Người nghèo là thông hành vào cửa Thiên Đàng của chúng ta
Trước con mắt trần gian người nghèo ít có giá trị, nhưng họ lại là những người mở ra cho chúng ta con đường về trời, họ là thông hành vào thiên đàng của chúng ta… Thiên Chúa ban cho chúng ta các nén bạc, các khả năng, cần phải tận dụng và phát triển để mứu ích cho tha nhân, nhất là cho người nghèo… Yêu thương người nghèo như thế có nghĩa là chiến đấu chống lại mọi thứ nghèo đói tinh thần cũng như vật chất.
Người nghèo là thông hành vào cửa Thiên Đàng của chúng ta
ĐTC Phanxicô giảng trong Thánh lễ Ngày Quốc tế cho Người nghèo trong Đền thờ Thánh Phêrô sáng Chúa Nhật 19-11-2017 – AFP
Trước con mắt trần gian người nghèo ít có giá trị, nhưng họ lại là những người mở ra cho chúng ta con đường về trời, họ là thông hành vào thiên đàng của chúng ta… Thiên Chúa ban cho chúng ta các nén bạc, các khả năng, cần phải tận dụng và phát triển để mứu ích cho tha nhân, nhất là cho người nghèo… Yêu thương người nghèo như thế có nghĩa là chiến đấu chống lại mọi thứ nghèo đói tinh thần cũng như vật chất.
ĐTC Phanxicô đã khẳng định như trên trong bài giảng Thánh lễ Ngày Quốc tế ngươi Nghèo lần thứ nhất, cử hành lúc 10 giờ sáng Chúa Nhật hôm qua trong Đền thờ Thánh Phêrô. Cùng đồng tế Thánh lễ với ĐTC có 15 hồng y , 20 tổng giám mục, giám mục và 200 linh mục. Tham dự Thánh lễ có ngoại giao đoàn cạnh Toà Thánh và 10.000 giáo dân.
ĐTC Phanxicô đã khẳng định như trên trong bài giảng Thánh lễ Ngày Quốc tế ngươi Nghèo lần thứ nhất, cử hành lúc 10 giờ sáng Chúa Nhật hôm qua trong Đền thờ Thánh Phêrô. Cùng đồng tế Thánh lễ với ĐTC có 15 hồng y , 20 tổng giám mục, giám mục và 200 linh mục. Tham dự Thánh lễ có ngoại giao đoàn cạnh Toà Thánh và 10.000 giáo dân.
Giảng trong Thánh lễ, ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa bài Phúc Âm kể lại dụ ngôn ông chủ giao cho đầy tớ các nén bạc để họ sinh lời. ĐTC nói:
Trước hết, chúng ta thừa nhận điều này: chúng ta có các nén bạc, chúng ta là những người có các tài khéo dưới mắt của Thiên Chúa. Vì thế, không ai có thể coi mình là vô ích, không ai có thể nghèo đến độ không thể cho người khác một cái gì đó. Chúng ta được tuyển chọn và chúc phúc bởi Thiên Chúa, Đấng ước mong đổ tràn đầy trên chúng ta ơn của Ngài, hơn là một người cha và một người mẹ ước mong trao ban cho con cái mình. Và Thiên Chúa tín thác cho từng người một sứ mệnh. Trước mắt Ngài không có người con nào bị loại trừ.
Thật vậy, sự kiện Thiên Chúa tràn đầy yêu thương và đòi hỏi khiến cho chúng ta có trách nhiệm. Trong dụ ngôn các đầy tớ đều nhận được các nén bạc. Nhưng trong khi hai người đầu tiên thực hiện sứ mệnh của họ, thì người thứ ba lại không làm cho nén bạc sinh lời. Anh ta giữ nguyên nó rồi trả lại cho chủ, nên bị chủ gọi là “đầy tớ gian ác và lười biếng” (c. 25). Điều không làm hài lòng ông chủ là việc bỏ sót của tên đầy tớ. Cái ác của anh ta là đã không làm điều thiện. Chúng ta cũng thường cho mình là tốt lành và công chính vì đã không làm điều gì gian ác. Anh đầy tớ lười cũng thế, anh còn giữ gìn nén bạc cẩn thận nữa. Nhưng không làm điều ác không thôi, không đủ… Thật đáng buồn khi Thiên Chúa cha của tình yêu thương không nhận được câu trả lời quảng đại yêu thương từ con cái Ngài, là những người chỉ hạn chế vào việc tôn trọng các điều luật, chu toàn các giới răn như những kẻ làm công trong nhà Ngài (x. Lc 15,17). Ai chỉ lo duy trì các kho tàng, thì không trung thành với Thiên Chúa là Đấng yêu thích chia sẻ và nhân các ơn lên nhiều lần. Người sinh lời thêm các nén bạc thật sự trung thành, vì có cùng tâm thức của Thiên Chúa và không bất động: họ liều cả cuộc sống cho tha nhân, họ không chấp nhận để mọi sự như vậy. Họ chỉ bỏ sót một điều là tư lợi của họ.
