Ca khúc trước 1975: bỏ cấp phép, lập danh sách cấm?
Đã đến lúc cần xem xét bỏ việc cấp phép các ca khúc trước năm 1975, đồng thời lập danh sách những bài hát cấm nếu đi ngược lại lợi ích dân tộc.
Ca khúc trước 1975: bỏ cấp phép, lập danh sách cấm?
Đã đến lúc cần xem xét bỏ việc cấp phép các ca khúc trước năm 1975, đồng thời lập danh sách những bài hát cấm nếu đi ngược lại lợi ích dân tộc.
Một trong những giải pháp đáng chú ý được Bộ Văn hoá – thể thao và du lịch đưa ra khi dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định về nghệ thuật biểu diễn là sẽ bỏ cấp phép các ca khúc trước 1975, đồng thời lập danh sách các bài hát cấm (nếu đi ngược lại lợi ích của dân tộc).
Bộ Văn hoá – thể thao và du lịch đang cho đăng tải dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định về nghệ thuật biểu diễn để lấy ý kiến rộng rãi.
Dự thảo hồ sơ kiến nghị nhiều điểm mới. Bên cạnh việc ứng xử với ca khúc trước năm 1975 và ca khúc do người Việt Nam định cư ở nước ngoài sáng tác còn có: cấp phép cho người mẫu, người đẹp dự thi các cuộc thi sắc đẹp quốc tế; cấp phép trực tiếp cho nghệ sĩ hải ngoại về Việt Nam biểu diễn…
Con đường xưa em đi – Phương Anh (á quân thần tượng Bolero 2016) biểu diễn – một trong những ca khúc sáng tác trước năm 1975 từng không được cấp phép.
Lập “danh sách cấm” hay “danh sách quen”?
Dự thảo tờ trình nêu: quy định về việc quản lý, cấp phép đối với tác phẩm âm nhạc, sân khấu sáng tác trước năm 1975 là vấn đề phức tạp, trong đó có yếu tố lịch sử để lại.
Thời gian qua nảy sinh một số vấn đề phức tạp đối với công tác quản lý trong hoạt động này. Vì vậy, Bộ Văn hoá - thể thao và du lịch đề xuất ba phương án sửa đổi quy định cấp phép bài hát trước năm 1975.
Tuy nhiên, giải pháp thứ ba sẽ có thêm quy định theo tinh thần ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đamtháng 5-2017:
Các bài hát đã trở nên quen thuộc, phổ biến trong thực tế, nếu không có nội dung, ca từ trái với thuần phong mỹ tục, xâm phạm lợi ích quốc gia thì không cần cấp phép phổ biến, không phụ thuộc vào địa điểm, thời gian sáng tác
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam
Song, bộ cũng đánh giá việc lập danh mục các tác phẩm âm nhạc sáng tác trước năm 1975 bị cấm dễ dẫn đến tác động tiêu cực trong dư luận cho rằng cơ quan quản lý nhà nước “không quản được thì cấm”.
Vì vậy, Bộ Văn hoá - thể thao và du lịch kiến nghị lựa chọn phương án ba để xây dựng dự thảo nghị định.
Băng đĩa (không tem) trên đường phố. Rất nhiều trong số này là các sáng tác cũ và được người nghe ưa chuộng – Ảnh: XUÂN HƯNG
Đừng để “mèo lại hoàn mèo”
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Quang Vinh – cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn - nói rằng các bài hát sáng tác trước năm 1975 cũng chỉ có một số lượng nhất định. Có những tác phẩm đã đi vào đời sống tinh thần, khi được phổ cập đến công chúng, nghiễm nhiên trở thành tài sản tinh thần của cả nước thì không cần cấp phép.
Theo ông, dù phương án một sẽ gặp khó khăn là tập hợp các bài hát để lập danh sách cấm nhưng khả thi hơn các phương án còn lại.
Ông Vương Duy Biên - thứ trưởng Bộ Văn hoá – thể thao và du lịch – lại băn khoăn vì việc lập danh sách các bài hát cấm “rất khó khả thi”.
