26/12/2024

Hiến kế bảo vệ dòng Mekong

Bài học từ khắp nơi như Mỹ, châu Âu cũng đã được các học giả gợi ý cho ứng xử của Việt Nam và các nước thuộc lưu vực sông Mekong.

 

Hiến kế bảo vệ dòng Mekong

 

 

Bài học từ khắp nơi như Mỹ, châu Âu cũng đã được các học giả gợi ý cho ứng xử của Việt Nam và các nước thuộc lưu vực sông Mekong.

 

 

 

 

Hiến kế bảo vệ dòng Mekong
Các chuyên gia sôi nổi hiến kế các giải pháp bảo vệ dòng Mekong tại hội thảo ngày 23-4 – Ảnh: Chí Quốc
“Đối mặt những thách thức khó khăn trong quá trình phát triển thì phải đi tiếp, phải làm tiếp, phải làm việc cùng nhau, không thể ngừng lại, vì tương lai của khu vực và vì con sông. Phải tiếp tục đối thoại, hợp tác cả đa phương lẫn song phương
Richard Pétris (chuyên gia Pháp)

Trong ngày thứ hai (23-4) của hội thảo “Sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong” tổ chức tại TP Cần Thơ, các học giả tập trung hiến kế cho VN trong việc bảo vệ dòng Mekong cũng như các giải pháp ứng phó hạn, mặn mà đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phải hứng chịu.

Nhìn từ sông Rhine

Chuyên gia Pháp Richard Pétris kể câu chuyện ở châu Âu: “Chúng tôi đã có giai đoạn đứng trước nguy cơ tranh chấp vũ trang vì mục đích sử dụng dòng sông Rhine. Châu Âu là kinh nghiệm mà VN và các nước khu vực này có thể học hỏi”.

Chính quyền, người dân đều đấu tranh giải quyết hoà bình các mục đích khác nhau trong sử dụng con sông. Chính việc hoà giải, hài h xung đột nên con sông trở thành biểu tượng, những chiếc cầu bắc qua sông trở thành biểu tượng hài h, hoà giải.

Ông Richard Pétris cho biết quy định sử dụng nguồn nước sông Rhine tuân theo quy định chung của Liên minh châu Âu “chi phối các công trình xây dựng mới trên sông Rhine ở bất kỳ nước nào của châu Âu”.

Nhưng TS Đào Trọng Tứ – giám đốc Trung tâm Tư vấn phát triển bền vững tài nguyên nước và biến đổi khí hậu – tỏ ra lo lắng khi “Trung Quốc không công nhận vấn đề luật pháp quốc tế vì họ không coi Mekong là sông quốc tế”.

Tuy nhiên ông Tứ cho rằng hiện đã có dấu hiệu Trung Quốc tham gia hợp tác trong Ủy hội sông Mekong nhưng cần làm cho Ủy hội có tiếng nói mạnh hơn nữa.

GS Sovachana – phó giám đốc Viện Hợp tác và hòa bình Campuchia – nêu băn khoăn khi năm 2002 các nước liên quan ký Tuyên bố chung về ứng xử trên Biển Đông (DOC), nhưng việc triển khai trên thực tế vô cùng khó khăn.

“Chúng ta học gì khi có tuyên bố chung nhưng rơi vào tình trạng chẳng làm được gì cụ thể. Các nước không thể nào đấu với Trung Quốc, mà thật ra cũng không tránh được Trung Quốc. Vậy phải làm gì để củng cố tăng sức mạnh, tăng vị thế các quốc gia vùng lưu vực sông Mekong trong đối thoại với Trung Quốc?

Tôi không muốn 10 năm nữa các nước nhỏ chúng ta trở thành nạn nhân của lưu vực sông Mekong. Đây chính là thời điểm VN nên đi đầu mở ra con đường, sử dụng kinh nghiệm học hỏi ở quá khứ. VN nên học bài học châu Âu, cần làm gì để bắt đầu tiến trình, thúc đẩy tiến trình đó đi tới” – ông Sovachana đề xuất.

Thành lập quỹ hỗ trợ sông Mekong?

Đề xuất trên được PGS.TS Trần Đình Thiên, viện trưởng Viện Kinh tế VN, nói trong phần trình bày tham luận của mình dù ông tự nhận định tính khả thi của đề nghị này là “mong manh”.

