Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ Làm Phép Dầu
VATICAN – ĐTC Phanxicô mời gọi các tư tế trở thành người đón nhận và phổ biến lòng thương xót của Thiên Chúa. Ngài đưa ra lời nhắn nhủ này trong bài giảng Thánh lễ Làm Phép Dầu sáng Thứ Năm Tuần Thánh 24-3-2016 tại Đền thờ Thánh Phêrô. Đồng tế với ĐTC có 30 hồng y, hơn 60 GM và khoảng 1.800 linh mục, trước sự hiện diện của 6.000 tín hữu. Trước khi Thánh lễ bắt đầu, các vị tư tế đã cùng với các tín hữu hiện diện đã hát Kinh Giờ Ba và Thánh ca Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ Làm Phép Dầu
VATICAN – ĐTC Phanxicô mời gọi các tư tế trở thành người đón nhận và phổ biến lòng thương xót của Thiên Chúa.
Ngài đưa ra lời nhắn nhủ này trong bài giảng Thánh lễ Làm Phép Dầu sáng Thứ Năm Tuần Thánh 24-3-2016 tại Đền thờ Thánh Phêrô.
Đồng tế với ĐTC có 30 hồng y, hơn 60 GM và khoảng 1.800 linh mục, trước sự hiện diện của 6.000 tín hữu.
Trước khi Thánh lễ bắt đầu, các vị tư tế đã cùng với các tín hữu hiện diện đã hát Kinh Giờ Ba và Thánh ca Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Giảng sau bài Tin Mừng, ĐTC đã mời gọi các tư tế hãy ý thức và nhớ lại lòng thương xót của Chúa đối với bản thân mình, và trở nên những chứng nhân và là người phục vụ Lòng Thương Xót.
Ngài nói: “Trong tư cách là tư tế, chúng ta là chứng nhân và thừa tác viên Lòng Thương Xót ngày càng lớn rộng của Cha chúng ta; chúng ta có một nghĩa vụ dịu dàng và đầy an ủi là thể hiện Lòng Thương Xót ấy qua hàng ngàn cách thức, để Lòng Thương Xót của Chúa đi đến mọi người, như Chúa Giêsu đã làm khi “Ngài đi qua, mang lại lợi ích và chữa lành” (Cv 10,38). Chúng ta cũng có thể góp phần hội nhập lòng thương xót trong các nền văn hoá để mỗi người đón nhận được hồng ân ấy trong kinh nghiệm sống của họ, để họ có thể hiểu và thực hành lòng thương xót ấy với tinh thần sáng tạo, theo thể thức riêng của dân tộc và gia đình họ.”
Ngài đưa ra lời nhắn nhủ này trong bài giảng Thánh lễ Làm Phép Dầu sáng Thứ Năm Tuần Thánh 24-3-2016 tại Đền thờ Thánh Phêrô.
Đồng tế với ĐTC có 30 hồng y, hơn 60 GM và khoảng 1.800 linh mục, trước sự hiện diện của 6.000 tín hữu.
Trước khi Thánh lễ bắt đầu, các vị tư tế đã cùng với các tín hữu hiện diện đã hát Kinh Giờ Ba và Thánh ca Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Giảng sau bài Tin Mừng, ĐTC đã mời gọi các tư tế hãy ý thức và nhớ lại lòng thương xót của Chúa đối với bản thân mình, và trở nên những chứng nhân và là người phục vụ Lòng Thương Xót.
Ngài nói: “Trong tư cách là tư tế, chúng ta là chứng nhân và thừa tác viên Lòng Thương Xót ngày càng lớn rộng của Cha chúng ta; chúng ta có một nghĩa vụ dịu dàng và đầy an ủi là thể hiện Lòng Thương Xót ấy qua hàng ngàn cách thức, để Lòng Thương Xót của Chúa đi đến mọi người, như Chúa Giêsu đã làm khi “Ngài đi qua, mang lại lợi ích và chữa lành” (Cv 10,38). Chúng ta cũng có thể góp phần hội nhập lòng thương xót trong các nền văn hoá để mỗi người đón nhận được hồng ân ấy trong kinh nghiệm sống của họ, để họ có thể hiểu và thực hành lòng thương xót ấy với tinh thần sáng tạo, theo thể thức riêng của dân tộc và gia đình họ.”
ĐTC đặc biệt mời gọi các tư tế noi gương thương xót của Chúa qua 2 khía cạnh: gặp gỡ và tha thứ.
Trước hết, như người cha, trong dụ ngôn người con trai hoang đàng, đã chạy ra gặp gỡ người con thứ trở về và mở tiệc ăn mừng: “Lòng thương xót tái lập tất cả và đưa con người trở lại phẩm giá nguyên thuỷ của họ. Vì thế, sự cảm tạ nồng nhiệt chính là câu trả lời đúng: cần phải tiến hành ngay việc mừng lễ, mặc áo, cởi bỏ những oán hận của người con cả, hân hoan, mừng lễ.”
Tiếp đến là lòng tha thứ của chính Thiên Chúa, Chúa tha thứ những tội nợ khôn lường. Câu trả lời của chúng ta phải là luôn ở trong sự căng thẳng lành mạnh giữa sự tủi hổ xứng đáng và một phẩm giá biết tủi hổ: thái độ của người tìm cách hạ mình xuống, nhưng có thể chấp nhận để Chúa nâng mình lên vì thiện ích của sứ mạng. Mẫu gương ở đây là Thánh Phêrô đã để cho mình bị Chúa vặn hỏi 3 lần về lòng yêu mến Ngài, và đồng thời tái chấp nhận sứ vụ chăn dắt đoàn chiên Chúa uỷ thác.
