Sức mạnh của lời cầu nguyện
VATICAN – “Lời cầu nguyện chân thành khiến phép lạ xảy ra và giúp con tim chúng ta không bị chai cứng. Lời cầu nguyện sẽ biến đổi Giáo hội. Không phải chúng tôi, các giáo hoàng, hồng y, giám mục, linh mục làm cho Giáo hội tiến về phía trước mà là chính các thánh.” Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ như trên trong bài giảng Thánh lễ sáng thứ ba, ngày 12.01 tại Nhà nguyện Thánh Marta.
Sức mạnh của lời cầu nguyện
VATICAN – “Lời cầu nguyện chân thành khiến phép lạ xảy ra và giúp con tim chúng ta không bị chai cứng. Lời cầu nguyện sẽ biến đổi Giáo hội. Không phải chúng tôi, các giáo hoàng, hồng y, giám mục, linh mục làm cho Giáo hội tiến về phía trước mà là chính các thánh.” Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ như trên trong bài giảng Thánh lễ sáng thứ ba, ngày 12.01 tại Nhà nguyện Thánh Marta.
Đức Thánh Cha đã triển khai bài giảng dựa trên bài đọc một trích sách Samuel, kể về bà Anna – một người phụ nữ đau khổ, đã nức nở cầu nguyện để nài xin Thiên Chúa ban cho bà một đứa con – và vị tư tế Êli, ngồi trên ghế ở cửa đền thờ và quan sát bà Anna từ xa. Vì bà Anna thầm thĩ trong lòng, chỉ có môi mấp máy, chẳng ai nghe thấy tiếng bà, nên ông Êli nghĩ rằng bà say rượu.
Đức Thánh Cha đã triển khai bài giảng dựa trên bài đọc một trích sách Samuel, kể về bà Anna – một người phụ nữ đau khổ, đã nức nở cầu nguyện để nài xin Thiên Chúa ban cho bà một đứa con – và vị tư tế Êli, ngồi trên ghế ở cửa đền thờ và quan sát bà Anna từ xa. Vì bà Anna thầm thĩ trong lòng, chỉ có môi mấp máy, chẳng ai nghe thấy tiếng bà, nên ông Êli nghĩ rằng bà say rượu.
Đức Thánh Cha nói: “Bà Anna đã đầu nguyện thầm thĩ trong lòng và chỉ mấp máy môi, chẳng ai có thể nghe tiếng bà. Bà là một phụ nữ can đảm có lòng tin tưởng nhưng tâm hồn đang tràn ngập cay đắng. Bằng những giọt nước mắt chân thành, bà đàng nài xin ân sủng và sự xót thương của Thiên Chúa. Có rất nhiều phụ nữ can đảm và tốt lành như thế trong Giáo hội. Họ đã đặt trọn sự tín thác của mình trong những lời cầu nguyện chân thành. Ngay lập tức, chúng ta sẽ nhớ đến thánh Monica. Bằng nước mắt và lời cầu nguyện, thánh nữ đã kéo ân sủng của Thiên Chúa xuống trên người con trai, để rồi người con ấy đã thực sự hoán cải và trở nên thánh. Đó chính là Thánh Augustinô. Có nhiều phụ nữ như thế đang hiện diện trong Giáo hội.
Bà Anna thầm thĩ cầu nguyện trong đau khổ và nước mắt. Nhưng vị tư tế Êli lại nghĩ rằng bà đang say xỉn và khuyên bà đi dã rượu. Suy đoán của ông Êli là điều mà ta phải cẩn trọng, vì khi con tim không có lòng xót thương, ta rất dễ nghĩ những điều tiêu cực. Ta sẽ không hiểu cũng như không đồng cảm được với những người đang cầu nguyện trong đau khổ và nước mắt. Họ đang phó thác nỗi đau và sự cùng cực của họ nơi Thiên Chúa.
Đức Giêsu biết và hiểu rất rõ những lời cầu nguyện trong hoàn cảnh thống khổ như thế này. Bởi gì trong Vườn Dầu, chính Ngài đã lo buồn đến đổ mồ hôi máu: ‘Lạy Cha, nếu Cha muốn xin cất chén này cho Con, nhưng đừng theo ý Con, một theo ý Cha.’ Lời cầu nguyện của Đức Giêsu và bà Anna đều có chung một tâm tình: hiền lành và khiêm tốn. Đôi khi cầu nguyện, chúng ta nài xin Chúa điều này điều kia, nhưng rất thường là chúng ta không biết cầu nguyện như thế nào và phải xin điều gì cho đúng.”