Trước hết, chúng ta thừa nhận điều này: chúng ta có các nén bạc, chúng ta là những người có các tài khéo dưới mắt của Thiên Chúa. Vì thế, không ai có thể coi mình là vô ích, không ai có thể nghèo đến độ không thể cho người khác một cái gì đó. Chúng ta được tuyển chọn và chúc phúc bởi Thiên Chúa, Đấng ước mong đổ tràn đầy trên chúng ta ơn của Ngài, hơn là một người cha và một người mẹ ước mong trao ban cho con cái mình. Và Thiên Chúa tín thác cho từng người một sứ mệnh. Trước mắt Ngài không có người con nào bị loại trừ.
Thật vậy, sự kiện Thiên Chúa tràn đầy yêu thương và đòi hỏi khiến cho chúng ta có trách nhiệm. Trong dụ ngôn các đầy tớ đều nhận được các nén bạc. Nhưng trong khi hai người đầu tiên thực hiện sứ mệnh của họ, thì người thứ ba lại không làm cho nén bạc sinh lời. Anh ta giữ nguyên nó rồi trả lại cho chủ, nên bị chủ gọi là “đầy tớ gian ác và lười biếng” (c. 25). Điều không làm hài lòng ông chủ là việc bỏ sót của tên đầy tớ. Cái ác của anh ta là đã không làm điều thiện. Chúng ta cũng thường cho mình là tốt lành và công chính vì đã không làm điều gì gian ác. Anh đầy tớ lười cũng thế, anh còn giữ gìn nén bạc cẩn thận nữa. Nhưng không làm điều ác không thôi, không đủ… Thật đáng buồn khi Thiên Chúa cha của tình yêu thương không nhận được câu trả lời quảng đại yêu thương từ con cái Ngài, là những người chỉ hạn chế vào việc tôn trọng các điều luật, chu toàn các giới răn như những kẻ làm công trong nhà Ngài (x. Lc 15,17). Ai chỉ lo duy trì các kho tàng, thì không trung thành với Thiên Chúa là Đấng yêu thích chia sẻ và nhân các ơn lên nhiều lần. Người sinh lời thêm các nén bạc thật sự trung thành, vì có cùng tâm thức của Thiên Chúa và không bất động: họ liều cả cuộc sống cho tha nhân, họ không chấp nhận để mọi sự như vậy. Họ chỉ bỏ sót một điều là tư lợi của họ.