Nhưng ông cũng thừa nhận phương án ba cũng khó khả thi bởi khi ban hành văn bản pháp luật thì không thể quy định bằng các từ ngữ chung chung được: “Tôi nghĩ phải tìm phương án dung hoà, vừa tạo điều kiện cho mọi người và cần có sự kiểm soát bằng cách nào giản tiện nhất”.
Ông Biên vẫn kỳ vọng vào ý tưởng phân quyền cấp phép phổ biến bài hát trước năm 1975 về các địa phương để địa phương chịu trách nhiệm chung và không tập trung quyền lực vào một nơi là Cục Nghệ thuật biểu diễn. Tuy nhiên ông thừa nhận khó có thể xây dựng được các quy định cụ thể để địa phương thực hiện.
Chỉ nên cấm các bài hát xâm phạm trực tiếp đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Còn những bài hát nói về đời sống tình cảm của con người thì ở giai đoạn nào, thể chế nào cũng có và không nên cấm đoán.
Ông Nguyễn Quang Vinh – cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn
Nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Quang Long bình luận: nếu đứng ở góc độ những nhà sản xuất âm nhạc hoặc nghệ sĩ thì phương án một được sự đón nhận nhiều nhất.
Bởi nó sẽ mở toang nút thắt cho việc chọn, sản xuất và phát hành hoặc biểu diễn những ca khúc sáng tác trước năm 1975 hoặc ở hải ngoại, một vấn đề vốn là trở ngại lớn nhất trong khâu xét duyệt từ trước tới nay.
Tuy nhiên theo ông Long, “nếu áp dụng phương án này, chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề phát sinh”, còn nếu áp dụng phương án ba như đề xuất của Bộ Văn hoá - thể thao và du lịch thì “mèo lại hoàn mèo”.
Ông Long nói: “Phương án này thoạt nghe có vẻ hợp lý, nhưng nếu áp dụng sẽ chẳng có thay đổi đáng là bao. Nếu áp dụng quy định này chẳng qua là sự thừa nhận những bất cập trong nghị định đã ban hành và tư duy quá khắt khe của nhà quản lý trong lĩnh vực này”.
Vì vậy, ông đề xuất lựa chọn phương án hai sẽ hợp lý và vì lợi ích cho nhà sản xuất, ca sĩ và công chúng. “Song phương án này rất dễ trở thành phiên bản mới của những quy định, nghị định cũ nếu người xây dựng những quy định điều kiện cụ thể tác phẩm âm nhạc, sân khấu được phổ biến vẫn có cái nhìn chưa thực sự cởi mở với các tác phẩm thuộc diện này.
Tôi nghĩ không nhất thiết phải xây dựng một danh sách bài cấm, nhưng rất cần tiêu chí bài thế nào thì không được phép lưu hành, phổ biến, để các nhà sản xuất, các nhà tổ chức biểu diễn và các nghệ sĩ dựa trên tiêu chí đó mà thực hiện” – ông đề xuất.
Cởi mở đón nghệ sĩ hải ngoại
Điểm mới nữa trong dự thảo hồ sơ là các nghệ sĩ người Việt Nam ở nước ngoài sẽ được cấp phép về nước biểu diễn trên phạm vi toàn quốc, không phải thông qua bất cứ cá nhân hay tổ chức trong nước nào.
Các nghệ sĩ chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật theo giấy phép được cơ quan có thẩm quyền cấp. Báo cáo đánh giá tác động của bộ chỉ ra quy định cũ bộc lộ rõ bất cập là nhiều tổ chức cùng đề nghị cấp giấy phép cho một nghệ sĩ hải ngoại về Việt Nam biểu diễn.
Thứ trưởng Vương Duy Biên và cục trưởng Nguyễn Quang Vinh đều ủng hộ phương án này để giảm bớt thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho các nghệ sĩ hải ngoại về nước biểu diễn.
Trong khi đó, góp ý gửi đến Bộ Văn hoá - thể thao và du lịch, Sở Văn hoá - thể thao TP.HCM đề nghị phân quyền cho các địa phương được cấp phép cho các nghệ sĩ nước ngoài vào Việt Nam biểu diễn trên địa phương đó.
Ông Nguyễn Thùy Dương – tổng giám đốc của IB Group, đơn vị chuyên tổ chức những sô diễn có yếu tố nước ngoài – cho biết: “Tôi cho rằng khi ca sĩ hải ngoại đã có xác nhận nhân thân thì mỗi lần về Việt Nam biểu diễn tiếp theo nên miễn thủ tục này.
