Hãy san bằng núi đồi kiêu căng bằng sự khiêm nhường
Vatican. Lúc 12 giờ trưa Chúa Nhật 10.12.2017, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô. Trước khi đọc kinh, Đức Thánh Cha quảng diễn bài Tin Mừng Chúa Nhật thứ hai Mùa Vọng, mời gọi mọi người hoán cải và sửa đổi tâm hồn để đón mừng Chúa đến. Đó là phải lấp đầy những thung lũng trống rỗng bằng cầu nguyện và quan tâm tha nhân. Đó là phải bạt đi núi đồi kiêu căng tự phụ.
Hãy san bằng núi đồi kiêu căng bằng sự khiêm nhường
Vatican. Lúc 12 giờ trưa Chúa Nhật 10.12.2017, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô. Trước khi đọc kinh, Đức Thánh Cha quảng diễn bài Tin Mừng Chúa Nhật thứ hai Mùa Vọng, mời gọi mọi người hoán cải và sửa đổi tâm hồn để đón mừng Chúa đến. Đó là phải lấp đầy những thung lũng trống rỗng bằng cầu nguyện và quan tâm tha nhân. Đó là phải bạt đi núi đồi kiêu căng tự phụ.
Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha
Anh chị em thân mến!
Chúa Nhật trước, chúng ta đã bắt đầu Mùa Vọng với lời mời gọi hãy tỉnh thức. Hôm nay, Chúa Nhật thứ hai Mùa Vọng, chuẩn bị cho Lễ Giáng Sinh, Phụng vụ Lời Chúa chỉ cho chúng ta biết sứ điệp chính của thời điểm này. Đây là thời điểm để nhận biết những khoảng trống cần được lấp đầy trong cuộc sống chúng ta, để biết san bằng những kiêu căng tự phụ, và để biết dành chỗ cho Chúa Giêsu là Đấng đang đến.
Ngôn sứ Isaia (Is 40,1-5.9-11) loan báo cho dân biết sự kết thúc của cuộc lưu đày bên Babylon, và cuộc hồi hương trở về Giêrusalem. Vị ngôn sứ nói: Có tiếng kêu trong hoang địa: “Hãy dọn đường cho Chúa… Mọi thung lũng hãy lấp cho đầy.” Những thung lũng ấy tượng trưng cho mọi loại khoảng trống trong chúng ta khi ở trước mặt Chúa, đó là tất cả những tội lỗi và thiếu sót của chúng ta. Có khoảng trống trong đời sống, có thể là do chúng ta không cầu nguyện hoặc cầu nguyện quá ít. Mùa Vọng là thời điểm thích hợp để chúng ta cầu nguyện tha thiết hơn, mạnh mẽ hơn, để chúng ta biết dành vị trí quan trọng cho đời sống thiêng liêng. Có một sự trống rỗng khác, có thể là do chúng ta thiếu lòng bác ái đối với tha nhân, đặc biệt là đối với những ai đang cần giúp đỡ, không chỉ về vật chất mà cả tinh thần nữa. Chúng ta được mời gọi quan tâm đến nhu cầu của người khác, gần gũi hơn với người khác. Giống như Thánh Gioan Tiền Hô đã làm, chúng ta có thể mở ra những con đường hy vọng trong sa mạc của trái tim khô cằn nơi nhiều người.
Tiên tri Isaia cũng nói: Mọi núi đồi, hãy san cho phẳng. Những ngọn núi, ngọn đồi phải hạ xuống, phải san bằng, đó là sự tự hào kiêu hãnh, sự kiêu căng tự phụ. Nơi nào có sự kiêu căng ngạo mạn, thì Thiên Chúa không thể vào được. Vì khi trái tim chứa đầy những tự phụ kiêu ngạo, thì Thiên Chúa không thể ngự vào. Thế nên, chúng ta phải biết hạ mình. Chúng ta phải chấp nhận trở nên nhiêm tốn, phải đi vào thái độ khiêm nhường, mà không càm ràm than phiền, nhưng biết lắng nghe, để có thể chuẩn bị cho Đấng Cứu Độ đang đến. Chúng ta cần trở nên những người hiền lành và khiêm nhường trong lòng (x. Mt 11,29). Kế đến, chúng ta được mời gọi loại bỏ những ngăn trở, để có thể hiệp thông với Chúa: “Con đường cong queo hãy làm cho thẳng, đường gồ ghề hãy san cho bằng, và vinh hiển Chúa sẽ xuất hiện, mọi người sẽ thấy vinh quang Thiên Chúa.”
