Học sinh Hồi giáo theo học trường Công giáo ở Jericho
Đây là những câu chuyện về việc sống chung hoà bình giữa người Kitô hữu và người Hồi giáo từ bản tường thuật của trường “Thánh Địa” ở Bờ Tây do các tu sĩ Phanxicô thành lập. Hầu hết các trẻ em học ở đây là người Hồi giáo. Hiệu trưởng, cũng là linh mục chính xứ, và vị Imam địa phương nói: “Ở đây, niềm say mê giáo dục là điều quan trọng số một, chúng tôi giáo dục trẻ em về việc sống chung và tôn trọng lẫn nhau.”
Học sinh Hồi giáo theo học trường Công giáo ở Jericho
WHĐ (24.03.2016) – Đây là những câu chuyện về việc sống chung hoà bình giữa người Kitô hữu và người Hồi giáo từ bản tường thuật của trường “Thánh Địa” ở Bờ Tây do các tu sĩ Phanxicô thành lập. Hầu hết các trẻ em học ở đây là người Hồi giáo. Hiệu trưởng, cũng là linh mục chính xứ, và vị Imam địa phương nói: “Ở đây, niềm say mê giáo dục là điều quan trọng số một, chúng tôi giáo dục trẻ em về việc sống chung và tôn trọng lẫn nhau.”
Trong mỗi phòng học đều có treo Thánh giá trên tường. Có khoảng 580 học sinh trong độ tuổi từ 4 đến 16: 38 học sinh là Kitô hữu, còn lại tất cả đều là người Hồi giáo. Chúng tôi đang ở Bờ Tây, tại Jericho, tại trường “Thánh Địa”, được các tu sĩ dòng Phanxicô Quản thủ Thánh Địa thành lập năm 1950; hiện nay vẫn có hai tu sĩ điều hành ngôi trường này. Trường dạy chương trình của Palestine và học phí khá hợp lý (vì phần lớn chi phí do sự đóng góp của các nhà hảo tâm và khách hành hương). Cuộc sống ở đây và nhiều trường học Công giáo khác ở Trung Đông là một lời nhắc nhở hằng ngày rằng việc trao tặng và chia sẻ kiến thức thật đẹp biết bao. Kiến thức xây dựng và phát triển các mối quan hệ giữa các thế hệ và giữa các cá nhân, ngay cả giữa những người thuộc các niềm tin khác nhau.
Cha Mario Hadchity 48 tuổi, một tu sĩ Phanxicô người Liban, là hiệu trưởng của trường và cũng là cha xứ của Giáo xứ Chúa Chiên Lành gần đó, đồng thời cha còn quản nhiệm một nhà nguyện nhỏ trên bờ sông Jordan, được xây dựng để kính mầu nhiệm Chúa Giêsu chịu Phép Rửa.
Cha Mario giải thích tại sao các phụ huynh người Hồi giáo rất thích cho con theo học ở đây: “Có nhiều lý do tại sao mọi người chọn trường của chúng tôi hơn các trường khác: chất lượng giảng dạy bảo đảm, mỗi học sinh đều được chăm sóc tận tình, có nhiều loại hình hoạt động thể thao, kỷ luật, khung cảnh đẹp và sạch sẽ. Đây là ngôi trường đầu tiên được xây dựng tại Jericho và nổi tiếng là một cơ sở giáo dục nghiêm túc và đáng tin cậy.”
Trường có 43 giáo viên – 28 người Hồi giáo và 15 người Kitô hữu. Cha Mario cho biết họ rất hợp ý nhau và tôn trọng nhau. Ông Hadi Amin một giáo viên Hồi giáo cũng đồng ý với cha Mario về điểm này. Ông cho biết: “Tôi rất vui được giảng dạy tại trường này, một ngôi trường nổi tiếng khắp thành phố về tính chuyên nghiệp, ân cần, nhiều sáng kiến, quan tâm tới việc giáo dục và kỷ luật học sinh. Tôi tự hào thuộc về trường này và đã làm việc vui vẻ với các tu sĩ Phanxicô nhiều năm nay. Họ rất gương mẫu trong tinh thần huynh đệ và về việc giúp đỡ người Palestine. Ở đây tôi cảm thấy thoải mái vì có sự tôn trọng; đó là một môi trường lành mạnh.”
