Thoả thuận giữa Toà Thánh và Palestine bắt đầu có hiệu lực
Thoả thuận song phương lịch sử này chủ yếu đề cập đến sự hiện diện và hoạt động của Giáo hội Công giáo tại Palestine; và bắt đầu có hiệu lực từ thứ Bảy, 2 tháng Giêng 2016.
Thoả thuận giữa Toà Thánh và Palestine bắt đầu có hiệu lực
WHĐ (05.01.2016) – Thoả thuận song phương lịch sử này chủ yếu đề cập đến sự hiện diện và hoạt động của Giáo hội Công giáo tại Palestine; và bắt đầu có hiệu lực từ thứ Bảy, 2 tháng Giêng 2016.
Thoả thuận này, trong đó bao gồm một Lời mở đầu và 32 điều khoản, nói về quyền tự do hoạt động của Giáo hội tại Palestine, thẩm quyền của Giáo hội, các nơi thờ tự, các hoạt động xã hội và bác ái, các phương tiện truyền thông xã hội, và các vấn đề thuế khoá cũng như tài sản của Giáo hội. Ngoài ra, Tuyên bố của Toà Thánh cho biết, Thoả thuận cũng tái khẳng định “Giáo hội ủng hộ một giải pháp thương lượng và hoà bình cho cuộc xung đột trong khu vực”.
Bản Thoả thuận, dựa trên thoả thuận cơ bản ngày 15-02-2000, đã được ký kết tại Vatican ngày 26 tháng Sáu 2015, trước sự hiện diện của Đức Tổng giám mục Paul Richard Gallagher, Thư ký Phủ Quốc vụ khanh phụ trách Quan hệ với các Quốc gia; ông Riad Malki, Bộ trưởng Ngoại giao Palestine; Đức Thượng phụ Latinh Giêrusalem Fouad Twal; và Đức Tổng Giám mục Giuseppe Lazzarotto, Sứ thần Toà Thánh tại Israel kiêm Khâm sứ Toà Thánh tại Jerusalem và Palestine.
Đức Tổng Giám mục Gallagher nói: “Người Công giáo không muốn nhận bất kỳ ưu đãi nào ngoài việc được tiếp tục cộng tác với những người đồng hương của mình để phục vụ công ích của xã hội”. Ngài cũng lưu ý rằng “Giáo hội địa phương, đã từng tham gia trong các cuộc đàm phán, hài lòng với kết quả đã đạt được và vui mừng nhìn thấy các mối quan hệ tốt đẹp với chính quyền dân sự được củng cố”.
Tại lễ ký kết Thỏa thuận, Đức Thượng phụ Latinh nhận định: “Đây là một dấu hiệu của hy vọng và niềm an ủi cho người dân Palestine, một bước tiến nữa trên con đường công lý, cũng là con đường hoà bình. Dù chúng ta vẫn còn nhiều khó khăn lớn ở trong khu vực, chúng ta không đơn độc trên sân khấu quốc tế. Toà Thánh và cả thế giới đang dần đứng về phía chúng ta. (…) Chúng ta hy vọng rằng, một khi Thoả thuận được ký kết, Liên đoàn Ả Rập cũng sẽ tham gia và Thoả thuận này sẽ trở thành một mô hình cho các nước khác.”
Thoả thuận này, trong đó bao gồm một Lời mở đầu và 32 điều khoản, nói về quyền tự do hoạt động của Giáo hội tại Palestine, thẩm quyền của Giáo hội, các nơi thờ tự, các hoạt động xã hội và bác ái, các phương tiện truyền thông xã hội, và các vấn đề thuế khoá cũng như tài sản của Giáo hội. Ngoài ra, Tuyên bố của Toà Thánh cho biết, Thoả thuận cũng tái khẳng định “Giáo hội ủng hộ một giải pháp thương lượng và hoà bình cho cuộc xung đột trong khu vực”.
Bản Thoả thuận, dựa trên thoả thuận cơ bản ngày 15-02-2000, đã được ký kết tại Vatican ngày 26 tháng Sáu 2015, trước sự hiện diện của Đức Tổng giám mục Paul Richard Gallagher, Thư ký Phủ Quốc vụ khanh phụ trách Quan hệ với các Quốc gia; ông Riad Malki, Bộ trưởng Ngoại giao Palestine; Đức Thượng phụ Latinh Giêrusalem Fouad Twal; và Đức Tổng Giám mục Giuseppe Lazzarotto, Sứ thần Toà Thánh tại Israel kiêm Khâm sứ Toà Thánh tại Jerusalem và Palestine.
Đức Tổng Giám mục Gallagher nói: “Người Công giáo không muốn nhận bất kỳ ưu đãi nào ngoài việc được tiếp tục cộng tác với những người đồng hương của mình để phục vụ công ích của xã hội”. Ngài cũng lưu ý rằng “Giáo hội địa phương, đã từng tham gia trong các cuộc đàm phán, hài lòng với kết quả đã đạt được và vui mừng nhìn thấy các mối quan hệ tốt đẹp với chính quyền dân sự được củng cố”.
Tại lễ ký kết Thỏa thuận, Đức Thượng phụ Latinh nhận định: “Đây là một dấu hiệu của hy vọng và niềm an ủi cho người dân Palestine, một bước tiến nữa trên con đường công lý, cũng là con đường hoà bình. Dù chúng ta vẫn còn nhiều khó khăn lớn ở trong khu vực, chúng ta không đơn độc trên sân khấu quốc tế. Toà Thánh và cả thế giới đang dần đứng về phía chúng ta. (…) Chúng ta hy vọng rằng, một khi Thoả thuận được ký kết, Liên đoàn Ả Rập cũng sẽ tham gia và Thoả thuận này sẽ trở thành một mô hình cho các nước khác.”
Minh Đức