Đức Thánh Cha đi Cuba gặp gỡ Đức Thượng phụ Chính thống Nga
VATICAN – Sáng ngày 12-2-2016, ĐTC Phanxicô đã rời Roma, lên đường thực hiện chuyến tông du thứ 12 ở nước ngoài, trong vòng 1 tuần lễ, với chặng dừng đầu tiên tại La Habana, thủ đô Cuba. Ngài dừng lại đây hơn 3 tiếng đồng hồ để gặp gỡ lần đầu tiên trong lịch sử với Đức Thượng phụ Kirill I, Giáo chủ Chính thống Nga. Sau cuộc gặp gỡ, ĐTC quá 5 giờ chiều giờ địa phương, ngài tiếp tục hành trình đến Mêxicô để viếng thăm tại 6 thành phố ở nước này.
Đức Thánh Cha đi Cuba gặp gỡ Đức Thượng phụ Chính thống Nga
VATICAN – Sáng ngày 12-2-2016, ĐTC Phanxicô đã rời Roma, lên đường thực hiện chuyến tông du thứ 12 ở nước ngoài, trong vòng 1 tuần lễ, với chặng dừng đầu tiên tại La Habana, thủ đô Cuba.
Ngài dừng lại đây hơn 3 tiếng đồng hồ để gặp gỡ lần đầu tiên trong lịch sử với Đức Thượng phụ Kirill I, Giáo chủ Chính thống Nga. Sau cuộc gặp gỡ, ĐTC quá 5 giờ chiều giờ địa phương, ngài tiếp tục hành trình đến Mêxicô để viếng thăm tại 6 thành phố ở nước này.
Cùng tháp tùng ĐTC trên máy bay Airbus A330 của hãng Alitalia, ngoài 30 vị thuộc đoàn tuỳ tùng, đứng đầu là ĐHY Quốc vụ khanh Pietro Parolin, và 76 ký giả Italia và quốc tế.
Lẽ ra máy bay chở ĐTC có thể cất cánh lúc 8 giờ, nhưng đến gần phi đạo, máy bay chở ĐTC đã dừng lại để máy bay của hãng Easyjet đáp xuống khẩn cấp…
Chào thăm các ký giả tháp tùng
Trên máy bay, ĐTC đã chào thăm các ký giả tháp tùng, trong đó có 10 ký giả Mêxicô, phần còn lại thuộc các nước khác. Con số này không kể 3.500 ký giả đăng ký tại Phòng Báo chí của Ban tổ chức cuộc viếng thăm của ĐTC tại Mêxicô.
ĐTC đặc biệt cám ơn Ông Alberto Gasbarri, Giám đốc Hành chính của Đài Vatican và là người tổ chức các chuyến viếng thăm của ngài tại nước ngoài. Từ 47 năm nay ông làm việc tại Vatican và ngày 1-3-2016 này ông về hưu. Đức ông Mauricio Rueda, người Colombia, thuộc Bộ Ngoại giao Toà Thánh, thay thế ông Gasbarri trong việc tổ chức các chuyến viếng thăm của ĐTC tại hải ngoại.
Tiếp đến, bà Valentina, người Mêxicô, niên trưởng các ký giả tháp tùng ĐTC, đã tặng ngài chiếc mũ vành rộng của Mêxicô, để ngài không bị nắng và giống người Mêxicô hơn!
Đức Thượng phụ Chính thống Nga
Đức Thượng phụ Kirill đã đến Cuba một ngày trước ĐTC trong chuyến viếng thăm dài 11 ngày tại Cuba, rồi Paraguay và Brazil, cho đến ngày 22-2 tới đây. Tháp tùng Đức Thượng phụ cũng có 30 người thuộc đoàn tuỳ tùng, 30 ký giả và một ca đoàn gồm 20 ca viên thuộc một Ggiáo phận Chính thống ở Mascơva. Ngài đến thăm Cuba theo lời mời của Chủ tịch Raoul Castro nhân dịp kỷ niệm 45 năm khánh thành Nhà thờ Chính thống Nga đầu tiên tại La Habana. Tại đây có khoảng 15.000 tín hữu Chính thống Nga.
