Nhà báo Stefania Falasca và cuốn sách liên quan tới cái chết của Đức Gioan Phaolô I
Bà Stefania Falasca là nhà báo chuyên viên về Vatican và xã luận của nhật báo Avvenire của HĐGM Italia. Bà đã dọn luận án tiến sĩ nghiên cứu tại Đại học Tor Vergata ở Roma về các bút tích của ĐGH Gioan Phaolô I, đồng thời cũng là phó thỉnh nguyện viên phong thánh cho ngài.
Nhà báo Stefania Falasca và cuốn sách liên quan tới cái chết của Đức Gioan Phaolô I
Trong các ngày vừa qua, bà Stefania Falasca đã cho xuất bản cuốn sách liên quan tới cái chết của ĐGH Gioan Phaolô I, vị Giáo hoàng 33 ngày. Cái chết bất thình lình của ngài khiến cho có người nghĩ rằng đã có âm mưu giết ĐGH, và dấy lên biết bao câu hỏi không có câu trả lời. Ngay từ lúc vừa được bầu làm Giáo hoàng và xuất hiện chào dân chúng trên ban công chính giữa Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Luciani đã bất thình lình mở toang ra một kỷ nguyên mới trong tương quan với thế giới hiện đại. Cái chết bất ngờ của ngài đã mau chóng biến thành một vở kịch và kết thúc với việc nuốt chửng toàn cuộc sống và giáo huấn sâu sắc của ngài, đồng thời dấy lên các nghi vấn liên quan tới các tình trạng ít minh bạch của nó. Cuốn sách của bà Stefania Falasca là một câu trả lời cho các nghi vấn ấy.
Bà Stefania Falasca là nhà báo chuyên viên về Vatican và xã luận của nhật báo Avvenire của HĐGM Italia. Bà đã dọn luận án tiến sĩ nghiên cứu tại Đại học Tor Vergata ở Roma về các bút tích của ĐGH Gioan Phaolô I, đồng thời cũng là phó thỉnh nguyện viên phong thánh cho ngài. Năm 2004, bà đậu bằng thỉnh nguyện viên trong các vụ phong chân phước và phong thánh thuộc Văn phòng Nghiên cứu của Bộ Phong Thánh và được giao nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu liên quan tới các nhân đức anh hùng của Đức Luciani. Để làm công việc này, bà đã nghiên cứu trong Văn khố các Toà Giám mục Belluno, Vittorio Veneto, Venezia, Roma và Vatican, tức các nơi có liên quan tới cuộc sống và việc thi hành chức vụ của Đức Gioan Phaolô I.
Bà đã viết nhiều sách và các bài khảo luận về các đề tài lịch sử văn hoá và viết các tiểu sử liên quan tới nhiều nhân vật và lịch sử Giáo Hội. Bà cũng là cố vấn của chương trình Đài Truyền hình 3 “Lịch sử vĩ đại” và đã cộng tác vào việc thực hiện các phim tài liệu về Đức Gioan Phaolô I. Vị Giáo hoàng của nụ cười (năm 2005); Thập giá và biểu tượng chữ thập (năm 2008); Romero. Tiếng nói của những người không có tiếng nói (năm 2011). Trong số các sách xuất bản có cuốn “Một Giám mục chống Hitler: Von Gallen, Đức Pio XII và sự kháng cự chống Đức quốc xã (Nhà Xuất bản San Paolo năm 2006); Gioan XXIII trong một cái vuốt ve cách mạng. Tại sao ngài là thánh. Lịch sử của một vụ phong thánh do ý muốn của ĐTC Phanxicô (Nhà Xuất bản Rizzoli năm 2014); Khả năng không nhớ của Thiên Chúa, Giáo hoàng Phanxicô nói chuyện với Stefania Falasca (Nhà In Dehoniane Bologna năm 2016).
** Là người đã tra cứu các tài liệu trong các văn khố khác nhau, đặc biệt Văn khố Vatican, bà Stefania Falasca đã dựng lại từng giờ từng phút liên quan tới các tường trình của các bác sĩ, các điều tra và các chứng từ cho tới hôm qua đã là các bí mật, về những gì xảy ra trong Vaticăng và trong dinh tông toà các ngày trước khi Đức Gioan Phaolô I qua đời, đêm ngài chết và các ngày tiếp theo. Những gì bà Falasca viết lại là một dựng lại lịch sử và khoa học, trong sự hoàn toàn tôn trọng các nguồn tài liệu, duới hình thức kể chuyện rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi người. Cuốn sách của bà đã mở ra các vết rách không thể nghĩ tới, và giải toả các thêu dệt vô tận chung quanh biến cố cái chết của Đức Gioan Phaolô I.