Tuy nhiên, chúng ta cần làm tất cả những điều ấy với niềm vui, bởi vì tất cả những gì ta làm là để đón Chúa Giêsu đến. Khi đợi chờ người thân tới thăm nhà mình, chúng ta chuẩn bị mọi sự với đầy ân cần và hạnh phúc. Cũng tương tự thế, chúng ta muốn chuẩn bị mọi sự để đón chờ Chúa đến. Mỗi ngày, từng ngày đợi chờ Chúa với sự ân cần ấy, là chúng ta được đầy tràn ân sủng khi Chúa đến.
Đấng Cứu Độ mà chúng ta đang đợi chờ, có khả năng biến đổi đời sống chúng ta, bằng ơn sủng của Người, bằng quyền năng của Thánh Thần, với sức mạnh của tình yêu mến. Thật vậy, Chúa Thánh Thần ngự vào lòng chúng ta. Ngài là tình yêu của Thiên Chúa, không ngừng thanh tẩy tâm hồn, ban cho chúng ta sức sức sống mới, ban cho chúng ta sự tự do. Đức Trinh Nữ Maria đã sống thực tại này. Mẹ đã để cho mình được chịu phép rửa trong Chúa Thánh Thần. Với trọn cả tâm hồn, với trọn cả con người, với trọn cả cuộc sống, Mẹ đã chuẩn bị để đón Đức Kitô đến. Xin Mẹ giúp chúng ta biết noi gương Mẹ. Xin Mẹ từng bước dẫn dắt chúng ta đến gặp gỡ Chúa là Đấng đang ngự đến.
Sau bài huấn dụ, Đức Thánh Cha đọc Kinh Truyền Tin và ban Phép Lành Toà Thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha chào thăm
Anh chị em thân mến!
Hôm nay là ngày trao giải Nobel Hoà bình cho Chiến dịch Quốc tế Bãi bỏ Vũ khí hạt nhân. Sự công nhận này trùng với ngày Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Điều ấy nhấn mạnh đến mối liên kết chặt chẽ giữa nhân quyền và việc giải trừ vũ khí hạt nhân. Trên thực tế, để đảm bảo phẩm giá cho mọi người, đặc biệt là những người người yếu thế, cần quyết tâm hành động để xây dựng một thế giới không vũ khí hạt nhân. Thiên Chúa ban cho chúng ta khả năng cùng nhau làm việc để xây dựng ngôi nhà chung của chúng ta. Chúng ta có tự do, có trí khôn và có khả năng điều khiển các công nghệ, có khả năng kiểm soát các năng lực của chúng ta, để phục vụ cho hoà bình và sự tiến bộ chân thực (Laudato Si, 78.112.202).
Hội nghị Thượng đỉnh về Hành tinh của Chúng ta, sẽ diễn ra tại Pari vào ngày mai trong bối cảnh hai năm sau khi thông qua Hiệp định Khí hậu Paris. Tôi hy vọng chân thành rằng, hội nghị này cũng như các sáng kiến theo chiều hướng ấy, sẽ thúc đẩy nhận thức mạnh mẽ về nhu cầu cần đưa ra những quyết định thiết thực và hiệu quả, để chống lại sự thay đổi khí hậu, đồng thời chống lại đói nghèo và thúc đẩy phát triển con người.
Tôi muốn bày tỏ sự gần gũi với người dân Ấn Độ, chịu ảnh hưởng bởi cơn bão Okhi. Cũng thế, người dân Albania bị ảnh hưởng nặng nề bởi lụt lội trầm trọng.
