Giấc mơ cuối cùng của Cha Fausto Pops Tentorio
Cha Pops được sai đến các nơi khác nhau trong Giáo phận Kidapawan, sống và làm việc với những người bị bỏ rơi, đẩy mạnh việc thực thi dân chủ trong bối cảnh của bạo lực của những khu vực này, và cuối cùng cha đến truyền giáo tại Arakan suốt hơn 20 năm, cho đến khi cha bị giết vào ngày 17/10/2011.
Giấc mơ cuối cùng của Cha Fausto Pops Tentorio
Cha Pops sinh năm 1952, trong một làng nhỏ quận Brianza, vùng Lombardia, Italia. Cha đã gia nhập Chủng viện Saronno, nhưng năm 1974 cha chuyển sang chủng viện của Hội Truyền giáo Giáo hoàng Hải ngoai, gọi tắt là PIME, để chuẩn bị cho sứ vụ truyền giáo, đến với muôn dân, mà cha cảm thấy mình được mời gọi. Hai năm sau khi được lãnh thánh chức linh mục, vào năm 1979, cha bắt đầu sứ vụ truyền giáo tại đảo Mindanao, một hòn đảo lớn ở miền nam Philippines, thường được gọi là “miền viễn Tây của Philippines”. Vùng đất cha đến truyền giáo có hàng trăm ngàn héc-ta rừng, đất trồng trái cây, và nhất là các mỏ vàng và đồng. Những cánh đồng phì nhiêu bị các nhóm thực dân chiếm hữu, những kẻ bóc lột chỉ muốn tống khứ nhóm dân sắc tộc “manobo” khỏi lãnh thổ của họ.
Cha Pops được sai đến các nơi khác nhau trong Giáo phận Kidapawan, sống và làm việc với những người bị bỏ rơi, đẩy mạnh việc thực thi dân chủ trong bối cảnh của bạo lực của những khu vực này, và cuối cùng cha đến truyền giáo tại Arakan suốt hơn 20 năm, cho đến khi cha bị giết vào ngày 17/10/2011.
Cha Pops sống trong một căn lều làm bằng tre, lợp mái tôn. Đầu tiên cha tập trung, bắt đầu các công tác mục vụ bình thường của giáo xứ, chiến đấu chống lại các dịch bệnh, chiến tranh. Sau đó cha đã đến với nền văn hóa manobo, đến với tôn giáo thờ kính Manama, hữu thể tối cao, của họ. Cha Pops giúp các cộng đoàn bước ra khỏi sự cô lập bằng cách thành lập hiệp hội các bộ tộc “manobo”, tập họp các bộ tộc lại để cùng cộng tác trong việc nông nghiệp. Cha thuyết phục chính quyền Manila nhìn nhận rằng những vùng đất xa xưa đó là của các bộ tộc manono và ngăn chặn các hoạt động khai thác mỏ.
Những việc làm của cha cản trở hoạt động của những kẻ bất lương nên cha đã bị chúng đe doạ, nhưng cha không vì sợ hãi mà dừng lại. Họ tổ chức phục kích cha nhiều lần nhưng cha đều trốn thoát được. Cha không sợ những hành động đe doạ của họ mà ngay các anh em cùng hội truyền giáo đã nhắc nhở với cha. Ngày 17 tháng 10 năm 2011, khi vừa ra khỏi giáo xứ ở Arakan để đi họp ở giáo phận, cha đã bị một kẻ bịt mặt đi xe motor bắn vào đầu và lưng. Cha đã qua đời trên đường đi cấp cứu. Cha muốn được chôn cất trong một quan tài làm từ gỗ của một cây mà cha đã trồng và được chôn cất ở Kidapawan, trung tâm giáo phận.