Ngưòi viết đề tựa cho cuốn sách của bà là ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh. Sau khi cho biết ngài rất hài lòng được mời viết lời tựa cho cuốn sách nói về Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô I là người ngài đặc biệt mộ mến vì sự thánh thiện kể từ khi ĐHY Albino Luciani, Thượng phụ Venezia được bầu làm chủ chăn Giáo Hội hoàn vũ. Sự kiện ngài được chọn làm Giáo hoàng chỉ tuân theo các tiêu chuẩn của Giáo Hội chú ý tới phẩm chất của một giám mục là mục tử. Sự kiện ngài qua đời sau một triều đại ngắn ngủi chỉ hơn một tháng trong các thập niên qua phân cách chúng ta với tháng 9 năm 1978, đã làm nảy sinh ra vô vàn lý thuyết, các nghi ngờ và các ức đoán. Ngài đã chết quá nhanh và quá vội vã, sau làn gió chờ đợi của sự mới mẻ tinh tuyền tin mừng mà lòng khiêm tốn của ngài đem lại. Albino linh mục, giám mục, thượng phụ rồi giáo hoàng đã là một điểm tham chiếu tuyệt đối cần chú ý trong lịch sử Giáo hội Italia và lịch sử hoàn vũ. Lịch sử của ngài là lịch sử của một giám mục đã sống kinh nghiệm Công đồng Chung Vatican II và đã áp dụng nó. Một con người thông minh, sắc sảo và cởi mở. Một mục tử gần gũi với dân thánh và trung thành với Thiên Chúa, kiên định trong nòng cốt đức tin và với một sự nhạy cảm văn hoá và xã hội ngoại thường. Một người của Giáo Hội, khiêm tốn nhưng đồng thời cũng vững vàng trong việc cai quản, khôn ngoan và có khả năng diễn tả một cách đơn sơ và mọi người đều có thể hiểu.
Một cây bút sáng ngời, như là nhà báo và nhà văn như tác phẩm “Các vị rất sáng giá” của ngài chứng minh cho thấy, tác phẩm mà Đức Gioan Phaolô I đã muốn sửa lại và cho in trong triều đại của ngài. Sự gần gũi, lòng khiêm tốn, đơn sơ, nhấn mạnh trên lòng thương xót và sự hiền dịu của Thiên Chúa là các nét nổi bật của một sứ vụ Phêrô mà cách đây 40 năm đã dấy lên sự hấp dẫn, và ngày nay vẫn còn thời sự hơn bao giờ hết. Thế nhưng sứ điệp của ngài đôi khi bị lu mờ bởi các lý thuyết và các nghi ngờ về cái chết của ngài, xảy ra trong Căn hộ Giáo hoàng chiều ngày 28 tháng 9 năm 1978.
** Sau biết bao nhiêu suy diễn, sau biết bao nhiêu tái dựng dựa trên các tiếng nói không có đối chiếu và kiểm chứng, giờ đây chúng ta có thể hiểu biết điều gì đã xảy ra trong các giờ phút sống sau cùng của vị Giáo hoàng này – mà tầm quan trọng – như vị kế nhiệm ngài là Đức Gioan Phaolô II đã gợi ý – là theo tỷ lệ nghịch với triều đại rất ngắn ngủi của ngài. Sau cùng chúng ta có một dựng lại được làm theo một mô thức nghiên cứu lịch sử sít sao, dựa trên một tài liệu đặc biệt, cho tới nay chưa được biết tới: tài liệu được trình bày ở đây bởi bà Stefania Falasca, phó thỉnh nguyện viên cho vụ án phong chân phước và phong thánh cho Đức Albino Luciani.
ĐHY Parolin viết tiếp trong lời đề tựa: Tôi muốn nêu bật công việc thu thập các nguồn tài liệu, nghiên cứu và soạn thảo khổng lồ đã được hoàn thành và tầm quan trọng của nó, kể cả trên bình diện lịch sử và khoa viết sử, vì sự ít ỏi của các đóng góp khoa học liên quan tới cuộc đời và công trình của Đức Luciani… Đây là một việc cần tái lập ký ức về Đức Gioan Phaolô I để giá trị lịch sử của nó có thể được trả lại tràn đầy với sự đúng đắn và nghiêm chỉnh cần phải có, cho phép mở ra các viễn tượng mới cho việc nghiên cứu công trình của ngài.
