Thông cáo của Quốc vụ viện Truyền thông
“Vì Cha Federico Lombardi, Tổng Giám đốc, và ông Alberto Gasbarri, Giám đốc điều hành, sắp kết thúc thời gian phục vụ tại Đài Phát thanh Vatican, Đức ông Dario Viganò, Chủ tịch Quốc vụ viện Truyền thông, với sự phê chuẩn của Phủ Quốc vụ khanh Toà Thánh, đã bổ nhiệm ông Giacomo Ghisani “tạm thời” làm đại diện hợp pháp và chịu trách nhiệm điều hành Đài Phát thanh Vatican, từ ngày 1 tháng 3, trong bối cảnh tái cấu trúc ngành truyền thông Vatican hiện nay.”
Thông cáo của Quốc vụ viện Truyền thông
WHĐ (25.02.2016) – Ngày 22 tháng 2 năm 2016, Quốc vụ viện Truyền thông đã ra thông cáo sau đây:
“Vì Cha Federico Lombardi, Tổng Giám đốc, và ông Alberto Gasbarri, Giám đốc điều hành, sắp kết thúc thời gian phục vụ tại Đài Phát thanh Vatican, Đức ông Dario Viganò, Chủ tịch Quốc vụ viện Truyền thông, với sự phê chuẩn của Phủ Quốc vụ khanh Toà Thánh, đã bổ nhiệm ông Giacomo Ghisani “tạm thời” làm đại diện hợp pháp và chịu trách nhiệm điều hành Đài Phát thanh Vatican, từ ngày 1 tháng 3, trong bối cảnh tái cấu trúc ngành truyền thông Vatican hiện nay.”
Thông cáo giải thích thêm: với Tự sắc “Bối cảnh của Truyền thông ngày nay” ký ngày 27 tháng 6 năm 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thành lập Quốc vụ viện Truyền thông, hợp nhất tất cả các cơ quan hiện đang hoạt động trong lĩnh vực truyền thông vào một cơ quan mới của Giáo triều Rôma. Những cơ quan này gồm: Hội đồng Toà Thánh về Truyền thông Xã hội, Phòng Báo chí Toà Thánh, Phòng Internet Vatican, Trung tâm Truyền hình Vatican, Nhật báo Osservatore Romano, Nhà In Vatican, Phòng Nhiếp ảnh và Nhà Xuất bản Vatican.
Ngày 09 tháng 6 năm 2015, một kế hoạch khả thi và lịch làm việc đã được trình lên Hội đồng Hồng y Tư vấn (thường gọi là Nhóm C9), nêu ra tiến trình hợp nhất từng bước các cơ quan hiện có; và nói rõ: “Các cơ quan ấy, từ ngày Tự sắc được công bố, vẫn tiếp tục nhiệm vụ của mình, nhưng phải tuân theo các chỉ dẫn của Quốc vụ viện Truyền thông.”
Tiến trình này đã bắt đầu, và vào ngày 01 tháng Giêng 2016, Hội đồng Toà Thánh về Truyền thông Xã hội và Phòng Báo chí Toà Thánh đã hợp nhất với nhau về mặt hành chính và quản trị. Thẩm quyền của Quốc vụ viện Truyền thông về mặt tổ chức truyền thông không có gì thay đổi.
Năm nay, theo lịch trình đã được đề nghị và phê chuẩn, dự định sẽ hợp nhất Đài Phát thanh Vatican và Trung tâm Truyền hình Vatican, vốn đã được thực hiện đối với một số dịch vụ nhằm quản lý nhân sự tốt hơn (chẳng hạn như việc phân phối tài liệu âm thanh và hình ảnh về các nghi lễ của Đức Giáo hoàng và các sự kiện quan trọng khác của Toà Thánh).
Rõ ràng bối cảnh này giải thích lý do tại sao khi Cha Tổng Giám đốc Federico Lombardi kết thúc nhiệm kỳ 5 năm và Giám đốc Điều hành Alberto Gasbarri nghỉ hưu vào cuối tháng 2, họ sẽ không được thay thế bằng những người khác trong vai trò điều hành tương tự. Thay vì thế, một vị đại diện hợp pháp và là người đứng đầu văn phòng hành chính sẽ được bổ nhiệm, đó là Giacomo Ghisani, hiện là Phó Tổng Giám đốc Quốc vụ viện Truyền thông, người hết sức am hiểu về Đài Phát thanh Vatican và đã làm việc tại đây trong nhiều năm với tư cách Trưởng Phòng Pháp lý và Quan hệ Quốc tế.
Tiến trình tái cấu trúc sẽ được tiến hành cùng với việc xây dựng Quy chế mới, không chỉ cho Quốc vụ viện mà còn các bộ phận có liên quan để bảo đảm tính đại diện hợp pháp về mặt tổ chức, ở cấp châu Âu và cấp quốc tế. Quy chế mới cũng sẽ duyệt lại kế hoạch nhân sự của các cơ quan được hợp nhất.
Thông cáo viết thêm: “Nhiệm vụ trước mắt cho chúng ta một cơ hội lớn lao để thẩm định chất lượng của mọi định chế, những lĩnh vực có ưu thế và di sản đa ngôn ngữ và đa văn hoá của chúng ta.”
“Trong giai đoạn này, Trung tâm Truyền hình Vatican sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến của Stefano D’Agostini về việc điều hành thường lệ. Nhân viên của Đài Phát thanh Vatican sẽ tham khảo ý kiến của Giacomo Ghisani về các vấn đề hành chính và Cha Andrzej Majewski về các hoạt động biên tập và tình trạng các chương trình phát thanh bằng nhiều ngôn ngữ (tức là, Ban Giám đốc Sản xuất Chương trình hiện nay). Các vấn đề kỹ thuật, gồm cả việc mua sắm và phát triển các dự án (các hoạt động và thẩm quyền của Ban Giám đốc Kỹ thuật hiện nay) sẽ do Sandro Piervenanzi phụ trách.”