Khi ca sĩ hải ngoại đã được Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch đồng ý về biểu diễn một lần rồi thì lần sau không cần cấp phép cho riêng ca sĩ đó nữa, chỉ cần cấp phép cho sô diễn (theo quy định cấp phép tương tự cho các ca sĩ trong nước)”.
Ông Thuỳ Dương còn cho biết hiện tại với việc cấp phép cho nghệ sĩ hải ngoại lần đầu về nước biểu diễn, ngoài việc trình báo lên Bộ Văn hoá - thể thao và du lịch còn phải thông qua Bộ Công an, cụ thể là bộ phận quản lý an ninh văn hoá A83.
Quản lý Công ty sự kiện Sao hải ngoại – đơn vị trực tiếp tổ chức và mời nhiều ca sĩ hải ngoại về Việt Nam biểu diễn như Chế Linh, Thanh Tuyền, Như Quỳnh, Giao Linh…, ông bầu Hoàng Tiến đồng tình với ông Dương: “Tôi ủng hộ hướng thay đổi này vì đó là biểu hiện của việc thừa nhận vai trò của nghệ sĩ, đồng thời loại bớt phiền hà cho các chương trình. Lúc này người nghệ sĩ được cấp phép một lần và thuận lợi hơn ở những lần sau”.
Bỏ các quy định cấm trong nghị định mới
Tháng 3-2017, Con đường xưa em đi – một trong 5 ca khúc bị tạm dừng lưu hành, nhưng sau đó được cho hát lại
Trong dự thảo tờ trình, Bộ Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch nêu rõ các quy định cấm đối với hoạt động biểu diễn, tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp, người mẫu, lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình, ca múa nhạc sân khấu (điều 6 nghị định 79) không phù hợp với quy định tại Hiến pháp “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật”.
Đồng thời, bộ đề xuất bỏ quy định về thành phần hồ sơ trong các thủ tục đề nghị cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang và cấp giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu phải có “bản sao hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả”, vì như vậy là hành chính h Ca khúc trước 1975: bỏ cấp phép, lập danh sách cấm?
Đã đến lúc cần xem xét bỏ việc cấp phép các ca khúc trước năm 1975, đồng thời lập danh sách những bài hát cấm nếu đi ngược lại lợi ích dân tộc.
Một trong những giải pháp đáng chú ý được Bộ Văn hoá – thể thao và du lịch đưa ra khi dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định về nghệ thuật biểu diễn là sẽ bỏ cấp phép các ca khúc trước 1975, đồng thời lập danh sách các bài hát cấm (nếu đi ngược lại lợi ích của dân tộc).
Bộ Văn hoá – thể thao và du lịch đang cho đăng tải dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định về nghệ thuật biểu diễn để lấy ý kiến rộng rãi.
Dự thảo hồ sơ kiến nghị nhiều điểm mới. Bên cạnh việc ứng xử với ca khúc trước năm 1975 và ca khúc do người Việt Nam định cư ở nước ngoài sáng tác còn có: cấp phép cho người mẫu, người đẹp dự thi các cuộc thi sắc đẹp quốc tế; cấp phép trực tiếp cho nghệ sĩ hải ngoại về Việt Nam biểu diễn…
Con đường xưa em đi – Phương Anh (á quân thần tượng Bolero 2016) biểu diễn – một trong những ca khúc sáng tác trước năm 1975 từng không được cấp phép.
Lập “danh sách cấm” hay “danh sách quen”?
Dự thảo tờ trình nêu: quy định về việc quản lý, cấp phép đối với tác phẩm âm nhạc, sân khấu sáng tác trước năm 1975 là vấn đề phức tạp, trong đó có yếu tố lịch sử để lại.
Thời gian qua nảy sinh một số vấn đề phức tạp đối với công tác quản lý trong hoạt động này. Vì vậy, Bộ Văn hoá - thể thao và du lịch đề xuất ba phương án sửa đổi quy định cấp phép bài hát trước năm 1975.