“Đó là một người bạn của Cha Pops!” Mỗi khi tên của Cha Pops được nhắc đến là có một gương mặt lại sáng lên. Dù Cha Pops đã qua đời vài năm rồi, và hơn nữa, thung lũng Arakan, nơi Cha bị giết vì bảo vệ các bộ tộc, rất xa vùng miền núi Talaingod, nhưng những dấu ấn cha để lại cho cộng đoàn dân chúng ở Talaingod vẫn không hề phai nhạt. Cộng đồng Manobo ở Talaingod vẫn nhớ rất rõ về cha. Đây là một vùng nằm sâu trong vùng rừng rậm của Davao. Để đến được nơi đây, người ta phải đi qua những cánh đồng chuối bát ngát như vô tận cho đến Santo Ninho, rồi đi xe moto trên những con đường lầy lội ngập bùn đến một ngôi làng với các túp lều dựng lên từ gỗ và lá dừa. Cha Pops là linh mục đầu tiên đến với cộng đồng này và cùng với Hiệp hội các Thừa sai nông thôn của Philippines, cha đã kết nối các bộ tộc ở Mindanao, mở rộng hoạt động truyền giáo của cha vượt khỏi ranh giới của Giáo phận Kidapawan. Cha đã mở ngôi trường đầu tiên ở Talaingod, vì theo cha, “giáo dục là con đường đúng đắn để tổ chức các cộng đoàn và giúp họ bảo vệ quyền lợi của mình. Cha đã viết trong di chúc của mình: “Ước mơ của bạn cũng là ước mơ của tôi, cuộc chiến của bạn cũng là cuộc chiến của tôi. Bạn và tôi, chúng ta là một, cùng liên kết để xây dựng nước Chúa.”
Talaingod ngày nay đã thay đổi, không phải chỉ ở bề mặt bên ngoài, đó là hoa trái của những hy sinh của Cha Pops. Ngôi trường ở Dulyan đã trở thành tâm điểm cho nhiều cộng đoàn nhỏ rải rác khắp trong rừng. Ngôi trường mới được các người dân làng chung sức xây dựng lại, những người trước kia là các chiến binh thường gây chiến với nhau và điều này đã làm cho họ bị yếu thế khi phải chống lại những kẻ cướp đất của họ. Họ đã cùng nhau đào xới đất bàng tay chân vì không có dụng cụ, cùng chuyên chở tùng bao xi măng từ cách đó cả giờ đồng hồ. Ngôi trường đang tạo nên sự liên kết giữa họ. Đây là thành quả mà Cha Pops mong đợi: các người dân cộng tác với nhau.
Nỗi nhớ Cha Pops không dừng lai ở tình cảm nhưng được thể hiện bằng những hành động cụ thể. Quỹ Cha Pops được thành lập để tiếp tục các chương trình cha đã khởi đầu và cần sự hỗ trợ để phát triển. Nhờ Cha Pops, ở làng Talaingod có một máy phát điện hoạt động vài giờ mỗi chiều để chiếu sáng và xạc pin điện thoại, giúp người dân có thể liên lạc và không bị cô lập. Đoàn truyền giáo sức khoẻ của quỹ Cha Pops mỗi năm gửi đoàn y tế đến để kiểm tra sức khẻo dân làng thay vì các y tá trong các trạm y tế. Trên hết, có một thế hệ trẻ ở đây cũng ước mơ sẽ trở thành các giáo viên hay y tá như các người trẻ lumad đã lớn lên cùng với Cha Póps và bây giờ đang sống ở đây cùng với họ. (Mondo Misione 10/2014)
Cha Pops được sai đến các nơi khác nhau trong Giáo phận Kidapawan, sống và làm việc với những người bị bỏ rơi, đẩy mạnh việc thực thi dân chủ trong bối cảnh của bạo lực của những khu vực này, và cuối cùng cha đến truyền giáo tại Arakan suốt hơn 20 năm, cho đến khi cha bị giết vào ngày 17/10/2011.
Cha Pops sống trong một căn lều làm bằng tre, lợp mái tôn. Đầu tiên cha tập trung, bắt đầu các công tác mục vụ bình thường của giáo xứ, chiến đấu chống lại các dịch bệnh, chiến tranh. Sau đó cha đã đến với nền văn hóa manobo, đến với tôn giáo thờ kính Manama, hữu thể tối cao, của họ. Cha Pops giúp các cộng đoàn bước ra khỏi sự cô lập bằng cách thành lập hiệp hội các bộ tộc “manobo”, tập họp các bộ tộc lại để cùng cộng tác trong việc nông nghiệp. Cha thuyết phục chính quyền Manila nhìn nhận rằng những vùng đất xa xưa đó là của các bộ tộc manono và ngăn chặn các hoạt động khai thác mỏ.
