Công bố Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế giới về Ơn gọi lần thứ 55
VATICAN. “Thật là đẹp và là một đại phúc được hoàn toàn và mãi mãi thánh hiến cho Thiên Chúa và phục vụ anh chị em.” Trên đây là lời khẳng định của ĐTC Phanxicô trong sứ điệp công bố hôm 4-12-2017 để chuẩn bị cho Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 55 sẽ được cử hành vào Chúa Nhật thứ tư sau Lễ Phục Sinh, 22-4-2018. Sứ điệp mang chủ đề là “Lắng nghe, phân định và sống lời mời gọi của Chúa”.
Công bố Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế giới về Ơn gọi lần thứ 55
VATICAN. “Thật là đẹp và là một đại phúc được hoàn toàn và mãi mãi thánh hiến cho Thiên Chúa và phục vụ anh chị em.”
Trên đây là lời khẳng định của ĐTC Phanxicô trong sứ điệp công bố hôm 4-12-2017 để chuẩn bị cho Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 55 sẽ được cử hành vào Chúa Nhật thứ tư sau Lễ Phục Sinh, 22-4-2018. Sứ điệp mang chủ đề là “Lắng nghe, phân định và sống lời mời gọi của Chúa”.
ĐTC lần lượt phân tích 3 thái độ liên quan đến ơn gọi là lắng nghe, phân định và sống.
Lắng nghe
“Cần phải nói ngay rằng tiếng Chúa gọi không có sự nổi bật, hiển nhiên như một trong bao nhiêu sự chúng ta có thể thấy, nghe hoặc động chạm được trong kinh nghiệm hằng ngày. Thiên Chúa đến một cách âm thầm và kín đáo, không áp đặt cho tự do chúng ta. Vì thế có thể xảy ra là tiếng Chúa bị bóp nghẹt vì bao nhiêu lo lắng và những thúc giục ở trong tâm trí chúng ta.
Vì thế, cần có thái độ chăm chú lắng nghe tiếng Chúa và cuộc sống, chú ý đến cả những chi tiết của cuộc sống thường nhật, học cách đọc các biến cố với con mắt đức tin, và giữ thái độ cởi mở đối với những bất ngờ của Thánh Linh.”
Trên đây là lời khẳng định của ĐTC Phanxicô trong sứ điệp công bố hôm 4-12-2017 để chuẩn bị cho Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 55 sẽ được cử hành vào Chúa Nhật thứ tư sau Lễ Phục Sinh, 22-4-2018. Sứ điệp mang chủ đề là “Lắng nghe, phân định và sống lời mời gọi của Chúa”.
ĐTC lần lượt phân tích 3 thái độ liên quan đến ơn gọi là lắng nghe, phân định và sống.
Lắng nghe
“Cần phải nói ngay rằng tiếng Chúa gọi không có sự nổi bật, hiển nhiên như một trong bao nhiêu sự chúng ta có thể thấy, nghe hoặc động chạm được trong kinh nghiệm hằng ngày. Thiên Chúa đến một cách âm thầm và kín đáo, không áp đặt cho tự do chúng ta. Vì thế có thể xảy ra là tiếng Chúa bị bóp nghẹt vì bao nhiêu lo lắng và những thúc giục ở trong tâm trí chúng ta.
Vì thế, cần có thái độ chăm chú lắng nghe tiếng Chúa và cuộc sống, chú ý đến cả những chi tiết của cuộc sống thường nhật, học cách đọc các biến cố với con mắt đức tin, và giữ thái độ cởi mở đối với những bất ngờ của Thánh Linh.”
ĐTC nhấn mạnh: “Chúng ta không thể khám phá ơn gọi đặc thù và cách riêng mà Chúa đã nghĩ ra cho chúng ta, nếu chúng ta khép kín nơi mình, trong những thói quen và trong sự thụ động của người phí phạm cuộc đời trong cái vòng chật hẹp của cái tôi, đánh mất cơ hội mơ ước những điều cao cả và trở thành người nắm vai chính trong lịch sử duy nhất và đặc sắc mà Chúa muốn viết lên cùng với chúng ta.”
Để nhận ra tiếng Chúa gọi, cần có thái độ mặc niệm trong thinh lặng, lắng nghe… “thái độ này ngày nay ngày càng trở nên khó khăn, vì như thể chúng ta bị chìm đắm trong một xã hội ồn ào, trong sự giao động vì nhiều thứ kích thích và thông tin tràn ngập ngày của chúng ta”.