Việc nghiên cứu cô đọng trong cuốn sách này nhằm duyệt lại các giờ cuối cùng cuộc sống của Đức Giáo hoàng đã được hướng dẫn theo các tiêu chuẩn phê bình lịch sử, qua việc đối chiếu tài liệu và so sánh vắn tắt từng điểm các chứng cớ minh chứng… Và như thế sau cùng được minh giải các điểm còn ở trong lâm bô, bị phóng đại và làm méo mó trong các dựng lại đen tối, cả từ phía người đã chứng minh sự giả dối của giả thuyết âm mưu.
Sau cùng, cũng không nên quên giá trị các trang dẫn nhập sách, giới thiệu một cách ngắn gọn nhưng hữu hiệu gương mặt của Đức Abino Luciani, trước khi bước vào việc trình bày các giờ phút sau cùng cuộc sống của ngài. Chúng là một cẩm nang hữu ích cho những ai muốn biết các chi tiết đặc biệt chưa từng được tiết lộ liên quan tới cái chết của ĐGH Luciani, nhưng lại ít hiểu biết về cuộc đời và giáo huấn của ngài. Triều đại ngắn ngủi của ngài đã không phải là một ánh sao băng tắt ngấm sau lộ trình ngắn. Với cái chết của ngài lịch sử này của Giáo Hội, cúi gập xuống để phục vụ thế giới, không bị gián đoạn. Với ngài, một chương đã không kết thúc cũng không khởi sự từ đầu. Đức Gioan Phaolô I đã không thể có các cử chỉ quan trọng trong việc cai quản Giáo Hội, nhưng ngài đã góp phần củng cố chương trình của một Giáo Hội công đồng gần gũi với dân chúng và với nỗi khát khao tình bác ái của họ.
Bà Stefania Falasca là nhà báo chuyên viên về Vatican và xã luận của nhật báo Avvenire của HĐGM Italia. Bà đã dọn luận án tiến sĩ nghiên cứu tại Đại học Tor Vergata ở Roma về các bút tích của ĐGH Gioan Phaolô I, đồng thời cũng là phó thỉnh nguyện viên phong thánh cho ngài. Năm 2004, bà đậu bằng thỉnh nguyện viên trong các vụ phong chân phước và phong thánh thuộc Văn phòng Nghiên cứu của Bộ Phong Thánh và được giao nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu liên quan tới các nhân đức anh hùng của Đức Luciani. Để làm công việc này, bà đã nghiên cứu trong Văn khố các Toà Giám mục Belluno, Vittorio Veneto, Venezia, Roma và Vatican, tức các nơi có liên quan tới cuộc sống và việc thi hành chức vụ của Đức Gioan Phaolô I.
Bà đã viết nhiều sách và các bài khảo luận về các đề tài lịch sử văn hoá và viết các tiểu sử liên quan tới nhiều nhân vật và lịch sử Giáo Hội. Bà cũng là cố vấn của chương trình Đài Truyền hình 3 “Lịch sử vĩ đại” và đã cộng tác vào việc thực hiện các phim tài liệu về Đức Gioan Phaolô I. Vị Giáo hoàng của nụ cười (năm 2005); Thập giá và biểu tượng chữ thập (năm 2008); Romero. Tiếng nói của những người không có tiếng nói (năm 2011). Trong số các sách xuất bản có cuốn “Một Giám mục chống Hitler: Von Gallen, Đức Pio XII và sự kháng cự chống Đức quốc xã (Nhà Xuất bản San Paolo năm 2006); Gioan XXIII trong một cái vuốt ve cách mạng. Tại sao ngài là thánh. Lịch sử của một vụ phong thánh do ý muốn của ĐTC Phanxicô (Nhà Xuất bản Rizzoli năm 2014); Khả năng không nhớ của Thiên Chúa, Giáo hoàng Phanxicô nói chuyện với Stefania Falasca (Nhà In Dehoniane Bologna năm 2016).
** Là người đã tra cứu các tài liệu trong các văn khố khác nhau, đặc biệt Văn khố Vatican, bà Stefania Falasca đã dựng lại từng giờ từng phút liên quan tới các tường trình của các bác sĩ, các điều tra và các chứng từ cho tới hôm qua đã là các bí mật, về những gì xảy ra trong Vaticăng và trong dinh tông toà các ngày trước khi Đức Gioan Phaolô I qua đời, đêm ngài chết và các ngày tiếp theo. Những gì bà Falasca viết lại là một dựng lại lịch sử và khoa học, trong sự hoàn toàn tôn trọng các nguồn tài liệu, duới hình thức kể chuyện rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi người. Cuốn sách của bà đã mở ra các vết rách không thể nghĩ tới, và giải toả các thêu dệt vô tận chung quanh biến cố cái chết của Đức Gioan Phaolô I.
