Đức Thánh Cha kêu gọi giảm chênh lệch về săn sóc sức khoẻ
VATICAN. ĐTC khích lệ dự án thiết lập một diễn đàn hành động chia sẻ và cộng tác giữa các tổ chức y tế Công Giáo tại các miền và môi trường xã hội khác nhau để giảm bớt những chênh lệch trong vấn đề săn sóc sức khoẻ. Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong thư gửi các tham dự viên Hội nghị quốc tế lần thứ 32 do Bộ Phục vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện tổ chức tại Vatican.
Đức Thánh Cha kêu gọi giảm chênh lệch về săn sóc sức khoẻ
VATICAN. ĐTC khích lệ dự án thiết lập một diễn đàn hành động chia sẻ và cộng tác giữa các tổ chức y tế Công Giáo tại các miền và môi trường xã hội khác nhau để giảm bớt những chênh lệch trong vấn đề săn sóc sức khoẻ.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong thư gửi các tham dự viên Hội nghị quốc tế lần thứ 32 do Bộ Phục vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện tổ chức tại Vatican trong tuần qua từ 16 đến 18-11-2017 về đề tài “Đương đầu với những chênh lệch trên thế giới trong vấn đề sức khoẻ”.
ĐTC nhận xét rằng việc thực thi dự án vừa nói đòi những người khởi xướng ngày càng gây sự ý thức và nhạy cảm hơn nơi các tổ chức, các cơ quan từ thiện và kỹ nghệ y tế, để tất cả mọi người thực sự hưởng quyền được bảo vệ sức khoẻ.
Trong thư, ĐTC cũng cổ vũ các nhân viên y tế hãy lắng nghe, nâng đỡ và đồng hành với các bệnh nhân, như thái độ của người Samaritano nhân lành trong Phúc Âm, cảm thương người bị bóc lột và bị thương, sẵn sàng đi vào vấn đề, đặt mình trong tình trạng của người khác.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong thư gửi các tham dự viên Hội nghị quốc tế lần thứ 32 do Bộ Phục vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện tổ chức tại Vatican trong tuần qua từ 16 đến 18-11-2017 về đề tài “Đương đầu với những chênh lệch trên thế giới trong vấn đề sức khoẻ”.
ĐTC nhận xét rằng việc thực thi dự án vừa nói đòi những người khởi xướng ngày càng gây sự ý thức và nhạy cảm hơn nơi các tổ chức, các cơ quan từ thiện và kỹ nghệ y tế, để tất cả mọi người thực sự hưởng quyền được bảo vệ sức khoẻ.
Trong thư, ĐTC cũng cổ vũ các nhân viên y tế hãy lắng nghe, nâng đỡ và đồng hành với các bệnh nhân, như thái độ của người Samaritano nhân lành trong Phúc Âm, cảm thương người bị bóc lột và bị thương, sẵn sàng đi vào vấn đề, đặt mình trong tình trạng của người khác.
ĐTC viết:
“Một tổ chức y tế hữu hiệu và có khả năng đương đầu với những sự chênh lệch, không thể quên lý do hiện hữu của mình là lòng cảm thương: cảm thương của bác sĩ, y tá, các nhân viên, người thiện nguyện, và tất cả những người, qua con đường đó, có thể giảm bớt đau khổ cùng với sự cô đơn và lo âu… Lòng cảm thương không những là con đường tốt nhất thể thăng tiến công lý, vì cảm thương những người khác giúp chúng ta không hững hiểu những vất vả, cơ cực, khó khăn, sợ hãi của họ, nhưng còn khám phá nơi mỗi người phẩm giá quý giá và giá trị duy nhất của họ. Vì phẩm giá con người là nền tảng của công lý, trong khi sự khám phá giá trị khôn sánh của mỗi người là sức mạnh thúc đẩy chúng ta vượt thắng mọi sự chênh lệch, trong thái độ hăng say và từ bỏ.”
Trong sứ điệp gửi các tham dự viên, ĐTC đặc biệt ngỏ lời với đại diện của các hãng dược phẩm hiện diện tại Hội nghị và đề cập đến vấn đề làm sao để trẻ em bệnh nhân được thuốc chống virus.
Ngài không phủ nhận rằng kiến thức khoa học và sự nghiên cứu của các xí nghiệp để chế tạo thuốc men có những luật lệ riêng phải theo như luật bảo vệ tài sản trí thức và lợi nhuận chính đáng, nhưng những điều này cần phải được thích ứng với quyền được những biện pháp trị liệu thiết yếu hoặc cần thiết, đặc biệt là trong trường hợp “những bệnh hoạ hiếm” hoặc những bệnh bị “lơ là, không được quan tâm đến”, cùng với những thứ gọi là “thuốc mồ côi”.
ĐTC kêu gọi làm sao để các chiến lược y tế nhắm theo đuổi công bằng và ích chung, phải có thể nâng đỡ được về phương diện kinh tế và luân lý đạo đức. Cụ thể là làm sao để người nghèo có thể có được những thuốc thiết yếu ở số lượng thích hợp cùng với những hình thức có thể sử dụng được và được bảo đảm, cùng với thông tin đúng đắn, giá thích hợp cho các cá nhân và cộng đoàn. (Rei 18-11-2017)
“Một tổ chức y tế hữu hiệu và có khả năng đương đầu với những sự chênh lệch, không thể quên lý do hiện hữu của mình là lòng cảm thương: cảm thương của bác sĩ, y tá, các nhân viên, người thiện nguyện, và tất cả những người, qua con đường đó, có thể giảm bớt đau khổ cùng với sự cô đơn và lo âu… Lòng cảm thương không những là con đường tốt nhất thể thăng tiến công lý, vì cảm thương những người khác giúp chúng ta không hững hiểu những vất vả, cơ cực, khó khăn, sợ hãi của họ, nhưng còn khám phá nơi mỗi người phẩm giá quý giá và giá trị duy nhất của họ. Vì phẩm giá con người là nền tảng của công lý, trong khi sự khám phá giá trị khôn sánh của mỗi người là sức mạnh thúc đẩy chúng ta vượt thắng mọi sự chênh lệch, trong thái độ hăng say và từ bỏ.”
Trong sứ điệp gửi các tham dự viên, ĐTC đặc biệt ngỏ lời với đại diện của các hãng dược phẩm hiện diện tại Hội nghị và đề cập đến vấn đề làm sao để trẻ em bệnh nhân được thuốc chống virus.
Ngài không phủ nhận rằng kiến thức khoa học và sự nghiên cứu của các xí nghiệp để chế tạo thuốc men có những luật lệ riêng phải theo như luật bảo vệ tài sản trí thức và lợi nhuận chính đáng, nhưng những điều này cần phải được thích ứng với quyền được những biện pháp trị liệu thiết yếu hoặc cần thiết, đặc biệt là trong trường hợp “những bệnh hoạ hiếm” hoặc những bệnh bị “lơ là, không được quan tâm đến”, cùng với những thứ gọi là “thuốc mồ côi”.
ĐTC kêu gọi làm sao để các chiến lược y tế nhắm theo đuổi công bằng và ích chung, phải có thể nâng đỡ được về phương diện kinh tế và luân lý đạo đức. Cụ thể là làm sao để người nghèo có thể có được những thuốc thiết yếu ở số lượng thích hợp cùng với những hình thức có thể sử dụng được và được bảo đảm, cùng với thông tin đúng đắn, giá thích hợp cho các cá nhân và cộng đoàn. (Rei 18-11-2017)
G. Trần Đức Anh OP