Đức Thánh Cha cũng kể lại câu chuyện một người đàn ông ở Buenos Aires có đứa con gái 9 tuổi trong bệnh viện, đang trong tình trạng nguy kịch sắp chết. Ông đã thức trắng cả đêm để đi đến Đền thờ Đức Trinh Nữ Maria ở Lujàn mà cầu nguyện. Ông đã bám vào cánh cổng, tựa đầu vào những khung sắt của đền thờ và tha thiết nài xin ơn chữa lành cho đứa con gái bé bỏng. Sáng hôm sau, khi quay lại bệnh viện, con gái của ông đã được chữa lành.
Đức Thánh Cha kết luận: “Những lời cầu nguyện chân thành sẽ khiến phép lạ xảy ra. Phép lạ sẽ xảy ra cho những Kitô hữu, cho những giáo dân có lòng tin tưởng, cho các giám mục, linh mục và cho cả những ai dường như đã mất đi lòng thương xót. Những lời cầu nguyện chân thành sẽ giúp biến đổi Giáo hội. Không phải các vị giáo hoàng, hồng y, giám mục, linh mục hay các nữ tu làm cho Giáo hội triển nở và không ngừng tiến lên phía trước nhưng chính là các thánh. Các thánh là những người đã tin tưởng vào Thiên Chúa, tin Thiên Chúa là Đấng đầy quyền năng và có thể làm được mọi sự.”
Bà Anna thầm thĩ cầu nguyện trong đau khổ và nước mắt. Nhưng vị tư tế Êli lại nghĩ rằng bà đang say xỉn và khuyên bà đi dã rượu. Suy đoán của ông Êli là điều mà ta phải cẩn trọng, vì khi con tim không có lòng xót thương, ta rất dễ nghĩ những điều tiêu cực. Ta sẽ không hiểu cũng như không đồng cảm được với những người đang cầu nguyện trong đau khổ và nước mắt. Họ đang phó thác nỗi đau và sự cùng cực của họ nơi Thiên Chúa.
Đức Giêsu biết và hiểu rất rõ những lời cầu nguyện trong hoàn cảnh thống khổ như thế này. Bởi gì trong Vườn Dầu, chính Ngài đã lo buồn đến đổ mồ hôi máu: ‘Lạy Cha, nếu Cha muốn xin cất chén này cho Con, nhưng đừng theo ý Con, một theo ý Cha.’ Lời cầu nguyện của Đức Giêsu và bà Anna đều có chung một tâm tình: hiền lành và khiêm tốn. Đôi khi cầu nguyện, chúng ta nài xin Chúa điều này điều kia, nhưng rất thường là chúng ta không biết cầu nguyện như thế nào và phải xin điều gì cho đúng.”
Đức Thánh Cha cũng kể lại câu chuyện một người đàn ông ở Buenos Aires có đứa con gái 9 tuổi trong bệnh viện, đang trong tình trạng nguy kịch sắp chết. Ông đã thức trắng cả đêm để đi đến Đền thờ Đức Trinh Nữ Maria ở Lujàn mà cầu nguyện. Ông đã bám vào cánh cổng, tựa đầu vào những khung sắt của đền thờ và tha thiết nài xin ơn chữa lành cho đứa con gái bé bỏng. Sáng hôm sau, khi quay lại bệnh viện, con gái của ông đã được chữa lành.
Đức Thánh Cha kết luận: “Những lời cầu nguyện chân thành sẽ khiến phép lạ xảy ra. Phép lạ sẽ xảy ra cho những Kitô hữu, cho những giáo dân có lòng tin tưởng, cho các giám mục, linh mục và cho cả những ai dường như đã mất đi lòng thương xót. Những lời cầu nguyện chân thành sẽ giúp biến đổi Giáo hội. Không phải các vị giáo hoàng, hồng y, giám mục, linh mục hay các nữ tu làm cho Giáo hội triển nở và không ngừng tiến lên phía trước nhưng chính là các thánh. Các thánh là những người đã tin tưởng vào Thiên Chúa, tin Thiên Chúa là Đấng đầy quyền năng và có thể làm được mọi sự.”
Vũ Đức Anh Phương, SJ