ĐTC khẳng định: “Trong tư cách là tư tế, chúng ta đồng hoá với dân bị gạt bỏ mà Thiên Chúa cứu vớt, và chúng ta nhớ rằng có vô số những người nghèo, người dốt nát, tù nhân, họ ở trong tình trạng ấy vì người khác áp bức họ. Nhưng chúng ta cũng nhớ rằng mỗi người chúng ta biết rõ, theo mức độ nào, bao nhiêu lần chúng ta mù quáng, thiếu ánh sáng đẹp đẽ của đức tin, không phải vì chúng ta không có sách Tin Mừng trong tầm tay, nhưng vì một sự thái quá của những thần học phức tạp. Chúng ta cảm thấy tâm hồn mình cần được giải khát bằng linh đạo, nhưng không phải vì thiếu Nước Hằng Sống – nước mà chúng ta chỉ uống vài ngụm – nhưng vì một sự thái quá của một thứ linh đạo “light”. Chúng ta cũng cảm thấy mình là tù nhân, không phải vì bị vây bủa như bao dân tộc bị bao vây bằng những bức tường đá, hoặc những hàng rào bằng thép, nhưng bằng tinh thần trần tục tiềm thể chỉ cần bấm một cái là mở ra và đóng lại. Chúng ta bị áp bức không phải vì những đe doạ và thúc đẩy, như bao nhiêu người nghèo, nhưng vì sự thu hút của hàng ngàn đề nghị tiêu thụ mà chúng ta không thể rũ bỏ để bước đi tự do trên những con đường dẫn đến tình yêu thương anh chị em chúng ta, dẫn đến đoàn chiên của Chúa, những con chiên đang chờ đợi tiếng nói của các vị mục tử.”
Sau bài giảng của ĐTC, các HY, GM và LM hiện diện đã cử hành nghi thức lặp lại những lời đã hứa khi chịu chức linh mục. Tiếp đến, ngài đã làm phép dầu dự tòng, dầu bệnh nhân và dầu thánh hiến (Crisma). (SD 24-3-2016)
Trước hết, như người cha, trong dụ ngôn người con trai hoang đàng, đã chạy ra gặp gỡ người con thứ trở về và mở tiệc ăn mừng: “Lòng thương xót tái lập tất cả và đưa con người trở lại phẩm giá nguyên thuỷ của họ. Vì thế, sự cảm tạ nồng nhiệt chính là câu trả lời đúng: cần phải tiến hành ngay việc mừng lễ, mặc áo, cởi bỏ những oán hận của người con cả, hân hoan, mừng lễ.”
Tiếp đến là lòng tha thứ của chính Thiên Chúa, Chúa tha thứ những tội nợ khôn lường. Câu trả lời của chúng ta phải là luôn ở trong sự căng thẳng lành mạnh giữa sự tủi hổ xứng đáng và một phẩm giá biết tủi hổ: thái độ của người tìm cách hạ mình xuống, nhưng có thể chấp nhận để Chúa nâng mình lên vì thiện ích của sứ mạng. Mẫu gương ở đây là Thánh Phêrô đã để cho mình bị Chúa vặn hỏi 3 lần về lòng yêu mến Ngài, và đồng thời tái chấp nhận sứ vụ chăn dắt đoàn chiên Chúa uỷ thác.
ĐTC khẳng định: “Trong tư cách là tư tế, chúng ta đồng hoá với dân bị gạt bỏ mà Thiên Chúa cứu vớt, và chúng ta nhớ rằng có vô số những người nghèo, người dốt nát, tù nhân, họ ở trong tình trạng ấy vì người khác áp bức họ. Nhưng chúng ta cũng nhớ rằng mỗi người chúng ta biết rõ, theo mức độ nào, bao nhiêu lần chúng ta mù quáng, thiếu ánh sáng đẹp đẽ của đức tin, không phải vì chúng ta không có sách Tin Mừng trong tầm tay, nhưng vì một sự thái quá của những thần học phức tạp. Chúng ta cảm thấy tâm hồn mình cần được giải khát bằng linh đạo, nhưng không phải vì thiếu Nước Hằng Sống – nước mà chúng ta chỉ uống vài ngụm – nhưng vì một sự thái quá của một thứ linh đạo “light”. Chúng ta cũng cảm thấy mình là tù nhân, không phải vì bị vây bủa như bao dân tộc bị bao vây bằng những bức tường đá, hoặc những hàng rào bằng thép, nhưng bằng tinh thần trần tục tiềm thể chỉ cần bấm một cái là mở ra và đóng lại. Chúng ta bị áp bức không phải vì những đe doạ và thúc đẩy, như bao nhiêu người nghèo, nhưng vì sự thu hút của hàng ngàn đề nghị tiêu thụ mà chúng ta không thể rũ bỏ để bước đi tự do trên những con đường dẫn đến tình yêu thương anh chị em chúng ta, dẫn đến đoàn chiên của Chúa, những con chiên đang chờ đợi tiếng nói của các vị mục tử.”
Sau bài giảng của ĐTC, các HY, GM và LM hiện diện đã cử hành nghi thức lặp lại những lời đã hứa khi chịu chức linh mục. Tiếp đến, ngài đã làm phép dầu dự tòng, dầu bệnh nhân và dầu thánh hiến (Crisma). (SD 24-3-2016)
G. Trần Đức Anh OP