23/12/2024

Chuyên gia đóng tàu ‘khủng’

‘Dựng ‘căn nhà’ để thả xuống biển đánh bắt không đơn giản như dựng một căn nhà trên đất liền, bởi người ngư dân họ chỉ sống cách mép nước… 5 cm gỗ’, ông Đỗ Văn Thành (47 tuổi, trú xã Duy Vinh, H.Duy Xuyên, Quảng Nam) mở đầu câu chuyện về nghề đóng tàu đã gắn bó hơn 30 năm qua.

 

Chuyên gia đóng tàu ‘khủng’

 

‘Dựng ‘căn nhà’ để thả xuống biển đánh bắt không đơn giản như dựng một căn nhà trên đất liền, bởi người ngư dân họ chỉ sống cách mép nước… 5 cm gỗ’, ông Đỗ Văn Thành (47 tuổi, trú xã Duy Vinh, H.Duy Xuyên, Quảng Nam) mở đầu câu chuyện về nghề đóng tàu đã gắn bó hơn 30 năm qua.





Tay thợ lão luyện Đỗ Văn Thành với những dự án đóng tàu 'khủng' vươn khơi - Ảnh: Hoàng Sơn

 

Tay thợ lão luyện Đỗ Văn Thành với những dự án đóng tàu ‘khủng’ vươn khơi – Ảnh: Hoàng Sơn


Kể cũng lạ, con tàu nào do ông Thành đóng và hạ thủy thành công cũng được người đi biển, vốn nhiều tâm linh, tấm tắc khen ngợi, vì hễ cứ ra khơi là thắng lợi. Ông hiếm khi nghe ai phàn nàn về chất lượng con tàu cũng như ta thán “đóng tàu ở xưởng ông, tôi làm ăn không nên”. “Nên tôi có đi biển đâu mà khi nào cũng có cá tươi để ăn. Vì chỉ cần con tàu mình đóng tôm cá đầy khoang thì ngư dân luôn nhớ đến mình. Đi biển về là họ mang ngay cá tươi đến biếu, sướng không chi bằng…”, ông Thành khoe. 

 
 
Chuyên gia đóng tàu 'khủng' - ảnh 1
Con tàu là ngôi nhà giữa biển cả mênh mông, sơ suất ở bất cứ khâu nào cũng có thể gây ra hậu quả khôn lường. Dân trong nghề không cho phép cẩu thả vì mọi chi tiết đều ảnh hưởng đến sinh mệnh con người

Chuyên gia đóng tàu 'khủng' - ảnh 2
 
Ông Đỗ Văn Thành, xã Duy Vinh, H.Duy Xuyên, Quảng Nam

 


Đóng tàu cho “người hùng đại dương”
Ông Thành vào nghề năm 14 tuổi. Nhờ năng khiếu cộng đam mê mà ông trở thành thợ cả “lãnh đạo” một đội thợ khi còn rất trẻ. Bôn ba nhiều xưởng đóng tàu từ Đà Nẵng cho đến Hội An để vừa học nghề vừa lấy kinh nghiệm, cách đây gần 15 năm, ông trở về cắm dùi bên bến sông quê. Ông bảo nghề đóng tàu rất nặng nhọc. Người không đủ sức khoẻ, không kiên trì bền gan thì khó mà theo. Nhưng khổ nhất và “sợ” nhất là không có ai đến đặt hàng. “Vậy thì chỉ có uy tín mới kéo được chủ tàu đến với mình. Ngư dân họ tinh tường lắm, tàu không đạt là họ biết liền. Rồi họ mách miệng nhau. Khi đó có chú tâm vô đóng hay cỡ nào, họ cũng không tìm tới mình nữa”, ông Thành đúc kết.
30 năm qua, ông tự tạo “thương hiệu” cho mình bằng cách dốc hết tâm huyết vào từng đường cưa, nhát đục… làm nên những con tàu bền bỉ trước sóng gió và bão tố. Giá cả có thấp hơn một chút so với nhiều xưởng khác nhưng đó không phải là lý do để nhiều ngư dân tìm đến ông. Mà cái duyên, sự “mát tay” của ông “truyền” vào những con tàu là điều mà người đi biển rất mê. Có nhiều ngư dân sống sát ngay bãi đà đóng tàu lớn tại nhiều tỉnh, thành ở miền Trung vẫn tìm về cơ sở của ông Thành chỉ vì họ khoái… điềm may mà ông mang lại. Trong số đó có “người hùng” đại dương Huỳnh Văn Tạo (trú H.Núi Thành, Quảng Nam). Ông Tạo được nhiều người biết đến là người có đội tàu gia đình hùng hậu nhất nhì xứ Quảng. Chính ông là người đã khám phá ra những luồng cá dồi dào giúp nhiều chủ tàu tiếp cận ngư trường Hoàng Sa, trở thành người đi biển, bám biển nổi tiếng và có uy tín với ngư dân địa phương.