Đức Thượng phụ Kirill năm nay 70 tuổi, sinh ngày 20-11-1946 tại thành phố Leningrad, nay là Petroburgo, trong một gia đình thân phụ là một linh mục Chính thống giáo và thụ phong linh mục năm 1969 lúc mới 23 tuổi, rồi làm GM lúc 30 tuổi, trước khi được thăng TGM năm sau đó. Năm 1984, ngài được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Ngoại vụ Toà Thượng phụ Chính thống Nga và là thành viên thường trực thánh Hội đồng, tức là cơ quan cai quản Giáo Hội này. Năm 2009, ngài được bầu làm Thượng phụ Chính thống Mascơva và toàn nước Nga thứ 16, với số phiếu rất lớn.
Toà Thượng phụ Chính thống Mascơva đứng hàng thứ 5 trong số 14 Giáo hội Chính thống, xét về niên thứ được nâng lên hàng Thượng phụ, sau Constantinople ở Thổ Nhĩ Kỳ, Alessandria ở Ai Cập, Antiokia nay thuộc lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ và Jerusalem, nhưng xét về số tín hữu, thì đây là Giáo hội Chính thống quan trọng nhất, vì trong số hơn 200 triệu tín hữu Chính thống trên thế giới, có tới 2 phần 3 thuộc Chính thống Nga.
Chương trình gặp gỡ
Theo chương trình, sau chuyến bay dài 12 giờ 15 phút, từ phi trường Fiumicino, máy bay chở ĐTC và đoàn tuỳ tùng đáp xuống phi trường José Martí của thủ đô La Habana, Cuba, lúc 14 giờ giờ địa phương.
Ngài được Chủ tịch Raoul Castro của Cuba tiếp đón cùng với ĐHY Jaime Ortega, TGM La Habana sở tại, một vài GM nước này và các chức sắc thuộc Hội đồng Toà Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô đón tiếp. Liền đó, Chủ tịch Raoul Castro hướng dẫn ĐTC vào phòng khách của Ông, để rồi từ đây tiến vòng phòng khánh tiến của phi trường, cùng lúc Đức Thượng phụ Kirill của Chính thống Nga tiến vào phòng này từ một cửa khác.
Tại đây hai vị giáo chủ nói chuyện với nhau, Đức Thượng phụ dùng tiếng Nga còn ĐTC dùng tiếng Tây Ban Nha, có thông dịch viên giúp hai vị trao đổi với nhau. Hiện diện trong dịp này có ĐHY Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Hiệp nhất các tín hữu Kitô, và Đức TGM Hilarion, Chủ tịch Hội đồng Ngoại vụ của Toà Thượng phụ Chính thống Nga.
Theo Cha Lombardi và Đức TGM Hilarion, chủ đề chính cuộc hội kiến là những cuộc bách hại các tín hữu Kitô tại Trung Đông và nhiều nơi khác trên thế giới. Cả ĐTC lẫn Đức Thượng phụ Kirill nhiều lần lên tiếng tố giác các cuộc bách hại Kitô hữu tại nhiều nơi trên thế giới, nhất là tại Trung Đông trong thời gian gần đây.
Tiếp sau cuộc hội kiến là phần trao đổi quà tặng. Rồi Chủ tịch Raoul Castro tiến vào phòng khánh tiết vào lúc 4 giờ 30 chiều. ĐTC và Đức Thượng phụ ký vào một tuyên ngôn chung với hai bản bằng tiếng Nga và Italia, trước khai trao đổi hai văn bản.
Sau khi ký kết và trao đổi, có một diễn văn ngắn của ĐTC bằng tiếng Tây Ban Nha và của Đức Thượng phụ bằng tiếng Nga, rồi có phần giới thiệu các thành phần của hai phái đoàn.
Lúc 5 giờ chiều, ĐTC giã từ Đức Thượng phụ Kirill và được Chủ tịch Raoul của Cuba tháp tùng đến máy bay của hãng Alitalia. Lúc 5 giờ 30 chiều máy bay cất cánh chở ĐTC đến phi trường thủ đô Mêxicô để khởi sự cuộc viếng thăm như chương trình đã định.
