Niên giám Toà Thánh 2016 và Niên giám Thống kê Giáo hội 2014
Niên giám Toà Thánh 2016 (Annuario Pontificio 2016) và Niên giám Thống kê Giáo hội 2014 (Annuarium Statisticum Ecclesiae 2014) là hai quyển sách mới nhất do Văn phòng Thống kê Trung ương Giáo hội biên soạn và Nhà xuất bản Vatican phát hành đã có mặt tại các hiệu sách từ mấy ngày qua.
Niên giám Toà Thánh 2016 và Niên giám Thống kê Giáo hội 2014
WHĐ (07.03.2016) – Niên giám Toà Thánh 2016 (Annuario Pontificio 2016) và Niên giám Thống kê Giáo hội 2014 (Annuarium Statisticum Ecclesiae 2014) là hai quyển sách mới nhất do Văn phòng Thống kê Trung ương Giáo hội biên soạn và Nhà xuất bản Vatican phát hành đã có mặt tại các hiệu sách từ mấy ngày qua.
Sách Niên giám Toà Thánh 2016 cho thấy một số khía cạnh mới của đời sống Giáo hội từ tháng 2 đến tháng 12 năm 2015 và Sách Niên giám Thống kê Giáo hội 2014 trình bày những thay đổi về số liệu tính đến cuối năm 2014. Các tài liệu này nhằm mang lại cái nhìn toàn cảnh về đời sống Giáo hội Công giáo toàn cầu, từ đó đánh giá sự hiện diện của Giáo hội trên khắp thế giới.
Những số liệu được nêu lên trong Sách Niên giám Thống kê Giáo hội xuất bản năm nay cho thấy một Giáo hội năng động giữa một thế giới đang diễn ra nhiều biến động. Nếu châu Phi xuất hiện như một lục địa đầy hy vọng đối với Giáo hội Công giáo, thì châu Âu lại sụt giảm về số thừa tác viên được truyền chức thánh, đặc biệt giảm sút số lượng tu sĩ. Số liệu đầu tiên thật đáng lạc quan: từ năm 2005 đến năm 2014 (giai đoạn được các nhà biên soạn Niên giám khảo sát) tỉ lệ người được rửa tội vượt xa tỉ lệ gia tăng dân số thế giới: + 14,1% so với + 10,8%, trừ châu Đại Dương.
Năm 2014, thế giới có 1.272 triệu tín hữu Công giáo, tăng hơn 157 triệu tín hữu năm 2005. 23% tín hữu Công giáo sống tại châu Âu, nhưng Công giáo tại châu lục này lại kém năng động nhất thế giới. Từ nhiều năm qua, số người được rửa tội vào khoảng 40% dân số châu Âu. Trái lại, châu Phi lại là nơi năng động nhất. Số người được rửa tội vượt 40%, trong khi dân số châu Phi tăng 23,8%. Tín hữu Công giáo châu Phi chiếm 17% số tín hữu Công giáo toàn thế giới. Châu Mỹ sút giảm nhẹ nhưng vẫn chiếm gần một nửa số tín hữu Công giáo toàn thế giới.
Trong giai đoạn 2005-2014, số giám mục trên toàn thế giới tăng 8,2%, nhất là tại châu Á, mặc dù số giám mục vẫn tập trung đông đảo tại châu Mỹ và châu Âu. Số linh mục trên toàn thế giới vẫn bình ổn, tuy có khác biệt về tăng giảm giữa các châu lục. Tại châu Phi, số linh mục triều và dòng trong giai đoạn 2015-2014 tăng 32,6%. Tại châu Âu, số linh mục giảm hơn 8%. Một số liệu cũng đáng chú ý: sau những năm 2005-2011, sự phát triển năng động đã chựng lại và tình trạng này vẫn đang tiếp diễn. Một trong những biểu hiện chựng lại kể từ năm 2011 là số chủng sinh tại tất cả các châu lục đều giảm sút, ngoại trừ châu Phi, còn châu Âu đạt 17,5%.
Năm 2014, số chủng sinh châu Phi và châu Á chiếm 53,9% chủng sinh toàn thế giới. Hiện ở châu Phi, cứ 100 linh mục thì có 66 chủng sinh, điều này cho phép hy vọng vào sự kế thừa của thế hệ mới, trong khi đó tại châu Âu, cứ 100 linh mục chỉ có 10 chủng sinh, cho thấy hàng giáo sĩ sẽ nhanh chóng lão hoá. Bộ phận giáo sĩ dòng sẽ bị ảnh hưởng hơn giáo sĩ triều. Về ơn gọi nữ, 38% nữ tu sống tại châu Âu, nhưng chính tại cựu lục địa, cũng như tại châu Mỹ và châu Đại Dương số lượng nữ tu đã giảm sút đáng kể.