Ông Thành truyền nghề đóng tàu cho con trai

Ông Thành truyền nghề đóng tàu cho con trai

“Đóng 4 con tàu cho anh Tạo nên tôi rất hiểu anh. Hồi trước, anh lận đận lắm, mãi mới có được con tàu đầu tay do tôi đóng. Rồi cơ duyên thế nào không biết, anh ra khơi là trúng đậm và nhanh chóng phát đạt. Anh lần lượt đóng thêm tàu lớn để vươn khơi, bám biển dài ngày”, ông Thành kể về những con tàu do Huỳnh Văn Tạo đặt hàng.
Giữ chủ quyền qua những con tàu rẽ sóng
Không chỉ là người dựng “nhà” cho “ngư dân bạc tỉ” Huỳnh Văn Tạo đi biển, gìn giữ ngư trường truyền thống, ông Thành còn là “cha đẻ” của chiếc tàu cá QNa-90170 được cho là “khủng” nhất tỉnh Quảng Nam hiện nay. Con tàu này của hai cậu cháu ngư dân Võ Công Thảo và Nguyễn Đức Vỹ (trú tại H.Núi Thành) với thiết kế gồm 3 máy, tổng công suất 1.100 CV. Sau khi hạ thủy thành công, con tàu đã trực chỉ vùng biển chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa để đánh bắt từ tháng 9.2015. Đôi tay “mát” của ông Thành lại giúp nhiều ngư dân trên chiếc tàu này có công ăn việc làm liên tục. Đến nay, ngoài 3 con tàu lớn đặt hàng theo Nghị định 67 mà đội thợ của ông đang đóng, xưởng ông Thành vừa hạ thuỷ một con tàu “khủng” không kém QNa-90170 với công suất lắp máy trên 1.000 CV.
Chuyên gia đóng tàu 'khủng' - ảnh 4

Hỏi ông Thành đóng tàu khâu nào quan trọng nhất, ông gọn lỏn: “Khâu nào cũng quan trọng”. Rồi ông cắt nghĩa: “Vì con tàu là ngôi nhà giữa biển cả mênh mông, sơ suất ở bất cứ khâu nào cũng có thể gây ra hậu quả khôn lường. Dân trong nghề không cho phép cẩu thả vì mọi chi tiết đều ảnh hưởng đến sinh mệnh con người”.
Với một người yêu nghề như ông, mỗi lần thả một con tàu xuống biển đó là một niềm hạnh phúc lớn lao, khó tả. Và nhiều khi niềm vui chỉ đơn giản là sau mỗi chuyến biển là có người điện thoại khen tàu chạy tốt. “Mỗi lần xem qua ti vi nhận ra con tàu do mình đóng đang ở các vùng biển, tham gia bảo vệ chủ quyền, tôi lại thấy lâng lâng, cảm giác hãnh diện như con mình vừa làm gì đó rạng danh gia tộc vậy. Thấy đứa con tinh thần vẫy vùng trên biển là sướng lắm…”, mắt ông sáng lên niềm tự hào và nhắn nhủ: “Tôi có một đội thợ nhiệt huyết với 30 người khi nào cũng sẵn sàng đóng những con tàu lớn vươn khơi. Tàu cá đi từ công suất chỉ vài chục CV cho đến hàng trăm và rồi sẽ là hàng ngàn CV, tôi sẽ tiếp tục đóng những con tàu lớn nhất ra giữ biển, giữ đảo quê hương”.
Thay đổi để đáp ứng yêu cầu mới
Theo ông Thành, lúc tình hình Biển Đông chưa nóng bỏng như bây giờ, ngư dân ít khi để ý đến việc gia cố con tàu để tránh đâm va. Nhưng sau khi xảy ra nhiều sự cố, giờ người ta quan tâm làm sao cho thân tàu rắn chắc. “Tôi không trực tiếp đi biển nhưng nghe người ta kể lại, góp ý thì cũng phải biết cách thay đổi, cải biên một số thiết kế để con tàu phù hợp hơn trong tình hình mới. Tuy là tàu vỏ gỗ nhưng nhờ thân tàu đóng rộng hơn tàu khác nên cũng có phần an toàn hơn trong nhưng tình huống có va chạm”, ông Thành nói.

Hoàng Sơn