Tuy nhiên, giải pháp thứ ba sẽ có thêm quy định theo tinh thần ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đamtháng 5-2017:
Các bài hát đã trở nên quen thuộc, phổ biến trong thực tế, nếu không có nội dung, ca từ trái với thuần phong mỹ tục, xâm phạm lợi ích quốc gia thì không cần cấp phép phổ biến, không phụ thuộc vào địa điểm, thời gian sáng tác
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam
Song, bộ cũng đánh giá việc lập danh mục các tác phẩm âm nhạc sáng tác trước năm 1975 bị cấm dễ dẫn đến tác động tiêu cực trong dư luận cho rằng cơ quan quản lý nhà nước “không quản được thì cấm”.
Vì vậy, Bộ Văn hoá - thể thao và du lịch kiến nghị lựa chọn phương án ba để xây dựng dự thảo nghị định.
Băng đĩa (không tem) trên đường phố. Rất nhiều trong số này là các sáng tác cũ và được người nghe ưa chuộng – Ảnh: XUÂN HƯNG
Đừng để “mèo lại hoàn mèo”
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Quang Vinh – cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn - nói rằng các bài hát sáng tác trước năm 1975 cũng chỉ có một số lượng nhất định. Có những tác phẩm đã đi vào đời sống tinh thần, khi được phổ cập đến công chúng, nghiễm nhiên trở thành tài sản tinh thần của cả nước thì không cần cấp phép.
Theo ông, dù phương án một sẽ gặp khó khăn là tập hợp các bài hát để lập danh sách cấm nhưng khả thi hơn các phương án còn lại.
Ông Vương Duy Biên - thứ trưởng Bộ Văn hoá – thể thao và du lịch – lại băn khoăn vì việc lập danh sách các bài hát cấm “rất khó khả thi”.
Nhưng ông cũng thừa nhận phương án ba cũng khó khả thi bởi khi ban hành văn bản pháp luật thì không thể quy định bằng các từ ngữ chung chung được: “Tôi nghĩ phải tìm phương án dung hoà, vừa tạo điều kiện cho mọi người và cần có sự kiểm soát bằng cách nào giản tiện nhất”.
Ông Biên vẫn kỳ vọng vào ý tưởng phân quyền cấp phép phổ biến bài hát trước năm 1975 về các địa phương để địa phương chịu trách nhiệm chung và không tập trung quyền lực vào một nơi là Cục Nghệ thuật biểu diễn. Tuy nhiên ông thừa nhận khó có thể xây dựng được các quy định cụ thể để địa phương thực hiện.
Chỉ nên cấm các bài hát xâm phạm trực tiếp đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Còn những bài hát nói về đời sống tình cảm của con người thì ở giai đoạn nào, thể chế nào cũng có và không nên cấm đoán.
Ông Nguyễn Quang Vinh – cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn
Nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Quang Long bình luận: nếu đứng ở góc độ những nhà sản xuất âm nhạc hoặc nghệ sĩ thì phương án một được sự đón nhận nhiều nhất.
Bởi nó sẽ mở toang nút thắt cho việc chọn, sản xuất và phát hành hoặc biểu diễn những ca khúc sáng tác trước năm 1975 hoặc ở hải ngoại, một vấn đề vốn là trở ngại lớn nhất trong khâu xét duyệt từ trước tới nay.
Tuy nhiên theo ông Long, “nếu áp dụng phương án này, chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề phát sinh”, còn nếu áp dụng phương án ba như đề xuất của Bộ Văn hoá - thể thao và du lịch thì “mèo lại hoàn mèo”.
Ông Long nói: “Phương án này thoạt nghe có vẻ hợp lý, nhưng nếu áp dụng sẽ chẳng có thay đổi đáng là bao. Nếu áp dụng quy định này chẳng qua là sự thừa nhận những bất cập trong nghị định đã ban hành và tư duy quá khắt khe của nhà quản lý trong lĩnh vực này”.
Vì vậy, ông đề xuất lựa chọn phương án hai sẽ hợp lý và vì lợi ích cho nhà sản xuất, ca sĩ và công chúng. “Song phương án này rất dễ trở thành phiên bản mới của những quy định, nghị định cũ nếu người xây dựng những quy định điều kiện cụ thể tác phẩm âm nhạc, sân khấu được phổ biến vẫn có cái nhìn chưa thực sự cởi mở với các tác phẩm thuộc diện này.