Theo chương trình, sau 3 giờ bay, vượt qua 1.780 cây số, máy bay chở ĐTC đáp xuống phi trường thủ đô Mêxicô lúc 7 giờ rưỡi chiều giờ địa phương. Tại đây, sau nghi thức đón tiếp, ngài sẽ về Toà Sứ thần ở thành phố Mêxicô cách phi trường 19 cây số để dùng bữa và nghỉ đêm.
Ngài dừng lại đây hơn 3 tiếng đồng hồ để gặp gỡ lần đầu tiên trong lịch sử với Đức Thượng phụ Kirill I, Giáo chủ Chính thống Nga. Sau cuộc gặp gỡ, ĐTC quá 5 giờ chiều giờ địa phương, ngài tiếp tục hành trình đến Mêxicô để viếng thăm tại 6 thành phố ở nước này.
Cùng tháp tùng ĐTC trên máy bay Airbus A330 của hãng Alitalia, ngoài 30 vị thuộc đoàn tuỳ tùng, đứng đầu là ĐHY Quốc vụ khanh Pietro Parolin, và 76 ký giả Italia và quốc tế.
Lẽ ra máy bay chở ĐTC có thể cất cánh lúc 8 giờ, nhưng đến gần phi đạo, máy bay chở ĐTC đã dừng lại để máy bay của hãng Easyjet đáp xuống khẩn cấp…
Chào thăm các ký giả tháp tùng
Trên máy bay, ĐTC đã chào thăm các ký giả tháp tùng, trong đó có 10 ký giả Mêxicô, phần còn lại thuộc các nước khác. Con số này không kể 3.500 ký giả đăng ký tại Phòng Báo chí của Ban tổ chức cuộc viếng thăm của ĐTC tại Mêxicô.
ĐTC đặc biệt cám ơn Ông Alberto Gasbarri, Giám đốc Hành chính của Đài Vatican và là người tổ chức các chuyến viếng thăm của ngài tại nước ngoài. Từ 47 năm nay ông làm việc tại Vatican và ngày 1-3-2016 này ông về hưu. Đức ông Mauricio Rueda, người Colombia, thuộc Bộ Ngoại giao Toà Thánh, thay thế ông Gasbarri trong việc tổ chức các chuyến viếng thăm của ĐTC tại hải ngoại.
Tiếp đến, bà Valentina, người Mêxicô, niên trưởng các ký giả tháp tùng ĐTC, đã tặng ngài chiếc mũ vành rộng của Mêxicô, để ngài không bị nắng và giống người Mêxicô hơn!
Đức Thượng phụ Chính thống Nga
Đức Thượng phụ Kirill đã đến Cuba một ngày trước ĐTC trong chuyến viếng thăm dài 11 ngày tại Cuba, rồi Paraguay và Brazil, cho đến ngày 22-2 tới đây. Tháp tùng Đức Thượng phụ cũng có 30 người thuộc đoàn tuỳ tùng, 30 ký giả và một ca đoàn gồm 20 ca viên thuộc một Ggiáo phận Chính thống ở Mascơva. Ngài đến thăm Cuba theo lời mời của Chủ tịch Raoul Castro nhân dịp kỷ niệm 45 năm khánh thành Nhà thờ Chính thống Nga đầu tiên tại La Habana. Tại đây có khoảng 15.000 tín hữu Chính thống Nga.
Đức Thượng phụ Kirill năm nay 70 tuổi, sinh ngày 20-11-1946 tại thành phố Leningrad, nay là Petroburgo, trong một gia đình thân phụ là một linh mục Chính thống giáo và thụ phong linh mục năm 1969 lúc mới 23 tuổi, rồi làm GM lúc 30 tuổi, trước khi được thăng TGM năm sau đó. Năm 1984, ngài được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Ngoại vụ Toà Thượng phụ Chính thống Nga và là thành viên thường trực thánh Hội đồng, tức là cơ quan cai quản Giáo Hội này. Năm 2009, ngài được bầu làm Thượng phụ Chính thống Mascơva và toàn nước Nga thứ 16, với số phiếu rất lớn.