Ngưòi viết đề tựa cho cuốn sách của bà là ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh. Sau khi cho biết ngài rất hài lòng được mời viết lời tựa cho cuốn sách nói về Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô I là người ngài đặc biệt mộ mến vì sự thánh thiện kể từ khi ĐHY Albino Luciani, Thượng phụ Venezia được bầu làm chủ chăn Giáo Hội hoàn vũ. Sự kiện ngài được chọn làm Giáo hoàng chỉ tuân theo các tiêu chuẩn của Giáo Hội chú ý tới phẩm chất của một giám mục là mục tử. Sự kiện ngài qua đời sau một triều đại ngắn ngủi chỉ hơn một tháng trong các thập niên qua phân cách chúng ta với tháng 9 năm 1978, đã làm nảy sinh ra vô vàn lý thuyết, các nghi ngờ và các ức đoán. Ngài đã chết quá nhanh và quá vội vã, sau làn gió chờ đợi của sự mới mẻ tinh tuyền tin mừng mà lòng khiêm tốn của ngài đem lại. Albino linh mục, giám mục, thượng phụ rồi giáo hoàng đã là một điểm tham chiếu tuyệt đối cần chú ý trong lịch sử Giáo hội Italia và lịch sử hoàn vũ. Lịch sử của ngài là lịch sử của một giám mục đã sống kinh nghiệm Công đồng Chung Vatican II và đã áp dụng nó. Một con người thông minh, sắc sảo và cởi mở. Một mục tử gần gũi với dân thánh và trung thành với Thiên Chúa, kiên định trong nòng cốt đức tin và với một sự nhạy cảm văn hoá và xã hội ngoại thường. Một người của Giáo Hội, khiêm tốn nhưng đồng thời cũng vững vàng trong việc cai quản, khôn ngoan và có khả năng diễn tả một cách đơn sơ và mọi người đều có thể hiểu.
Một cây bút sáng ngời, như là nhà báo và nhà văn như tác phẩm “Các vị rất sáng giá” của ngài chứng minh cho thấy, tác phẩm mà Đức Gioan Phaolô I đã muốn sửa lại và cho in trong triều đại của ngài. Sự gần gũi, lòng khiêm tốn, đơn sơ, nhấn mạnh trên lòng thương xót và sự hiền dịu của Thiên Chúa là các nét nổi bật của một sứ vụ Phêrô mà cách đây 40 năm đã dấy lên sự hấp dẫn, và ngày nay vẫn còn thời sự hơn bao giờ hết. Thế nhưng sứ điệp của ngài đôi khi bị lu mờ bởi các lý thuyết và các nghi ngờ về cái chết của ngài, xảy ra trong Căn hộ Giáo hoàng chiều ngày 28 tháng 9 năm 1978.
** Sau biết bao nhiêu suy diễn, sau biết bao nhiêu tái dựng dựa trên các tiếng nói không có đối chiếu và kiểm chứng, giờ đây chúng ta có thể hiểu biết điều gì đã xảy ra trong các giờ phút sống sau cùng của vị Giáo hoàng này – mà tầm quan trọng – như vị kế nhiệm ngài là Đức Gioan Phaolô II đã gợi ý – là theo tỷ lệ nghịch với triều đại rất ngắn ngủi của ngài. Sau cùng chúng ta có một dựng lại được làm theo một mô thức nghiên cứu lịch sử sít sao, dựa trên một tài liệu đặc biệt, cho tới nay chưa được biết tới: tài liệu được trình bày ở đây bởi bà Stefania Falasca, phó thỉnh nguyện viên cho vụ án phong chân phước và phong thánh cho Đức Albino Luciani.
ĐHY Parolin viết tiếp trong lời đề tựa: Tôi muốn nêu bật công việc thu thập các nguồn tài liệu, nghiên cứu và soạn thảo khổng lồ đã được hoàn thành và tầm quan trọng của nó, kể cả trên bình diện lịch sử và khoa viết sử, vì sự ít ỏi của các đóng góp khoa học liên quan tới cuộc đời và công trình của Đức Luciani… Đây là một việc cần tái lập ký ức về Đức Gioan Phaolô I để giá trị lịch sử của nó có thể được trả lại tràn đầy với sự đúng đắn và nghiêm chỉnh cần phải có, cho phép mở ra các viễn tượng mới cho việc nghiên cứu công trình của ngài.