ĐTC định nghĩa sự bỏ sót:
Bỏ sót cũng là tội lớn đối với người nghèo. Ở đây nó có một tên gọi chính xác là sự thờ ơ. Nó khiến chúng ta nói rằng: “điều đó không can gì tới tôi, không phải là chuyện của tôi, đó là lỗi của xã hội”. Thờ ơ đó quay mặt đi phía khác, khi người anh em ở trong túng thiếu, đó là thay đổi kênh truyền hình vừa khi thấy một vấn đề nghiêm trọng khiến chúng ta khó chịu, đó cũng là giận dữ trước sự ác nhưng lại không làm gì cả. Chúa sẽ không hỏi chúng ta đã bất bình một cách chính đáng hay không, nhưng hỏi chúng ta đã có làm điều thiện hay không…
Vậy làm sao để có thể đẹp lòng Chúa? Thường khi để làm vừa lòng ai đó chúng ta phải tìm hiểu sở thích của người ấy để món quà tặng làm cho người ấy hài lòng hơn. Muốn dâng cho Chúa điều gì chúng ta có thể tìm thấy các sở thích của Ngài trong Phúc Âm. Tiếp theo dụ ngôn hôm nay Chúa nói: “Tất cả những gì các con làm cho một trong những anh em bé nhỏ này của Thầy, là làm cho chính Thầy.” (Mt 25,40). Các anh em được Chúa đặc biệt sủng ái là người đói, người bệnh, kẻ kiều cư và người bị tù, người nghèo túng và bị bỏ rơi, người khổ đau không nơi cư ngụ, người cần được giúp đỡ. Trên gương mặt của họ chúng ta có thể tưởng tượng ra in đậm gương mặt của Chúa; trên đôi môi của họ, cả khi câm nín vì khổ đau, chúng ta có thể tưởng tượng ra các lời của Chúa: “Đây là thân mình của Thầy.” (Mt 26,26). Chúa Giêsu gõ cửa tâm lòng chúng ta nơi người nghèo, người khát, Ngài xin chúng ta tình yêu thương. Khi chúng ta thắng vượt sự thờ ơ và nhân danh Chúa Giêsu chúng ta xả thân vì các anh em của Ngài nơi những người bé nhỏ, thì chúng ta là bạn hữu tốt lành và trung thành của Ngài, mà Ngài thích chuyện vãn. Chúa trân trọng biết bao cử chỉ chúng ta tiếp nhận lời ngài trong bài đọc thứ nhất, cử chỉ của “người đàn bà mạnh mẽ mở tay cho kẻ bần cùng và giang tay trợ giúp người nghèo khổ” (Cn 31,10-20). Đó là sức mạnh: không phải các bàn tay nắm tay chặt lại hay khoanh tay, nhưng các bàn tay mở rộng và hướng tới người nghèo, thịt xác của Chúa.
Chính tại đó biểu lộ sự hiện diện của Chúa Giêsu, là Đấng giàu có đã trở thành nghèo nàn (x. 2 Cr 8,9). Vì thế nơi họ, trong sự yếu đuối của họ có “một sức mạnh cứu rỗi”. Và nếu trước con mắt trần gian người nghèo ít có giá trị, thì họ lại là những người mở ra cho chúng ta con đường về trời, họ là thông hành vào thiên đàng của chúng ta. Đối với chúng ta bổn phận tin mừng là săn sóc họ, là sự giầu có đích thực của chúng ta, và chúng ta làm điều đó không phải chỉ bằng việc cho cơm bánh, nhưng qua cả việc bẻ Bánh Lời Chúa với họ. Yêu thương người nghèo có nghĩa là chiến đấu chống lại mọi thứ nghèo đói tinh thần và vật chất.
Việc đến gần người nghèo hơn đánh động cuộc sống chúng ta và là điều tốt cho chúng ta. Nó sẽ nhắc cho chúng ta nhớ rằng điều thật sự có giá trị đó là mến Chúa yêu người. Chỉ điều này kéo dài luôn mãi, còn mọi sự đều qua đi: vì thế, điều chúng ta đầu tư trong tình yêu tồn tại, còn lại đều tan biến mất. Hôm nay chúng ta có thể tự hỏi điều gì quan trọng đối với tôi trong cuộc sống? Tôi đầu tư vào đâu? Vào sự giầu có qua mau, mà trần gian không bao giờ hết thèm khát, hay vào sự giầu có của Thiên Chúa trao ban sự sống vĩnh cửu? Sự lựa chọn này ở trước mặt chúng ta: sống để chiếm hữu trên trần gian hay cho di để chiếm được nước trời. Bởi vì đối với nước trởi điều ta chiếm nữu không có giá trị, nhưng là điều ta cho đi. Và chồng chất các kho tàng cho mình không làm giàu gần Thiên Chúa (x. Lc 12,21). Chúng ta đừng tìm cái thừa thãi cho mình, nhưng tìm thiện ích cho tha nhân, và chúng ta sẽ không thiếu điều quý báu nào cả.
Vào lúc 12 giờ trưa, ĐTC đã đọc Kinh Truyền Tin chung với hàng chục ngàn tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô. Trong bài huấn dụ ngắn, ngài đã nhắc lại ý nghĩa dụ ngôn các nén bạc, và phân tích thái độ thiếu tin tưởng và sợ hãi của người đầy tớ lười đối với chủ, khiến cho anh ta bị khựng lại.