Tuy nhiên số phó tế vĩnh viễn lại tăng đáng kể: 33,5%, đặc biệt tại châu Âu. Châu Mỹ cũng có đông phó tế vĩnh viễn, nhưng tác động không mạnh trên đời sống Giáo hội.
Kết luận, có thể thấy châu Âu đang dần dần đánh mất vai trò trung tâm của mình, với hàng giáo sĩ già nua và suy yếu. Mặt khác, sự năng động của hàng phó tế vĩnh viễn dường như cho thấy đã xuất hiện những chọn lựa mới, đa dạng trong việc truyền bá đức tin.
Sách Niên giám Toà Thánh 2016 cho thấy một số khía cạnh mới của đời sống Giáo hội từ tháng 2 đến tháng 12 năm 2015 và Sách Niên giám Thống kê Giáo hội 2014 trình bày những thay đổi về số liệu tính đến cuối năm 2014. Các tài liệu này nhằm mang lại cái nhìn toàn cảnh về đời sống Giáo hội Công giáo toàn cầu, từ đó đánh giá sự hiện diện của Giáo hội trên khắp thế giới.
Những số liệu được nêu lên trong Sách Niên giám Thống kê Giáo hội xuất bản năm nay cho thấy một Giáo hội năng động giữa một thế giới đang diễn ra nhiều biến động. Nếu châu Phi xuất hiện như một lục địa đầy hy vọng đối với Giáo hội Công giáo, thì châu Âu lại sụt giảm về số thừa tác viên được truyền chức thánh, đặc biệt giảm sút số lượng tu sĩ. Số liệu đầu tiên thật đáng lạc quan: từ năm 2005 đến năm 2014 (giai đoạn được các nhà biên soạn Niên giám khảo sát) tỉ lệ người được rửa tội vượt xa tỉ lệ gia tăng dân số thế giới: + 14,1% so với + 10,8%, trừ châu Đại Dương.
Năm 2014, thế giới có 1.272 triệu tín hữu Công giáo, tăng hơn 157 triệu tín hữu năm 2005. 23% tín hữu Công giáo sống tại châu Âu, nhưng Công giáo tại châu lục này lại kém năng động nhất thế giới. Từ nhiều năm qua, số người được rửa tội vào khoảng 40% dân số châu Âu. Trái lại, châu Phi lại là nơi năng động nhất. Số người được rửa tội vượt 40%, trong khi dân số châu Phi tăng 23,8%. Tín hữu Công giáo châu Phi chiếm 17% số tín hữu Công giáo toàn thế giới. Châu Mỹ sút giảm nhẹ nhưng vẫn chiếm gần một nửa số tín hữu Công giáo toàn thế giới.
Trong giai đoạn 2005-2014, số giám mục trên toàn thế giới tăng 8,2%, nhất là tại châu Á, mặc dù số giám mục vẫn tập trung đông đảo tại châu Mỹ và châu Âu. Số linh mục trên toàn thế giới vẫn bình ổn, tuy có khác biệt về tăng giảm giữa các châu lục. Tại châu Phi, số linh mục triều và dòng trong giai đoạn 2015-2014 tăng 32,6%. Tại châu Âu, số linh mục giảm hơn 8%. Một số liệu cũng đáng chú ý: sau những năm 2005-2011, sự phát triển năng động đã chựng lại và tình trạng này vẫn đang tiếp diễn. Một trong những biểu hiện chựng lại kể từ năm 2011 là số chủng sinh tại tất cả các châu lục đều giảm sút, ngoại trừ châu Phi, còn châu Âu đạt 17,5%.
Năm 2014, số chủng sinh châu Phi và châu Á chiếm 53,9% chủng sinh toàn thế giới. Hiện ở châu Phi, cứ 100 linh mục thì có 66 chủng sinh, điều này cho phép hy vọng vào sự kế thừa của thế hệ mới, trong khi đó tại châu Âu, cứ 100 linh mục chỉ có 10 chủng sinh, cho thấy hàng giáo sĩ sẽ nhanh chóng lão hoá. Bộ phận giáo sĩ dòng sẽ bị ảnh hưởng hơn giáo sĩ triều. Về ơn gọi nữ, 38% nữ tu sống tại châu Âu, nhưng chính tại cựu lục địa, cũng như tại châu Mỹ và châu Đại Dương số lượng nữ tu đã giảm sút đáng kể.
Tuy nhiên số phó tế vĩnh viễn lại tăng đáng kể: 33,5%, đặc biệt tại châu Âu. Châu Mỹ cũng có đông phó tế vĩnh viễn, nhưng tác động không mạnh trên đời sống Giáo hội.
Kết luận, có thể thấy châu Âu đang dần dần đánh mất vai trò trung tâm của mình, với hàng giáo sĩ già nua và suy yếu. Mặt khác, sự năng động của hàng phó tế vĩnh viễn dường như cho thấy đã xuất hiện những chọn lựa mới, đa dạng trong việc truyền bá đức tin.
(Theo Radio Vatican)
Thành Thi