Cha xin gửi lời chào thăm tới tất cả mọi người dân thành Roma và các khách hành hương, đặc biệt là các nhóm đến từ Tây Ban Nha. Cha chào mừng nhiều nhóm thiếu nhi và giới trẻ của Italia đến từ các thành phố Firenze, Carugate, Brembate, Almè, Petosino và Pian Camuno. Cha khuyến khích các con hãy trở thành những chứng nhân vui tươi cho Tin Mừng.
Chúc mọi người một ngày tốt lành, và tiếp bước hành trình Mùa Vọng tốt đẹp, để dọn đường cho Chúa đến. Tạm biệt anh chị em, và xin đừng quên cầu nguyện cho Cha!
Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha
Anh chị em thân mến!
Chúa Nhật trước, chúng ta đã bắt đầu Mùa Vọng với lời mời gọi hãy tỉnh thức. Hôm nay, Chúa Nhật thứ hai Mùa Vọng, chuẩn bị cho Lễ Giáng Sinh, Phụng vụ Lời Chúa chỉ cho chúng ta biết sứ điệp chính của thời điểm này. Đây là thời điểm để nhận biết những khoảng trống cần được lấp đầy trong cuộc sống chúng ta, để biết san bằng những kiêu căng tự phụ, và để biết dành chỗ cho Chúa Giêsu là Đấng đang đến.
Ngôn sứ Isaia (Is 40,1-5.9-11) loan báo cho dân biết sự kết thúc của cuộc lưu đày bên Babylon, và cuộc hồi hương trở về Giêrusalem. Vị ngôn sứ nói: Có tiếng kêu trong hoang địa: “Hãy dọn đường cho Chúa… Mọi thung lũng hãy lấp cho đầy.” Những thung lũng ấy tượng trưng cho mọi loại khoảng trống trong chúng ta khi ở trước mặt Chúa, đó là tất cả những tội lỗi và thiếu sót của chúng ta. Có khoảng trống trong đời sống, có thể là do chúng ta không cầu nguyện hoặc cầu nguyện quá ít. Mùa Vọng là thời điểm thích hợp để chúng ta cầu nguyện tha thiết hơn, mạnh mẽ hơn, để chúng ta biết dành vị trí quan trọng cho đời sống thiêng liêng. Có một sự trống rỗng khác, có thể là do chúng ta thiếu lòng bác ái đối với tha nhân, đặc biệt là đối với những ai đang cần giúp đỡ, không chỉ về vật chất mà cả tinh thần nữa. Chúng ta được mời gọi quan tâm đến nhu cầu của người khác, gần gũi hơn với người khác. Giống như Thánh Gioan Tiền Hô đã làm, chúng ta có thể mở ra những con đường hy vọng trong sa mạc của trái tim khô cằn nơi nhiều người.
Tiên tri Isaia cũng nói: Mọi núi đồi, hãy san cho phẳng. Những ngọn núi, ngọn đồi phải hạ xuống, phải san bằng, đó là sự tự hào kiêu hãnh, sự kiêu căng tự phụ. Nơi nào có sự kiêu căng ngạo mạn, thì Thiên Chúa không thể vào được. Vì khi trái tim chứa đầy những tự phụ kiêu ngạo, thì Thiên Chúa không thể ngự vào. Thế nên, chúng ta phải biết hạ mình. Chúng ta phải chấp nhận trở nên nhiêm tốn, phải đi vào thái độ khiêm nhường, mà không càm ràm than phiền, nhưng biết lắng nghe, để có thể chuẩn bị cho Đấng Cứu Độ đang đến. Chúng ta cần trở nên những người hiền lành và khiêm nhường trong lòng (x. Mt 11,29). Kế đến, chúng ta được mời gọi loại bỏ những ngăn trở, để có thể hiệp thông với Chúa: “Con đường cong queo hãy làm cho thẳng, đường gồ ghề hãy san cho bằng, và vinh hiển Chúa sẽ xuất hiện, mọi người sẽ thấy vinh quang Thiên Chúa.”