Bỏ sót cũng là tội lớn đối với người nghèo. Ở đây nó có một tên gọi chính xác là sự thờ ơ. Nó khiến chúng ta nói rằng: “điều đó không can gì tới tôi, không phải là chuyện của tôi, đó là lỗi của xã hội”. Thờ ơ đó quay mặt đi phía khác, khi người anh em ở trong túng thiếu, đó là thay đổi kênh truyền hình vừa khi thấy một vấn đề nghiêm trọng khiến chúng ta khó chịu, đó cũng là giận dữ trước sự ác nhưng lại không làm gì cả. Chúa sẽ không hỏi chúng ta đã bất bình một cách chính đáng hay không, nhưng hỏi chúng ta đã có làm điều thiện hay không…
Vậy làm sao để có thể đẹp lòng Chúa? Thường khi để làm vừa lòng ai đó chúng ta phải tìm hiểu sở thích của người ấy để món quà tặng làm cho người ấy hài lòng hơn. Muốn dâng cho Chúa điều gì chúng ta có thể tìm thấy các sở thích của Ngài trong Phúc Âm. Tiếp theo dụ ngôn hôm nay Chúa nói: “Tất cả những gì các con làm cho một trong những anh em bé nhỏ này của Thầy, là làm cho chính Thầy.” (Mt 25,40). Các anh em được Chúa đặc biệt sủng ái là người đói, người bệnh, kẻ kiều cư và người bị tù, người nghèo túng và bị bỏ rơi, người khổ đau không nơi cư ngụ, người cần được giúp đỡ. Trên gương mặt của họ chúng ta có thể tưởng tượng ra in đậm gương mặt của Chúa; trên đôi môi của họ, cả khi câm nín vì khổ đau, chúng ta có thể tưởng tượng ra các lời của Chúa: “Đây là thân mình của Thầy.” (Mt 26,26). Chúa Giêsu gõ cửa tâm lòng chúng ta nơi người nghèo, người khát, Ngài xin chúng ta tình yêu thương. Khi chúng ta thắng vượt sự thờ ơ và nhân danh Chúa Giêsu chúng ta xả thân vì các anh em của Ngài nơi những người bé nhỏ, thì chúng ta là bạn hữu tốt lành và trung thành của Ngài, mà Ngài thích chuyện vãn. Chúa trân trọng biết bao cử chỉ chúng ta tiếp nhận lời ngài trong bài đọc thứ nhất, cử chỉ của “người đàn bà mạnh mẽ mở tay cho kẻ bần cùng và giang tay trợ giúp người nghèo khổ” (Cn 31,10-20). Đó là sức mạnh: không phải các bàn tay nắm tay chặt lại hay khoanh tay, nhưng các bàn tay mở rộng và hướng tới người nghèo, thịt xác của Chúa.
Chính tại đó biểu lộ sự hiện diện của Chúa Giêsu, là Đấng giàu có đã trở thành nghèo nàn (x. 2 Cr 8,9). Vì thế nơi họ, trong sự yếu đuối của họ có “một sức mạnh cứu rỗi”. Và nếu trước con mắt trần gian người nghèo ít có giá trị, thì họ lại là những người mở ra cho chúng ta con đường về trời, họ là thông hành vào thiên đàng của chúng ta. Đối với chúng ta bổn phận tin mừng là săn sóc họ, là sự giầu có đích thực của chúng ta, và chúng ta làm điều đó không phải chỉ bằng việc cho cơm bánh, nhưng qua cả việc bẻ Bánh Lời Chúa với họ. Yêu thương người nghèo có nghĩa là chiến đấu chống lại mọi thứ nghèo đói tinh thần và vật chất.
Việc đến gần người nghèo hơn đánh động cuộc sống chúng ta và là điều tốt cho chúng ta. Nó sẽ nhắc cho chúng ta nhớ rằng điều thật sự có giá trị đó là mến Chúa yêu người. Chỉ điều này kéo dài luôn mãi, còn mọi sự đều qua đi: vì thế, điều chúng ta đầu tư trong tình yêu tồn tại, còn lại đều tan biến mất. Hôm nay chúng ta có thể tự hỏi điều gì quan trọng đối với tôi trong cuộc sống? Tôi đầu tư vào đâu? Vào sự giầu có qua mau, mà trần gian không bao giờ hết thèm khát, hay vào sự giầu có của Thiên Chúa trao ban sự sống vĩnh cửu? Sự lựa chọn này ở trước mặt chúng ta: sống để chiếm hữu trên trần gian hay cho di để chiếm được nước trời. Bởi vì đối với nước trởi điều ta chiếm nữu không có giá trị, nhưng là điều ta cho đi. Và chồng chất các kho tàng cho mình không làm giàu gần Thiên Chúa (x. Lc 12,21). Chúng ta đừng tìm cái thừa thãi cho mình, nhưng tìm thiện ích cho tha nhân, và chúng ta sẽ không thiếu điều quý báu nào cả.