Tôi nghĩ không nhất thiết phải xây dựng một danh sách bài cấm, nhưng rất cần tiêu chí bài thế nào thì không được phép lưu hành, phổ biến, để các nhà sản xuất, các nhà tổ chức biểu diễn và các nghệ sĩ dựa trên tiêu chí đó mà thực hiện” – ông đề xuất.
Cởi mở đón nghệ sĩ hải ngoại
Điểm mới nữa trong dự thảo hồ sơ là các nghệ sĩ người Việt Nam ở nước ngoài sẽ được cấp phép về nước biểu diễn trên phạm vi toàn quốc, không phải thông qua bất cứ cá nhân hay tổ chức trong nước nào.
Các nghệ sĩ chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật theo giấy phép được cơ quan có thẩm quyền cấp. Báo cáo đánh giá tác động của bộ chỉ ra quy định cũ bộc lộ rõ bất cập là nhiều tổ chức cùng đề nghị cấp giấy phép cho một nghệ sĩ hải ngoại về Việt Nam biểu diễn.
Thứ trưởng Vương Duy Biên và cục trưởng Nguyễn Quang Vinh đều ủng hộ phương án này để giảm bớt thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho các nghệ sĩ hải ngoại về nước biểu diễn.
Trong khi đó, góp ý gửi đến Bộ Văn hoá - thể thao và du lịch, Sở Văn hoá - thể thao TP.HCM đề nghị phân quyền cho các địa phương được cấp phép cho các nghệ sĩ nước ngoài vào Việt Nam biểu diễn trên địa phương đó.
Ông Nguyễn Thùy Dương – tổng giám đốc của IB Group, đơn vị chuyên tổ chức những sô diễn có yếu tố nước ngoài – cho biết: “Tôi cho rằng khi ca sĩ hải ngoại đã có xác nhận nhân thân thì mỗi lần về Việt Nam biểu diễn tiếp theo nên miễn thủ tục này.
Khi ca sĩ hải ngoại đã được Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch đồng ý về biểu diễn một lần rồi thì lần sau không cần cấp phép cho riêng ca sĩ đó nữa, chỉ cần cấp phép cho sô diễn (theo quy định cấp phép tương tự cho các ca sĩ trong nước)”.
Ông Thuỳ Dương còn cho biết hiện tại với việc cấp phép cho nghệ sĩ hải ngoại lần đầu về nước biểu diễn, ngoài việc trình báo lên Bộ Văn hoá - thể thao và du lịch còn phải thông qua Bộ Công an, cụ thể là bộ phận quản lý an ninh văn hoá A83.
Quản lý Công ty sự kiện Sao hải ngoại – đơn vị trực tiếp tổ chức và mời nhiều ca sĩ hải ngoại về Việt Nam biểu diễn như Chế Linh, Thanh Tuyền, Như Quỳnh, Giao Linh…, ông bầu Hoàng Tiến đồng tình với ông Dương: “Tôi ủng hộ hướng thay đổi này vì đó là biểu hiện của việc thừa nhận vai trò của nghệ sĩ, đồng thời loại bớt phiền hà cho các chương trình. Lúc này người nghệ sĩ được cấp phép một lần và thuận lợi hơn ở những lần sau”.
Bỏ các quy định cấm trong nghị định mới
Tháng 3-2017, Con đường xưa em đi – một trong 5 ca khúc bị tạm dừng lưu hành, nhưng sau đó được cho hát lại
Trong dự thảo tờ trình, Bộ Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch nêu rõ các quy định cấm đối với hoạt động biểu diễn, tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp, người mẫu, lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình, ca múa nhạc sân khấu (điều 6 nghị định 79) không phù hợp với quy định tại Hiến pháp “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật”.
Đồng thời, bộ đề xuất bỏ quy định về thành phần hồ sơ trong các thủ tục đề nghị cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang và cấp giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu phải có “bản sao hợp đồng hoặc văn bản thoả thuận với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả”, vì như vậy là hành chính hóa các quan hệ dân sự.
VŨ VIẾT TUÂN các quan hệ dân sự.