Phân định
ĐTC viết: “Khi đọc đoạn sách Ngôn sứ Isaia trong Hội đường Nazareth, Chúa Giêsu đã phân định nội dung sứ mạng Ngài được trao phó và trình bày cho những người đang chờ đợi Đấng Thiên Sai. Cũng vậy, mỗi người chúng ta có thể khám phá ơn gọi của mình qua sự phân định thiêng liêng, một tiến trình qua đó, trong sự đối thoại với Chúa và lắng nghe tiếng Thánh Linh, ta đi tới những chọn lựa cơ bản, bắt đầu từ sự chọn lựa bậc sống.
Ngày nay, chúng ta rất cần sự phân định và ngôn sứ, vượt thắng những cám dỗ của ý thức hệ và thái độ phó mặc cho định mệnh, hầu khám phá, trong tương quan với Chúa, những nơi chốn, những phương thế và tình trạng qua đó Chúa gọi chúng ta. Mỗi Kitô hữu phải có thể phát huy khả năng “đọc bên trọng” cuộc sống và nhận thấy nơi và điều mà Chúa đang gọi họ để tiếp tục sứ mạng của Ngài.
Để nhận ra tiếng Chúa gọi, cần có thái độ mặc niệm trong thinh lặng, lắng nghe… “thái độ này ngày nay ngày càng trở nên khó khăn, vì như thể chúng ta bị chìm đắm trong một xã hội ồn ào, trong sự giao động vì nhiều thứ kích thích và thông tin tràn ngập ngày của chúng ta”.
Phân định
ĐTC viết: “Khi đọc đoạn sách Ngôn sứ Isaia trong Hội đường Nazareth, Chúa Giêsu đã phân định nội dung sứ mạng Ngài được trao phó và trình bày cho những người đang chờ đợi Đấng Thiên Sai. Cũng vậy, mỗi người chúng ta có thể khám phá ơn gọi của mình qua sự phân định thiêng liêng, một tiến trình qua đó, trong sự đối thoại với Chúa và lắng nghe tiếng Thánh Linh, ta đi tới những chọn lựa cơ bản, bắt đầu từ sự chọn lựa bậc sống.
Ngày nay, chúng ta rất cần sự phân định và ngôn sứ, vượt thắng những cám dỗ của ý thức hệ và thái độ phó mặc cho định mệnh, hầu khám phá, trong tương quan với Chúa, những nơi chốn, những phương thế và tình trạng qua đó Chúa gọi chúng ta. Mỗi Kitô hữu phải có thể phát huy khả năng “đọc bên trọng” cuộc sống và nhận thấy nơi và điều mà Chúa đang gọi họ để tiếp tục sứ mạng của Ngài.
Sống
ĐTC khẳng định: “Ơn gợi là ngày hôm nay. Sứ mạng Kitô là cho hiện tại. Và mỗi người trong chúng ta được kêu gọi sống đời giáo dân trong hôn nhân, đời sống linh mục trong sứ vụ thánh chức, hoặc ơn gọi đời sống thánh hiến, để trợ thành chứng nhân của Chúa trong lúc này và bây giờ.”
Đặc tính “ngày hôm nay” được Chúa Giêsu công bố bảo đảm với chúng ta rằng Thiên Chúa tiếp tục “xuống” để cứu vớt nhân loại chúng ta và cho chúng ta được tham gia sứ mạng của Ngài.
“Ngày hôm nay, Chúa tiếp tục kêu gọi đi theo ngài. Chúng ta không được chờ đợi cho đến lúc hoàn hảo mới quảng đại đáp lại lời mời gọi của Chúa, và cũng đừng kinh hãi vì những giới hạn và tội lỗi của chúng ta, nhưng đón nhận tiếng Chúa với tâm hồn rộng mở.” (Rei 4-12-2017)
Đặc tính “ngày hôm nay” được Chúa Giêsu công bố bảo đảm với chúng ta rằng Thiên Chúa tiếp tục “xuống” để cứu vớt nhân loại chúng ta và cho chúng ta được tham gia sứ mạng của Ngài.
“Ngày hôm nay, Chúa tiếp tục kêu gọi đi theo ngài. Chúng ta không được chờ đợi cho đến lúc hoàn hảo mới quảng đại đáp lại lời mời gọi của Chúa, và cũng đừng kinh hãi vì những giới hạn và tội lỗi của chúng ta, nhưng đón nhận tiếng Chúa với tâm hồn rộng mở.” (Rei 4-12-2017)
G. Trần Đức Anh OP