Vào lúc 12 giờ trưa, ĐTC đã đọc Kinh Truyền Tin chung với hàng chục ngàn tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô. Trong bài huấn dụ ngắn, ngài đã nhắc lại ý nghĩa dụ ngôn các nén bạc, và phân tích thái độ thiếu tin tưởng và sợ hãi của người đầy tớ lười đối với chủ, khiến cho anh ta bị khựng lại.
ĐTC nói:
Sự sợ hãi luôn làm cho bất động và thường khiến cho người ta có các lựa chọn sai lầm. Sự sợ hãi gây nản lỏng, không để cho chúng ta có các sáng kiến, nó dẫn đưa tới chỗ lẩn trốn trong các giải pháp an toàn, bảo đảm, và như thế rốt cuộc không cho hiện thực được điều gì tốt lành cả. Để tiến bước và lớn lên trên con đường cuộc sống cần phải có lòng tin tưởng.
Dụ ngôn cũng giúp chúng ta hiểu tầm quan trọng có một ý tưởng đích thật về Thiên Chúa. Chúng ta không được nghĩ rằng Ngài là một ông chủ xấu, cứng cỏi, khắc nghiệt, chỉ muốn đánh phạt chúng ta. Chúa Giêsu đã luôn luôn cho chúng ta thấy Thiên Chúa không phải là một ông chủ hà khắc và không nhân nhượng, nhưng là một người cha tràn đầy yêu thương, hiền dịu, tốt lành. Vì vậy chúng ta có thể và phải có một sự tin tưởng vô biên nơi Ngài. Chúa Giêsu cho chúng ta thấy lòng quảng đại săn sóc của Thiên Chúa trong nhiều kiểu: với lời Ngài, với các cử chỉ, và sự tiếp đón đối với mọi người, cách riêng nhũng người tội lỗi, bé nhỏ và nghèo nàn. Nhân Ngày quốc tế người nghèo dụ ngôn các nén bạc mời gọi chúng ta có trách nhiệm cá nhân và một lòng trung thành trở nên khả năng liên tục tín thác trên các nẻo đường mới, mà không chôn vùi nén bạc, là các ơn Thiên Chúa tín thác cho chúng ta và Ngài sẽ đòi chúng ta tính sổ với Ngài.
Tiếp đến, ĐTC đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành Toà Thánh cho mọi người.
Sau Kinh Truyền Tin, ĐTC đã nhắc tới LM Francesco Solano, Dòng Capucino, đã được phong chân phước ngày thứ bẩy vừa qua tại Detroit, Hoa Kỳ. Ngài là môn đệ khiêm nhường và trung thành của Chúa Kitô và không mệt mỏi phục vụ dân nghèo. Ước chi chứng tá của ngài trợ giúp các linh mục, tu sĩ và giáo dân biết sống tươi vui mối dây liên kết giữa việc loan báo Tin Mừng và yêu thương người nghèo.
ĐTC cũng ca ngợi các sáng kiến khác nhau trong Ngày Quốc tế Người nghèo qua các buổi cầu nguyện và chia sẻ. Ngài cầu mong người nghèo luôn luôn là trung tâm của các cộng đoàn, bởi vì họ là con tim của Tin Mừng, nơi họ chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu nói với chúng ta và gọi hỏi chúng ta qua các khổ đau và các nhu cầu của họ.
ĐTC cũng nhắc tới các dân tộc đang phải sống trong nghèo túng vì chiến tranh xung khắc, và tái kêu gọi cộng đồng quốc tế dấn thân làm mọi sự có thể để đem lại hoà bình, đặc biệt cho các dân tộc vùng Trung Đông. Cách riêng ĐTC nhớ tới dân tộc Liban và cầu nguyện cho sự ổn định của quốc gia này để nó có thể là một sứ giả của sự tôn trọng và chung sống cho toàn vùng và cho toàn thế giới. Ngài cũng cầu nguyện cho thủy thủ đoàn của chiếc tầu ngầm Argentina bị mất tích. Hôm qua cũng là Ngày quốc tế các nạn nhân giao thông do Liên Hiệp Quốc thành lập. ĐTC khích lệ mọi cơ cấu công cộng dấn thân phòng ngừa các tai nạn, và nhắn nhủ các tài xế lái xe phải cẩn thận và tôn trọng luật lệ giao thông, là hình thức đầu tiên giúp bảo vệ chính họ và bảo vệ người khác.