Cả mối quan hệ giữa các gia đình của học sinh Kitô giáo và học sinh Hồi giáo cũng tốt đẹp: các phụ huynh học sinh dành thời gian bên nhau, tham gia các chuyến du lịch và dã ngoại của trường cũng như nhiều hoạt động ngoại khoá khác. Họ cũng tham dự các biến cố quan trọng trong đời sống của nhau như đám cưới và đám tang.
Ở Jericho, nơi có khoảng 32.000 người Hồi giáo và 500 Kitô hữu, quan hệ giữa Cha Mario và vị Imam địa phương, Sheikh Harob Afani, rất thân thiện: họ thường gặp nhau để thăm hỏi và khích lệ nhau. Cha Mario cho biết: “Trong các cuộc họp chung, chúng tôi luôn luôn ngồi cạnh nhau.”
Cha kể lại: “Một hôm, khi kết thúc buổi lễ, ngài Harob muốn đi chung xe với tôi và khi tôi hỏi ông muốn đi đường nào, ông đề nghị chúng tôi đi đường chính để mọi người có thể nhìn thấy chúng tôi ngồi cạnh nhau, để giúp củng cố tinh thần sống chung hài hoà giữa mọi người.”
Cha Mario và thầy Amin cùng chia sẻ một niềm say mê đối với giáo dục và cả hai đều tin vào vai trò chiến lược của trường học trong việc cổ vũ các mối tương quan và sự chung sống hoà bình xứng với phẩm giá con người của chúng ta. “Dạy học thì không có giới hạn”, ông Amin nói, “chúng tôi phục vụ người dân của chúng tôi và tìm cách giúp họ đoàn kết với nhau, không phân biệt người Kitô hữu và người Hồi giáo. Là giáo viên, chúng tôi vừa là cha vừa là bạn, chúng tôi quan tâm chăm sóc cho học sinh cảm thấy an toàn (vì an toàn dẫn đến hoà bình), chúng tôi giáo dục chúng biết sống chung một cách hoà bình, yêu thương và tôn trọng lẫn nhau, bảo vệ chúng khỏi lòng hận thù, và chúng tôi kiến tạo một môi trường thoải mái, có kỷ luật. Tất cả chúng tôi cùng nhau làm việc để xây dựng một thế giới công bằng hơn”. Cha Mario nói thêm: “Tôi muốn những người trẻ suy tư, vì đưa tay nhấc một hòn đá là một chuyện và dùng cái đầu để suy nghĩ là chuyện khác. Một trong những ý tưởng là đưa ra một từ vào đầu năm học, dùng làm điểm hướng dẫn cho học sinh: ví dụ, trước đây chúng tôi đề nghị từ “công bằng” – và trong nhiều tháng, mọi người chúng tôi tiếp tục suy tư và tìm hiểu xem trung thực trước mặt Chúa và với các bạn học, với cha mẹ và với những người khác nói chung nghĩa là gì.”
Khi có những ngày lễ của Kitô giáo và Hồi giáo, các học sinh cùng mừng lễ với nhau, trường học được trang hoàng; và vào dịp lễ Giáng sinh, mỗi học sinh đều nhận được một món quà nhỏ.