Toà Thượng phụ Chính thống Mascơva đứng hàng thứ 5 trong số 14 Giáo hội Chính thống, xét về niên thứ được nâng lên hàng Thượng phụ, sau Constantinople ở Thổ Nhĩ Kỳ, Alessandria ở Ai Cập, Antiokia nay thuộc lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ và Jerusalem, nhưng xét về số tín hữu, thì đây là Giáo hội Chính thống quan trọng nhất, vì trong số hơn 200 triệu tín hữu Chính thống trên thế giới, có tới 2 phần 3 thuộc Chính thống Nga.
Chương trình gặp gỡ
Theo chương trình, sau chuyến bay dài 12 giờ 15 phút, từ phi trường Fiumicino, máy bay chở ĐTC và đoàn tuỳ tùng đáp xuống phi trường José Martí của thủ đô La Habana, Cuba, lúc 14 giờ giờ địa phương.
Ngài được Chủ tịch Raoul Castro của Cuba tiếp đón cùng với ĐHY Jaime Ortega, TGM La Habana sở tại, một vài GM nước này và các chức sắc thuộc Hội đồng Toà Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô đón tiếp. Liền đó, Chủ tịch Raoul Castro hướng dẫn ĐTC vào phòng khách của Ông, để rồi từ đây tiến vòng phòng khánh tiến của phi trường, cùng lúc Đức Thượng phụ Kirill của Chính thống Nga tiến vào phòng này từ một cửa khác.
Tại đây hai vị giáo chủ nói chuyện với nhau, Đức Thượng phụ dùng tiếng Nga còn ĐTC dùng tiếng Tây Ban Nha, có thông dịch viên giúp hai vị trao đổi với nhau. Hiện diện trong dịp này có ĐHY Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Hiệp nhất các tín hữu Kitô, và Đức TGM Hilarion, Chủ tịch Hội đồng Ngoại vụ của Toà Thượng phụ Chính thống Nga.
Theo Cha Lombardi và Đức TGM Hilarion, chủ đề chính cuộc hội kiến là những cuộc bách hại các tín hữu Kitô tại Trung Đông và nhiều nơi khác trên thế giới. Cả ĐTC lẫn Đức Thượng phụ Kirill nhiều lần lên tiếng tố giác các cuộc bách hại Kitô hữu tại nhiều nơi trên thế giới, nhất là tại Trung Đông trong thời gian gần đây.
Tiếp sau cuộc hội kiến là phần trao đổi quà tặng. Rồi Chủ tịch Raoul Castro tiến vào phòng khánh tiết vào lúc 4 giờ 30 chiều. ĐTC và Đức Thượng phụ ký vào một tuyên ngôn chung với hai bản bằng tiếng Nga và Italia, trước khai trao đổi hai văn bản.
Sau khi ký kết và trao đổi, có một diễn văn ngắn của ĐTC bằng tiếng Tây Ban Nha và của Đức Thượng phụ bằng tiếng Nga, rồi có phần giới thiệu các thành phần của hai phái đoàn.
Lúc 5 giờ chiều, ĐTC giã từ Đức Thượng phụ Kirill và được Chủ tịch Raoul của Cuba tháp tùng đến máy bay của hãng Alitalia. Lúc 5 giờ 30 chiều máy bay cất cánh chở ĐTC đến phi trường thủ đô Mêxicô để khởi sự cuộc viếng thăm như chương trình đã định.
Theo chương trình, sau 3 giờ bay, vượt qua 1.780 cây số, máy bay chở ĐTC đáp xuống phi trường thủ đô Mêxicô lúc 7 giờ rưỡi chiều giờ địa phương. Tại đây, sau nghi thức đón tiếp, ngài sẽ về Toà Sứ thần ở thành phố Mêxicô cách phi trường 19 cây số để dùng bữa và nghỉ đêm.
G. Trần Đức Anh OP