Thông cáo kết thúc: “Quốc vụ viện Truyền thông sẽ hết sức quan tâm tuân thủ tiến trình này, để vượt qua mọi khó khăn có thể xảy ra và bảo đảm thành công.”
“Vì Cha Federico Lombardi, Tổng Giám đốc, và ông Alberto Gasbarri, Giám đốc điều hành, sắp kết thúc thời gian phục vụ tại Đài Phát thanh Vatican, Đức ông Dario Viganò, Chủ tịch Quốc vụ viện Truyền thông, với sự phê chuẩn của Phủ Quốc vụ khanh Toà Thánh, đã bổ nhiệm ông Giacomo Ghisani “tạm thời” làm đại diện hợp pháp và chịu trách nhiệm điều hành Đài Phát thanh Vatican, từ ngày 1 tháng 3, trong bối cảnh tái cấu trúc ngành truyền thông Vatican hiện nay.”
Thông cáo giải thích thêm: với Tự sắc “Bối cảnh của Truyền thông ngày nay” ký ngày 27 tháng 6 năm 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thành lập Quốc vụ viện Truyền thông, hợp nhất tất cả các cơ quan hiện đang hoạt động trong lĩnh vực truyền thông vào một cơ quan mới của Giáo triều Rôma. Những cơ quan này gồm: Hội đồng Toà Thánh về Truyền thông Xã hội, Phòng Báo chí Toà Thánh, Phòng Internet Vatican, Trung tâm Truyền hình Vatican, Nhật báo Osservatore Romano, Nhà In Vatican, Phòng Nhiếp ảnh và Nhà Xuất bản Vatican.
Ngày 09 tháng 6 năm 2015, một kế hoạch khả thi và lịch làm việc đã được trình lên Hội đồng Hồng y Tư vấn (thường gọi là Nhóm C9), nêu ra tiến trình hợp nhất từng bước các cơ quan hiện có; và nói rõ: “Các cơ quan ấy, từ ngày Tự sắc được công bố, vẫn tiếp tục nhiệm vụ của mình, nhưng phải tuân theo các chỉ dẫn của Quốc vụ viện Truyền thông.”
Tiến trình này đã bắt đầu, và vào ngày 01 tháng Giêng 2016, Hội đồng Toà Thánh về Truyền thông Xã hội và Phòng Báo chí Toà Thánh đã hợp nhất với nhau về mặt hành chính và quản trị. Thẩm quyền của Quốc vụ viện Truyền thông về mặt tổ chức truyền thông không có gì thay đổi.
Năm nay, theo lịch trình đã được đề nghị và phê chuẩn, dự định sẽ hợp nhất Đài Phát thanh Vatican và Trung tâm Truyền hình Vatican, vốn đã được thực hiện đối với một số dịch vụ nhằm quản lý nhân sự tốt hơn (chẳng hạn như việc phân phối tài liệu âm thanh và hình ảnh về các nghi lễ của Đức Giáo hoàng và các sự kiện quan trọng khác của Toà Thánh).
Rõ ràng bối cảnh này giải thích lý do tại sao khi Cha Tổng Giám đốc Federico Lombardi kết thúc nhiệm kỳ 5 năm và Giám đốc Điều hành Alberto Gasbarri nghỉ hưu vào cuối tháng 2, họ sẽ không được thay thế bằng những người khác trong vai trò điều hành tương tự. Thay vì thế, một vị đại diện hợp pháp và là người đứng đầu văn phòng hành chính sẽ được bổ nhiệm, đó là Giacomo Ghisani, hiện là Phó Tổng Giám đốc Quốc vụ viện Truyền thông, người hết sức am hiểu về Đài Phát thanh Vatican và đã làm việc tại đây trong nhiều năm với tư cách Trưởng Phòng Pháp lý và Quan hệ Quốc tế.
Tiến trình tái cấu trúc sẽ được tiến hành cùng với việc xây dựng Quy chế mới, không chỉ cho Quốc vụ viện mà còn các bộ phận có liên quan để bảo đảm tính đại diện hợp pháp về mặt tổ chức, ở cấp châu Âu và cấp quốc tế. Quy chế mới cũng sẽ duyệt lại kế hoạch nhân sự của các cơ quan được hợp nhất.
Thông cáo viết thêm: “Nhiệm vụ trước mắt cho chúng ta một cơ hội lớn lao để thẩm định chất lượng của mọi định chế, những lĩnh vực có ưu thế và di sản đa ngôn ngữ và đa văn hoá của chúng ta.”
“Trong giai đoạn này, Trung tâm Truyền hình Vatican sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến của Stefano D’Agostini về việc điều hành thường lệ. Nhân viên của Đài Phát thanh Vatican sẽ tham khảo ý kiến của Giacomo Ghisani về các vấn đề hành chính và Cha Andrzej Majewski về các hoạt động biên tập và tình trạng các chương trình phát thanh bằng nhiều ngôn ngữ (tức là, Ban Giám đốc Sản xuất Chương trình hiện nay). Các vấn đề kỹ thuật, gồm cả việc mua sắm và phát triển các dự án (các hoạt động và thẩm quyền của Ban Giám đốc Kỹ thuật hiện nay) sẽ do Sandro Piervenanzi phụ trách.”
Thông cáo kết thúc: “Quốc vụ viện Truyền thông sẽ hết sức quan tâm tuân thủ tiến trình này, để vượt qua mọi khó khăn có thể xảy ra và bảo đảm thành công.”
(Theo VIS)
Huy Hoàng chuyển ngữ