Tuy nhiên, chúng ta cần làm tất cả những điều ấy với niềm vui, bởi vì tất cả những gì ta làm là để đón Chúa Giêsu đến. Khi đợi chờ người thân tới thăm nhà mình, chúng ta chuẩn bị mọi sự với đầy ân cần và hạnh phúc. Cũng tương tự thế, chúng ta muốn chuẩn bị mọi sự để đón chờ Chúa đến. Mỗi ngày, từng ngày đợi chờ Chúa với sự ân cần ấy, là chúng ta được đầy tràn ân sủng khi Chúa đến.
Đấng Cứu Độ mà chúng ta đang đợi chờ, có khả năng biến đổi đời sống chúng ta, bằng ơn sủng của Người, bằng quyền năng của Thánh Thần, với sức mạnh của tình yêu mến. Thật vậy, Chúa Thánh Thần ngự vào lòng chúng ta. Ngài là tình yêu của Thiên Chúa, không ngừng thanh tẩy tâm hồn, ban cho chúng ta sức sức sống mới, ban cho chúng ta sự tự do. Đức Trinh Nữ Maria đã sống thực tại này. Mẹ đã để cho mình được chịu phép rửa trong Chúa Thánh Thần. Với trọn cả tâm hồn, với trọn cả con người, với trọn cả cuộc sống, Mẹ đã chuẩn bị để đón Đức Kitô đến. Xin Mẹ giúp chúng ta biết noi gương Mẹ. Xin Mẹ từng bước dẫn dắt chúng ta đến gặp gỡ Chúa là Đấng đang ngự đến.
Sau bài huấn dụ, Đức Thánh Cha đọc Kinh Truyền Tin và ban Phép Lành Toà Thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha chào thăm
Anh chị em thân mến!
Hôm nay là ngày trao giải Nobel Hoà bình cho Chiến dịch Quốc tế Bãi bỏ Vũ khí hạt nhân. Sự công nhận này trùng với ngày Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Điều ấy nhấn mạnh đến mối liên kết chặt chẽ giữa nhân quyền và việc giải trừ vũ khí hạt nhân. Trên thực tế, để đảm bảo phẩm giá cho mọi người, đặc biệt là những người người yếu thế, cần quyết tâm hành động để xây dựng một thế giới không vũ khí hạt nhân. Thiên Chúa ban cho chúng ta khả năng cùng nhau làm việc để xây dựng ngôi nhà chung của chúng ta. Chúng ta có tự do, có trí khôn và có khả năng điều khiển các công nghệ, có khả năng kiểm soát các năng lực của chúng ta, để phục vụ cho hoà bình và sự tiến bộ chân thực (Laudato Si, 78.112.202).
Hội nghị Thượng đỉnh về Hành tinh của Chúng ta, sẽ diễn ra tại Pari vào ngày mai trong bối cảnh hai năm sau khi thông qua Hiệp định Khí hậu Paris. Tôi hy vọng chân thành rằng, hội nghị này cũng như các sáng kiến theo chiều hướng ấy, sẽ thúc đẩy nhận thức mạnh mẽ về nhu cầu cần đưa ra những quyết định thiết thực và hiệu quả, để chống lại sự thay đổi khí hậu, đồng thời chống lại đói nghèo và thúc đẩy phát triển con người.
Tôi muốn bày tỏ sự gần gũi với người dân Ấn Độ, chịu ảnh hưởng bởi cơn bão Okhi. Cũng thế, người dân Albania bị ảnh hưởng nặng nề bởi lụt lội trầm trọng.
Cha xin gửi lời chào thăm tới tất cả mọi người dân thành Roma và các khách hành hương, đặc biệt là các nhóm đến từ Tây Ban Nha. Cha chào mừng nhiều nhóm thiếu nhi và giới trẻ của Italia đến từ các thành phố Firenze, Carugate, Brembate, Almè, Petosino và Pian Camuno. Cha khuyến khích các con hãy trở thành những chứng nhân vui tươi cho Tin Mừng.
Chúc mọi người một ngày tốt lành, và tiếp bước hành trình Mùa Vọng tốt đẹp, để dọn đường cho Chúa đến. Tạm biệt anh chị em, và xin đừng quên cầu nguyện cho Cha!
Tứ Quyết SJ