Việc nghiên cứu cô đọng trong cuốn sách này nhằm duyệt lại các giờ cuối cùng cuộc sống của Đức Giáo hoàng đã được hướng dẫn theo các tiêu chuẩn phê bình lịch sử, qua việc đối chiếu tài liệu và so sánh vắn tắt từng điểm các chứng cớ minh chứng… Và như thế sau cùng được minh giải các điểm còn ở trong lâm bô, bị phóng đại và làm méo mó trong các dựng lại đen tối, cả từ phía người đã chứng minh sự giả dối của giả thuyết âm mưu.
Sau cùng, cũng không nên quên giá trị các trang dẫn nhập sách, giới thiệu một cách ngắn gọn nhưng hữu hiệu gương mặt của Đức Abino Luciani, trước khi bước vào việc trình bày các giờ phút sau cùng cuộc sống của ngài. Chúng là một cẩm nang hữu ích cho những ai muốn biết các chi tiết đặc biệt chưa từng được tiết lộ liên quan tới cái chết của ĐGH Luciani, nhưng lại ít hiểu biết về cuộc đời và giáo huấn của ngài. Triều đại ngắn ngủi của ngài đã không phải là một ánh sao băng tắt ngấm sau lộ trình ngắn. Với cái chết của ngài lịch sử này của Giáo Hội, cúi gập xuống để phục vụ thế giới, không bị gián đoạn. Với ngài, một chương đã không kết thúc cũng không khởi sự từ đầu. Đức Gioan Phaolô I đã không thể có các cử chỉ quan trọng trong việc cai quản Giáo Hội, nhưng ngài đã góp phần củng cố chương trình của một Giáo Hội công đồng gần gũi với dân chúng và với nỗi khát khao tình bác ái của họ.
Xin giới thiệu bài phỏng vấn bà Stefania Falasca, tác giả cuốn sách “Tin tức thứ tự của một cái chết” về ý nghĩa việc nghiên cứu kéo dài nhiều năm liên quan tới ĐGH Gioan Phaolô I.
Hỏi: Thưa bà Stefania Falasca, đâu đã là ý nghĩa việc tìm tòi nghiên cứu của bà liên quan tới ĐGH Luciani, tức Đức Gioan Phaolô I?
Đáp: Đối với tôi, đó đã là một công việc liên quan tới án phong thánh. Nó bao gồm việc xem xét cả trong các lúc cuối cùng cái chết của Đức Giáo hoàng, điều kết thúc cuộc sống của ngài. Vì thế, trong bối cảnh của một vụ án phong thánh, đây là điều phải làm và phải làm với phương pháp phê bình lịch sử, với việc tìm tòi nghiên cứu, dựa trên việc tìm ra và thu thập các tài liệu. Đây là lý do: các nguồn tài liệu, các văn bản và các tài liệu. Đây là điều liên quan tới lịch sử và là điều chúng ta muốn hiểu biết.
Hỏi: Thưa bà vậy đâu là các yếu tố mạnh mẽ nhất được tìm thấy liên quan tới cái chết của Đức Gioan Phaolô I?
Đáp: Chúng tôi đã xem qua cả giờ cuối cùng, trong đó Đức Gioan Phaolô I nói chuyện ngắn gọn với nữ tu, người sáng hôm sau tìm thấy ĐTC đã chết. Đây là các tài liệu có nguồn gốc miệng cho một vụ án phong thánh. Điều này đã được sàng lọc với tài liệu y khoa và nhà thương. Ở đây chúng ta có điều mà tôi sẽ gọi là một định nghĩa rõ ràng, vì nó đã được báo cáo như thế – và liên quan tới nó tôi cho là không thể có các giả thiết khác. Đức Luciani đã chết như thế nào: theo tài liệu nhà thương – và chúng tôi cũng đã đưa vào tài liệu cả bản báo cáo của nhà thương và việc chẩn đoán được Bác sĩ Buzzonetti đã làm khi Đức Giáo hoàng chết, nó cũng phù hợp với tài liệu y khoa khác được tìm thấy – có thể nói rằng Đức Luciani đã qua đời vì một sự kiện giảm máu não bộ, gây ra việc đứng tim. Đây là sự thật trần trụi và sống sượng.