Những việc làm của cha cản trở hoạt động của những kẻ bất lương nên cha đã bị chúng đe doạ, nhưng cha không vì sợ hãi mà dừng lại. Họ tổ chức phục kích cha nhiều lần nhưng cha đều trốn thoát được. Cha không sợ những hành động đe doạ của họ mà ngay các anh em cùng hội truyền giáo đã nhắc nhở với cha. Ngày 17 tháng 10 năm 2011, khi vừa ra khỏi giáo xứ ở Arakan để đi họp ở giáo phận, cha đã bị một kẻ bịt mặt đi xe motor bắn vào đầu và lưng. Cha đã qua đời trên đường đi cấp cứu. Cha muốn được chôn cất trong một quan tài làm từ gỗ của một cây mà cha đã trồng và được chôn cất ở Kidapawan, trung tâm giáo phận.
“Đó là một người bạn của Cha Pops!” Mỗi khi tên của Cha Pops được nhắc đến là có một gương mặt lại sáng lên. Dù Cha Pops đã qua đời vài năm rồi, và hơn nữa, thung lũng Arakan, nơi Cha bị giết vì bảo vệ các bộ tộc, rất xa vùng miền núi Talaingod, nhưng những dấu ấn cha để lại cho cộng đoàn dân chúng ở Talaingod vẫn không hề phai nhạt. Cộng đồng Manobo ở Talaingod vẫn nhớ rất rõ về cha. Đây là một vùng nằm sâu trong vùng rừng rậm của Davao. Để đến được nơi đây, người ta phải đi qua những cánh đồng chuối bát ngát như vô tận cho đến Santo Ninho, rồi đi xe moto trên những con đường lầy lội ngập bùn đến một ngôi làng với các túp lều dựng lên từ gỗ và lá dừa. Cha Pops là linh mục đầu tiên đến với cộng đồng này và cùng với Hiệp hội các Thừa sai nông thôn của Philippines, cha đã kết nối các bộ tộc ở Mindanao, mở rộng hoạt động truyền giáo của cha vượt khỏi ranh giới của Giáo phận Kidapawan. Cha đã mở ngôi trường đầu tiên ở Talaingod, vì theo cha, “giáo dục là con đường đúng đắn để tổ chức các cộng đoàn và giúp họ bảo vệ quyền lợi của mình. Cha đã viết trong di chúc của mình: “Ước mơ của bạn cũng là ước mơ của tôi, cuộc chiến của bạn cũng là cuộc chiến của tôi. Bạn và tôi, chúng ta là một, cùng liên kết để xây dựng nước Chúa.”
Talaingod ngày nay đã thay đổi, không phải chỉ ở bề mặt bên ngoài, đó là hoa trái của những hy sinh của Cha Pops. Ngôi trường ở Dulyan đã trở thành tâm điểm cho nhiều cộng đoàn nhỏ rải rác khắp trong rừng. Ngôi trường mới được các người dân làng chung sức xây dựng lại, những người trước kia là các chiến binh thường gây chiến với nhau và điều này đã làm cho họ bị yếu thế khi phải chống lại những kẻ cướp đất của họ. Họ đã cùng nhau đào xới đất bàng tay chân vì không có dụng cụ, cùng chuyên chở tùng bao xi măng từ cách đó cả giờ đồng hồ. Ngôi trường đang tạo nên sự liên kết giữa họ. Đây là thành quả mà Cha Pops mong đợi: các người dân cộng tác với nhau.
Nỗi nhớ Cha Pops không dừng lai ở tình cảm nhưng được thể hiện bằng những hành động cụ thể. Quỹ Cha Pops được thành lập để tiếp tục các chương trình cha đã khởi đầu và cần sự hỗ trợ để phát triển. Nhờ Cha Pops, ở làng Talaingod có một máy phát điện hoạt động vài giờ mỗi chiều để chiếu sáng và xạc pin điện thoại, giúp người dân có thể liên lạc và không bị cô lập. Đoàn truyền giáo sức khoẻ của quỹ Cha Pops mỗi năm gửi đoàn y tế đến để kiểm tra sức khẻo dân làng thay vì các y tá trong các trạm y tế. Trên hết, có một thế hệ trẻ ở đây cũng ước mơ sẽ trở thành các giáo viên hay y tá như các người trẻ lumad đã lớn lên cùng với Cha Póps và bây giờ đang sống ở đây cùng với họ. (Mondo Misione 10/2014)
Hồng Thuỷ OP