25/12/2024

Cha Lombardi phê bình một số phản ứng về Phim Spotlig

“Những điều trần của ĐHY Pell trước Uỷ ban Hoàng gia Điều tra được nối trực tiếp giữa Australia và Roma, và việc trao tặng đồng thời Giải Oscar cho cuốn phim hay nhất “Spotlight” về vai trò của báoBoston Globe trong việc tố cáo việc che đậy những tội ác của nhiều linh mục ấu dâm ở Boston (nhất là trong những năm từ 1960-1980), đã lôi kéo theo một làn sóng mới những quan tâm của các cơ quan truyền thông và dư luận quần chúng về vấn đề thê thảm lạm dụng tính dục trẻ vị thành niêm, đặc biệt từ phía thành viên hàng giáo sĩ.

Cha Lombardi phê bình một số phản ứng về Phim Spotlight
 
 

Phát ngôn viên Toà Thánh phê bình một số phản ứng về Phim Spotlight – ANSA

VATICAN – Cha Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Toà Thánh, phê bình phản ứng của một số người về cuốn phim Spotlight (Đèn Chiếu), “có trí nhớ cụt lủn” và họ đòi Giáo hội Công giáo “phải bắt đầu phải có biện pháp chống nạn lạm dụng trẻ em, nhất là từ phía giáo sĩ.

Trong thông cáo dài công bố ngày 4-3-2016, Cha Lombardi nói: “Những điều trần của ĐHY Pell trước Uỷ ban Hoàng gia Điều tra được nối trực tiếp giữa Australia và Roma, và việc trao tặng đồng thời Giải Oscar cho cuốn phim hay nhất “Spotlight” về vai trò của báoBoston Globe trong việc tố cáo việc che đậy những tội ác của nhiều linh mục ấu dâm ở Boston (nhất là trong những năm từ 1960-1980), đã lôi kéo theo một làn sóng mới những quan tâm của các cơ quan truyền thông và dư luận quần chúng về vấn đề thê thảm lạm dụng tính dục trẻ vị thành niêm, đặc biệt từ phía thành viên hàng giáo sĩ.

Sự trình bày “giật gân” về hai biến cố đó đã làm cho phần lớn dân chúng – nhất là những người không am tường hoặc có trí nhớ cụt lủn – nghĩ rằng trong Giáo Hội người ta không làm gì cả hoặc làm rất ít để đáp lại những thảm trạng kinh khủng ấy và cần phải bắt đầu lại từ đầu. Một sự cứu xét khách quan chứng tỏ không phải như vậy. Vị TGM trước đây của Giáo phận Boston đã từ nhiệm năm 2002 sau những vụ mà Phim Spotlight đã nói tới (và sau cuộc họp nổi tiếng của các Hồng y Hoa Kỳ được ĐGH Gioan Phaolô II triệu tập tại Roma hồi tháng 4-2002) và từ năm 2003 (tức là từ 13 năm nay), Tổng Giáo phận Boston do ĐHY Sean O’Malley cai quản, ngài được mọi người biết đến vì sự nghiêm ngặt và khôn ngoan trong việc đương đầu với những vấn đề lạm dụng tính dục, đến độ đã được ĐTC bổ nhiệm vào số các cố vấn của ngài và làm Chủ tịch Uỷ ban Toà Thánh do ĐGH thành lập để bảo vệ các trẻ vị thành niên.

Cả những biến cố bi thảm lạm dụng tính dục ở Australlia cũng là đối tượng các vụ điều tra và thủ tục pháp lý và giáo luật từ nhiều năm nay. Khi ĐGH Bênêđictô XVI ở Sydney nhân dịp Ngày Quốc tế Giới trẻ năm 2008 (tức là đã 8 năm rồi), ngài gặp một nhóm nhỏ các nạn nhân ngay tại tòa TGM giáo phận do ĐHY Pell cai quản, xét vì vụ này bấy giờ có tính chất thời sự rộng rãi và Đức TGM thấy rằng một cuộc gặp gỡ như vậy rất thích hợp. Để cho thấy những vấn đề này được quan tâm theo dõi, chỉ cần nhắc đến sự kiện nguyên phần dành cho vấn đề “Lạm dụng trẻ vị thành niên. Câu trả lời của Giáo Hội” trên mạng Internet của Vatican, đã được khởi sự cách đây 10 năm, và chứa đựng 60 văn kiện hoặc những biện pháp can thiệp của Giáo Hội.

Sự dấn thân can đảm của các vị Giáo hoàng để đương đầu với các cuộc khủng hoảng xảy ra sau đó tại nhiều nước và những hoàn cảnh khác – như Hoa Kỳ, Ireland, Đức, Bỉ, Hà Lan, Dòng Đạo binh Chúa Kitô – không phải là nhỏ và cũng không phải là dửng dưng. Các thủ tục xét xử và các khoản Giáo luật phổ quát đã được canh tân; những đường hướng chỉ đạo được yêu cầu và được soạn thảo từ phía các HĐGM, không những để xử lý những vụ lạm dụng đã xảy ra, nhưng con để phòng ngừa chúng một cách thích hợp; các cuộc thanh tra tông tòa để can thiệp trong những tình cảng trầm trọng nhất; sự cải tổ sâu rộng Dòng Đạo binh Chúa Kitô, đó là những hành động nhắm đáp lại một cách sâu rộng và với sự sáng suốt đối với một tai ương được biểu lộ một cách trầm trọng lạ thường và tai hại, nhất là trong một số miền và trong một số thời kỳ. Lá thư của ĐGH Bênêđictô XVI gửi các tín hữu Ireland hồi tháng 3 năm 2010 có lẽ vẫn còn là văn kiện tham chiếu hùng hồn nhất, vượt ra ngoài nước Ireland, để hiểu thái độ và câu trả lời pháp lý, mục vụ và tinh thần của các vị Giáo hoàng cho những thảm trạng ấy của Giáo Hội thời nay: nhìn nhận những sai lầm đã phạm và thực thi công lý cho các nạn nhân, hoán cải và thanh tẩy, dấn thân phòng ngừa và canh tân việc huấn luyện về mặt nhân bản và tinh thần.