Cha Mario kết luận: “Kitô hữu không chỉ chăm sóc người của mình. Tình yêu đưa chúng ta đến chỗ chăm lo cho tất cả mọi người không phân biệt. Đối với tôi và anh bạn đồng nghiệp Antony Sejda của tôi, tất cả mọi học sinh đều bình đẳng, chúng tôi phục vụ và yêu thương từng em và mọi em. Các phụ huynh biết như thế. Mấy ngày trước, mẹ của một cậu bé Hồi giáo nói với tôi rằng con trai bà có hai người cha: một ở nhà và một ở trường (là tôi), người mà cháu rất yêu quý. Điều này khiến tôi thật hạnh phúc. Chỉ có yêu thương và phục vụ mới phá vỡ các rào cản và xua tan những hiểu lầm và nghi ngờ. Trước đây cũng có cha của một học sinh Hồi giáo của tôi hỏi tôi rằng ông có thể gọi tôi là “abuna” – nghĩa là “cha”- không. Ông muốn gọi như thế nhưng nghĩ rằng không được phép. Tôi giải thích với ông rằng tôi là cha và cảm thấy mình giống như cha của mọi người.”
Trong mỗi phòng học đều có treo Thánh giá trên tường. Có khoảng 580 học sinh trong độ tuổi từ 4 đến 16: 38 học sinh là Kitô hữu, còn lại tất cả đều là người Hồi giáo. Chúng tôi đang ở Bờ Tây, tại Jericho, tại trường “Thánh Địa”, được các tu sĩ dòng Phanxicô Quản thủ Thánh Địa thành lập năm 1950; hiện nay vẫn có hai tu sĩ điều hành ngôi trường này. Trường dạy chương trình của Palestine và học phí khá hợp lý (vì phần lớn chi phí do sự đóng góp của các nhà hảo tâm và khách hành hương). Cuộc sống ở đây và nhiều trường học Công giáo khác ở Trung Đông là một lời nhắc nhở hằng ngày rằng việc trao tặng và chia sẻ kiến thức thật đẹp biết bao. Kiến thức xây dựng và phát triển các mối quan hệ giữa các thế hệ và giữa các cá nhân, ngay cả giữa những người thuộc các niềm tin khác nhau.
Cha Mario Hadchity 48 tuổi, một tu sĩ Phanxicô người Liban, là hiệu trưởng của trường và cũng là cha xứ của Giáo xứ Chúa Chiên Lành gần đó, đồng thời cha còn quản nhiệm một nhà nguyện nhỏ trên bờ sông Jordan, được xây dựng để kính mầu nhiệm Chúa Giêsu chịu Phép Rửa.
Cha Mario giải thích tại sao các phụ huynh người Hồi giáo rất thích cho con theo học ở đây: “Có nhiều lý do tại sao mọi người chọn trường của chúng tôi hơn các trường khác: chất lượng giảng dạy bảo đảm, mỗi học sinh đều được chăm sóc tận tình, có nhiều loại hình hoạt động thể thao, kỷ luật, khung cảnh đẹp và sạch sẽ. Đây là ngôi trường đầu tiên được xây dựng tại Jericho và nổi tiếng là một cơ sở giáo dục nghiêm túc và đáng tin cậy.”
Trường có 43 giáo viên – 28 người Hồi giáo và 15 người Kitô hữu. Cha Mario cho biết họ rất hợp ý nhau và tôn trọng nhau. Ông Hadi Amin một giáo viên Hồi giáo cũng đồng ý với cha Mario về điểm này. Ông cho biết: “Tôi rất vui được giảng dạy tại trường này, một ngôi trường nổi tiếng khắp thành phố về tính chuyên nghiệp, ân cần, nhiều sáng kiến, quan tâm tới việc giáo dục và kỷ luật học sinh. Tôi tự hào thuộc về trường này và đã làm việc vui vẻ với các tu sĩ Phanxicô nhiều năm nay. Họ rất gương mẫu trong tinh thần huynh đệ và về việc giúp đỡ người Palestine. Ở đây tôi cảm thấy thoải mái vì có sự tôn trọng; đó là một môi trường lành mạnh.”
Cả mối quan hệ giữa các gia đình của học sinh Kitô giáo và học sinh Hồi giáo cũng tốt đẹp: các phụ huynh học sinh dành thời gian bên nhau, tham gia các chuyến du lịch và dã ngoại của trường cũng như nhiều hoạt động ngoại khoá khác. Họ cũng tham dự các biến cố quan trọng trong đời sống của nhau như đám cưới và đám tang.