Sự sợ hãi luôn làm cho bất động và thường khiến cho người ta có các lựa chọn sai lầm. Sự sợ hãi gây nản lỏng, không để cho chúng ta có các sáng kiến, nó dẫn đưa tới chỗ lẩn trốn trong các giải pháp an toàn, bảo đảm, và như thế rốt cuộc không cho hiện thực được điều gì tốt lành cả. Để tiến bước và lớn lên trên con đường cuộc sống cần phải có lòng tin tưởng.
Dụ ngôn cũng giúp chúng ta hiểu tầm quan trọng có một ý tưởng đích thật về Thiên Chúa. Chúng ta không được nghĩ rằng Ngài là một ông chủ xấu, cứng cỏi, khắc nghiệt, chỉ muốn đánh phạt chúng ta. Chúa Giêsu đã luôn luôn cho chúng ta thấy Thiên Chúa không phải là một ông chủ hà khắc và không nhân nhượng, nhưng là một người cha tràn đầy yêu thương, hiền dịu, tốt lành. Vì vậy chúng ta có thể và phải có một sự tin tưởng vô biên nơi Ngài. Chúa Giêsu cho chúng ta thấy lòng quảng đại săn sóc của Thiên Chúa trong nhiều kiểu: với lời Ngài, với các cử chỉ, và sự tiếp đón đối với mọi người, cách riêng nhũng người tội lỗi, bé nhỏ và nghèo nàn. Nhân Ngày quốc tế người nghèo dụ ngôn các nén bạc mời gọi chúng ta có trách nhiệm cá nhân và một lòng trung thành trở nên khả năng liên tục tín thác trên các nẻo đường mới, mà không chôn vùi nén bạc, là các ơn Thiên Chúa tín thác cho chúng ta và Ngài sẽ đòi chúng ta tính sổ với Ngài.
Tiếp đến, ĐTC đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành Toà Thánh cho mọi người.
Sau Kinh Truyền Tin, ĐTC đã nhắc tới LM Francesco Solano, Dòng Capucino, đã được phong chân phước ngày thứ bẩy vừa qua tại Detroit, Hoa Kỳ. Ngài là môn đệ khiêm nhường và trung thành của Chúa Kitô và không mệt mỏi phục vụ dân nghèo. Ước chi chứng tá của ngài trợ giúp các linh mục, tu sĩ và giáo dân biết sống tươi vui mối dây liên kết giữa việc loan báo Tin Mừng và yêu thương người nghèo.
ĐTC cũng ca ngợi các sáng kiến khác nhau trong Ngày Quốc tế Người nghèo qua các buổi cầu nguyện và chia sẻ. Ngài cầu mong người nghèo luôn luôn là trung tâm của các cộng đoàn, bởi vì họ là con tim của Tin Mừng, nơi họ chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu nói với chúng ta và gọi hỏi chúng ta qua các khổ đau và các nhu cầu của họ.
ĐTC cũng nhắc tới các dân tộc đang phải sống trong nghèo túng vì chiến tranh xung khắc, và tái kêu gọi cộng đồng quốc tế dấn thân làm mọi sự có thể để đem lại hoà bình, đặc biệt cho các dân tộc vùng Trung Đông. Cách riêng ĐTC nhớ tới dân tộc Liban và cầu nguyện cho sự ổn định của quốc gia này để nó có thể là một sứ giả của sự tôn trọng và chung sống cho toàn vùng và cho toàn thế giới. Ngài cũng cầu nguyện cho thủy thủ đoàn của chiếc tầu ngầm Argentina bị mất tích. Hôm qua cũng là Ngày quốc tế các nạn nhân giao thông do Liên Hiệp Quốc thành lập. ĐTC khích lệ mọi cơ cấu công cộng dấn thân phòng ngừa các tai nạn, và nhắn nhủ các tài xế lái xe phải cẩn thận và tôn trọng luật lệ giao thông, là hình thức đầu tiên giúp bảo vệ chính họ và bảo vệ người khác.
Linh Tiến Khải