Hỏi: ĐHY Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh, có viết trong lời tựa rằng đây là một “việc phải tái trao ban trở lại cho ký ức về Đức Gioan Phaolo I để giá trị lịch sử của nó có thể được trả lại tràn đầy với sự đúng đắn và nghiêm chỉnh phải có, có đúng vậy không, thưa bà?
Đáp: Vâng, đúng thế. Tôi nghĩ rằng vụ án có chính công trạng này. Đây đã là một công việc cần thiết và phải có. Liên quan tới các nhân đức và sự thánh thiện tôi không tin rằng có các nghi ngờ có thể, bởi vì Đức Gioan Phaolô I là một gương mặt rất trong sáng, từ quan điểm này. Điều đã cần cho Đức Luciani đã là một đào sâu văn khố liên quan tới các nguồn tài liệu, bởi vì như thế mới thực sự có thể nói về ngài trong các phạm trù khoa học. Vì vậy, tôi nghĩ rằng án phong thánh, trong nghĩa này, có thể là nền tảng cho tất cả một mùa khác giúp chiếm trở lại chiều kích và giá trị Huấn quyền của ngài trong các tình huống của Giáo Hội lúc đó.
Hỏi: Thưa bà Stefania Falasca, đâu đã là ý nghĩa việc tìm tòi nghiên cứu của bà liên quan tới ĐGH Luciani, tức Đức Gioan Phaolô I?
Đáp: Đối với tôi, đó đã là một công việc liên quan tới án phong thánh. Nó bao gồm việc xem xét cả trong các lúc cuối cùng cái chết của Đức Giáo hoàng, điều kết thúc cuộc sống của ngài. Vì thế, trong bối cảnh của một vụ án phong thánh, đây là điều phải làm và phải làm với phương pháp phê bình lịch sử, với việc tìm tòi nghiên cứu, dựa trên việc tìm ra và thu thập các tài liệu. Đây là lý do: các nguồn tài liệu, các văn bản và các tài liệu. Đây là điều liên quan tới lịch sử và là điều chúng ta muốn hiểu biết.
Hỏi: Thưa bà vậy đâu là các yếu tố mạnh mẽ nhất được tìm thấy liên quan tới cái chết của Đức Gioan Phaolô I?
Đáp: Chúng tôi đã xem qua cả giờ cuối cùng, trong đó Đức Gioan Phaolô I nói chuyện ngắn gọn với nữ tu, người sáng hôm sau tìm thấy ĐTC đã chết. Đây là các tài liệu có nguồn gốc miệng cho một vụ án phong thánh. Điều này đã được sàng lọc với tài liệu y khoa và nhà thương. Ở đây chúng ta có điều mà tôi sẽ gọi là một định nghĩa rõ ràng, vì nó đã được báo cáo như thế – và liên quan tới nó tôi cho là không thể có các giả thiết khác. Đức Luciani đã chết như thế nào: theo tài liệu nhà thương – và chúng tôi cũng đã đưa vào tài liệu cả bản báo cáo của nhà thương và việc chẩn đoán được Bác sĩ Buzzonetti đã làm khi Đức Giáo hoàng chết, nó cũng phù hợp với tài liệu y khoa khác được tìm thấy – có thể nói rằng Đức Luciani đã qua đời vì một sự kiện giảm máu não bộ, gây ra việc đứng tim. Đây là sự thật trần trụi và sống sượng.
Hỏi: ĐHY Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh, có viết trong lời tựa rằng đây là một “việc phải tái trao ban trở lại cho ký ức về Đức Gioan Phaolo I để giá trị lịch sử của nó có thể được trả lại tràn đầy với sự đúng đắn và nghiêm chỉnh phải có, có đúng vậy không, thưa bà?
Đáp: Vâng, đúng thế. Tôi nghĩ rằng vụ án có chính công trạng này. Đây đã là một công việc cần thiết và phải có. Liên quan tới các nhân đức và sự thánh thiện tôi không tin rằng có các nghi ngờ có thể, bởi vì Đức Gioan Phaolô I là một gương mặt rất trong sáng, từ quan điểm này. Điều đã cần cho Đức Luciani đã là một đào sâu văn khố liên quan tới các nguồn tài liệu, bởi vì như thế mới thực sự có thể nói về ngài trong các phạm trù khoa học. Vì vậy, tôi nghĩ rằng án phong thánh, trong nghĩa này, có thể là nền tảng cho tất cả một mùa khác giúp chiếm trở lại chiều kích và giá trị Huấn quyền của ngài trong các tình huống của Giáo Hội lúc đó.
Linh Tiến Khải