Những cuộc gặp gỡ của ĐGH Bênêđictô XVI và Phanxicô với những nhóm nạn nhân đã tháp tùng con đường dài với gương về sự lắng nghe, xin lỗi, an ủi và với sự đích thân can dự của các vị Giáo hoàng.

Tại nhiều quốc gia, các kết quả sự dấn thân đổi mới thật là khả quan, những vụ lạm dụng trở nên rất hoạ hiếm, và vì thế, phần lớn những vụ mà ngày nay người ta còn xử lý và tiếp tục được đưa ra ánh sáng thuộc về một quá khứ tương đối xa vài chục năm. Tại các nước khác, thường vì lý do tình cảnh văn hoá rất khác và vẫn còn có tính chất im lặng, còn nhiều điều phải làm và không thiếu những kháng cự và khó khăn, nhưng con đường phải theo đã trở nên rõ ràng hơn.

Việc thành lập Uỷ ban Bảo vệ Trẻ vị thành niên được ĐGH Phanxicô loan báo hồi tháng 12-2013, gồm các thành viên đến từ mọi lục địa, cho thấy sự trưởng thành trong hành trình của Giáo hội Công giáo. Sau khi ấn định và phát triển trong nội bộ một câu trả lời quyết liệt đối với những vấn đề lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên (từ phía các linh mục hoặc các nhân viên khác của Giáo Hội), người ta nhất loạt đặt vấn đề không những làm sao đáp ứng một cách thích hợp vấn đề mọi mỗi nơi trong Giáo Hội, nhưng còn phải làm sao giúp xã hội rộng lớn hơn trong đó Giáo Hội đang sống, đối phó với các vấn đề lạm dụng và vi phạm các trẻ vị thành niên, xét vì – như tất cả đều phải biết, tuy rằng nhiều khi người ta dè dặt không muốn nhìn nhận – ở mọi nơi trên thế giới phần lớn những vụ lạm dụng không xảy ra trong các lĩnh vực Giáo Hội, nhưng ở bên ngoài các linh vực này (ở Á châu người ta có thể nói về hàng chục hàng chục triệu trẻ vị thành niên bị lạm dụng, chắc chắn là không phải trong lĩnh vực Công giáo…).

Tóm lại, Giáo Hội bị thương tổn và tủi nhục vì tai ương lạm dụng, muốn phản ứng không những để thanh tẩy chính mình, nhưng cũng để dành kinh nghiệm cam go của mình trong lĩnh vực này, để làm cho việc phục vụ giáo dục và mục vụ dành cho toàn thể xã hội được phong phú hơn, xã hội nói chung còn một con đường dài phải đi để ý thức sự trầm trọng của các vấn đề và để đương đầu với chúng.

Trong viễn tượng ấy, những biến cố ở Roma trong những ngày qua, rốt cuộc có thể được đọc trong một viễn tượng tích cực. Người ta phải ghi nhận ĐHY Pell đã trình bày chứng từ bản thân một cách xứng đáng và phù hợp (khoảng 20 tiếng đồng hồ đối thoại với Uỷ ban Hoàng gia!) từ đó một lần nữa có một khung cảnh khách quan và sáng suốt hơn về những sai lầm đã xảy ra trong nhiều lĩnh vực của Giáo Hội (trong trường hợp này là Australia) trong những thập niên quá khứ. Và đây là một sự thủ đắc không phải là vô ích trong viễn tượng “cùng thanh tẩy ký ức”.

Người ta cũng phải nhìn nhận nhiều thành viên của nhóm các nạn nhân đến từ Australia để chứng tỏ sự sẵn sàng thiết lập một cuộc đối thoại xây dựng với chính ĐHY và với đại diện của Uỷ ban Toà Thánh Bảo vệ Trẻ vị thành niên – Lm. Hans Zollner SJ, thuộc Đại học Giáo hoàng Gregoriana – với cha, các nạn nhân ấy đã đào sâu những viễn tượng dấn thân hữu hiệu để phòng ngừa những lạm dụng.

Vì thế, nếu những lời kêu gọi tiếp theo sau Phim Spotlight và sự động viên của các nạn nhân và của các tổ chức nhân dịp các cuộc điều trần của ĐHY Pell sẽ góp phần hỗ trợ và tăng cường hành trình dài chống lại những lạm dụng trên trẻ vị thành niên trong Giáo hội Công giáo hoàn vũ và trên thế giới ngày nay (nơi mà chiều kích các thảm trạng này thật là vô biên), thì cũng cần được chào đón.

 
 
 

G. Trần Đức Anh OP chuyển ý