Ở Jericho, nơi có khoảng 32.000 người Hồi giáo và 500 Kitô hữu, quan hệ giữa Cha Mario và vị Imam địa phương, Sheikh Harob Afani, rất thân thiện: họ thường gặp nhau để thăm hỏi và khích lệ nhau. Cha Mario cho biết: “Trong các cuộc họp chung, chúng tôi luôn luôn ngồi cạnh nhau.”
Cha kể lại: “Một hôm, khi kết thúc buổi lễ, ngài Harob muốn đi chung xe với tôi và khi tôi hỏi ông muốn đi đường nào, ông đề nghị chúng tôi đi đường chính để mọi người có thể nhìn thấy chúng tôi ngồi cạnh nhau, để giúp củng cố tinh thần sống chung hài hoà giữa mọi người.”
Cha Mario và thầy Amin cùng chia sẻ một niềm say mê đối với giáo dục và cả hai đều tin vào vai trò chiến lược của trường học trong việc cổ vũ các mối tương quan và sự chung sống hoà bình xứng với phẩm giá con người của chúng ta. “Dạy học thì không có giới hạn”, ông Amin nói, “chúng tôi phục vụ người dân của chúng tôi và tìm cách giúp họ đoàn kết với nhau, không phân biệt người Kitô hữu và người Hồi giáo. Là giáo viên, chúng tôi vừa là cha vừa là bạn, chúng tôi quan tâm chăm sóc cho học sinh cảm thấy an toàn (vì an toàn dẫn đến hoà bình), chúng tôi giáo dục chúng biết sống chung một cách hoà bình, yêu thương và tôn trọng lẫn nhau, bảo vệ chúng khỏi lòng hận thù, và chúng tôi kiến tạo một môi trường thoải mái, có kỷ luật. Tất cả chúng tôi cùng nhau làm việc để xây dựng một thế giới công bằng hơn”. Cha Mario nói thêm: “Tôi muốn những người trẻ suy tư, vì đưa tay nhấc một hòn đá là một chuyện và dùng cái đầu để suy nghĩ là chuyện khác. Một trong những ý tưởng là đưa ra một từ vào đầu năm học, dùng làm điểm hướng dẫn cho học sinh: ví dụ, trước đây chúng tôi đề nghị từ “công bằng” – và trong nhiều tháng, mọi người chúng tôi tiếp tục suy tư và tìm hiểu xem trung thực trước mặt Chúa và với các bạn học, với cha mẹ và với những người khác nói chung nghĩa là gì.”
Khi có những ngày lễ của Kitô giáo và Hồi giáo, các học sinh cùng mừng lễ với nhau, trường học được trang hoàng; và vào dịp lễ Giáng sinh, mỗi học sinh đều nhận được một món quà nhỏ.
Cha Mario kết luận: “Kitô hữu không chỉ chăm sóc người của mình. Tình yêu đưa chúng ta đến chỗ chăm lo cho tất cả mọi người không phân biệt. Đối với tôi và anh bạn đồng nghiệp Antony Sejda của tôi, tất cả mọi học sinh đều bình đẳng, chúng tôi phục vụ và yêu thương từng em và mọi em. Các phụ huynh biết như thế. Mấy ngày trước, mẹ của một cậu bé Hồi giáo nói với tôi rằng con trai bà có hai người cha: một ở nhà và một ở trường (là tôi), người mà cháu rất yêu quý. Điều này khiến tôi thật hạnh phúc. Chỉ có yêu thương và phục vụ mới phá vỡ các rào cản và xua tan những hiểu lầm và nghi ngờ. Trước đây cũng có cha của một học sinh Hồi giáo của tôi hỏi tôi rằng ông có thể gọi tôi là “abuna” – nghĩa là “cha”- không. Ông muốn gọi như thế nhưng nghĩ rằng không được phép. Tôi giải thích với ông rằng tôi là cha và cảm thấy mình giống như cha của mọi người.”
(Vatican Insider)
Minh Đức