Ông Thiên nêu cụ thể: “Cần làm sao thế giới có quỹ về sông Mekong mà các nước trong lưu vực góp trên tinh thần vừa kinh tế, vừa nhân văn.

Ông được lợi nhiều đóng nhiều, đến lúc ông nào thiệt hại thì được hỗ trợ, được giúp đỡ để có phần khắc phục tai biến, rủi ro. Đó là cách tăng thêm trách nhiệm của các nước tham gia, của loài người khi tham gia quỹ này. Đó là ý kiến đơn giản, tính khả thi vô cùng cùng mong manh, nhưng mong manh còn hơn không”.

Tán đồng ý tưởng này, ông Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia sinh thái vùng ĐBSCL, cho rằng đó là hướng đúng khi các nước hưởng lợi từ dòng sông đóng góp.

Ngoài ra, nó còn có tác dụng khi không chỉ các nước liên quan thấy được trách nhiệm của mình, mà còn làm cả thế giới cùng chú ý vấn đề của sông Mekong.

TS Kim Geheb, điều phối viên khu vực sông Mekong (Chương trình nghiên cứu nước, đất và hệ sinh thái của Nhóm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế – CGIAR), đánh giá ý tưởng của ông Trần Đình Thiên là “hấp dẫn”, nhưng ông cho rằng “ở cấp độ khu vực thì việc này là một thách thức”.

Ông Geheb đặt câu hỏi: “Chúng ta liệu có trả tiền cho Lào không nếu Lào không xây dựng đập Don Sahong để đảm bảo cho dòng Mekong? Đây là câu hỏi khó vì cần rất nhiều tiền”.

Tiếp lời câu hỏi này, bà Tôn Nữ Thị Ninh, chủ tịch Quỹ Hòa bình và phát triển TP.HCM, cho rằng quỹ nêu trên không phải để dùng cho việc ngừng triển khai xây dựng đập thủy điện ở Lào hay ở nước khác, mà ý tưởng đó được hiểu theo kiểu ai xài nhiều từ nguồn nước sông Mekong thì đóng góp nhiều, từ đóng góp đó sẽ có nguồn phân bổ lại cho các nước có thiệt hại để cùng nhau phát triển bền vững.

Ông Thiên cũng nói việc thành lập quỹ nhằm thể hiện trách nhiệm của cộng đồng thế giới, khi bất cứ quốc gia nào “yêu” dòng sông Mekong thì đóng góp. Và khi đã đóng góp, họ sẽ có quyền có tiếng nói bảo vệ dòng sông.

“Chúng ta đang xài nước rất sang”

Cũng tại hội thảo, các chuyên gia đã đề xuất nhiều giải pháp ứng phó hạn, mặn mà người dân ĐBSCL đang phải đối mặt.

GS Nguyễn Ngọc Trân cho rằng cần phải thay đổi trong nhận thức mà đầu tiên là phải tiết kiệm nước, sử dụng nước hiệu quả cao nhất có thể. T

iếp đến là phải thay đổi nhận thức sống với hiện trạng xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu để từ đó dùng các biện pháp khoa học công nghệ biến nước mặn thành ngọt, đồng thời thay đổi cơ cấu sản xuất.

Tương tự, TS Nguyễn Thị Hậu cũng cho rằng “đường lối độc canh cây lúa ở ĐBSCL là cực kỳ sai lầm”. Bà Hậu cho biết đã có kiến nghị về vấn đề này, nhưng lãnh đạo các tỉnh thành không quan tâm tới những cây trồng khác.

Còn PGS.TS Huỳnh Phú – trưởng khoa khí tượng thuỷ văn Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội – nói thẳng: “Hiện nay các tỉnh thành ĐBSCL làm chưa đúng, nước dành cho nông nghiệp, thuỷ sản, cây lúa… thế nào đều chưa đúng, dẫn đến tình trạng lãng phí nước.

Chúng ta xài nước rất sang, mà từ “sang” ở đây là sự lãng phí. Điều mà ta nói ở đây đã có luật định hết rồi. Nhưng vấn đề thực hiện phải nghiêm túc hơn”.

CHÍ QUỐC ([email protected])