về muc vụ để phục vụ Giáo hội. Nó được các giám mục Anh và xứ Wales uỷ quyền để nghiên cứu dân số không theo tôn giáo của Vương quốc Anh.
Dự án cấp thời khác bao gồm việc nghiên cứu Thông điệp Humanae Vitae của Đức Giáo hoàng Phaolô VI và hệ quả của nó – một dự án có đỉnh điểm là một tài liệu được soạn thảo cho lễ kỷ niệm lần thứ 50 của thông điệp vào năm 2018; một loạt hội thảo về Tư tưởng Xã hội Công giáo, Chính trị và Xã hội, được hướng dẫn bởi Giáo sư Philip Booth, mà sẽ mang giáo huấn của Giáo Hội với các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội hiện nay gần lại với nhau; và một dự án nghiên cứu về niềm tin phi tôn giáo, được tài trợ bởi Quỹ Templeton và được thực hiện với sự hợp tác của Trường Đại học Coventry và London College. Trung tâm cũng sẽ nghiên cứu lời mời gọi của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI về một “sân chơi” của dân ngoại – một nơi các tín hữu có thể nói chuyện với người không tin. Khai mạc của sự kiện được dự định vào cuối năm nay.
Cha Friedrich, điều phối viên quốc tế của Bộ Giáo dục Công giáo của Vatican, cho biết là cha đã thưa với Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI về trung tâm này và ngài đã chúc lành cho trung tâm. Cha cũng cho là việc đăt tên của trung tâm theo tên Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI là thích hợp. Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã không sợ sự thật, nhưng khuyến khích các tín hữu Công giáo đón nhận sự thật dù nó đến từ bất cứ nơi đâu vì không có sự thật nào trái ngược với Tin Mừng. (Catholic Herald 6/5/2016)
Hồng Thuỷ OP