Hàng loạt hiệu trưởng các trường tại Q.Bình Tân (TP.HCM) đã đăng ký tham gia lớp giao tiếp, ứng xử công sở. Lãnh đạo quận kỳ vọng sẽ có sự thay đổi về văn hoá ứng xử ở tất cả các đơn vị hành chính qua lớp học này.
Giáo viên đi học giao tiếp, ứng xử.
Hàng loạt hiệu trưởng các trường tại Q.Bình Tân (TP.HCM) đã đăng ký tham gia lớp giao tiếp, ứng xử công sở. Lãnh đạo quận kỳ vọng sẽ có sự thay đổi về văn hoá ứng xử ở tất cả các đơn vị hành chính qua lớp học này.
Trường học là nơi phục vụ người dân
Đây là lớp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, ứng xử công sở do UBND Q.Bình Tân tổ chức, chia làm 3 đợt cho tất cả cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan công quyền. Lãnh đạo quận mong muốn những người đi học sẽ vượt qua các rào cản giao tiếp, truyền đạt thông tin đến người dân hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng công việc, hướng tới sự hài lòng của công dân. Nội dung của lớp bồi dưỡng là kỹ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử hành chính, đạo đức công vụ và phòng chống tham nhũng.
Ngày 28.10 là ngày mở lớp đợt 2 của chương trình này. Phòng học lớn nhất của Trung tâm bồi dưỡng chính trị Q.Bình Tân không còn một chỗ trống. Lớp học lần này có đến gần 300 người đăng ký tham dự, chiếm đa phần là lãnh đạo các trường từ mầm non đến THPT. Đặc biệt, nhiều hiệu trưởng động viên cả các giáo viên tham gia. Có trường còn lên danh sách cử nhân viên hành chính, văn phòng đi học, vì đây là những bộ phận giao tiếp với phụ huynh nhiều nhất. Thậm chí, đội bảo vệ cũng phải có một người đại diện đến học.
Ông Lê Giang Tân, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Đồng, cho biết lớp học có nhiều điều rất thực tế, áp dụng trong giao tiếp cuộc sống lẫn công việc. Thậm chí, trong ngành giáo dục, nhiều người vẫn nghĩ mình là người ra lệnh nên không giao tiếp nhẹ nhàng, lịch thiệp. Bà Đặng Thị Kim Hương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Tân Tạo A, cho hay đã động viên 100% giáo viên tham gia lớp học này. Bà đánh giá đây là lớp học rất cần thiết cho giáo viên cũng như cho bản thân. “Ứng xử giữa giáo viên với phụ huynh đôi khi còn chưa tốt. Nhiều thầy cô lớn tuổi còn mang tâm lý mình nói trò phải nghe, phụ huynh phải nghe, xem mình cao hơn người khác. Giáo viên trẻ thì đôi khi còn chưa chuẩn trong ứng xử giao tiếp”, bà Hương nhận xét.
Ứng xử giữa giáo viên với phụ huynh đôi khi còn chưa tốt. Nhiều thầy cô lớn tuổi còn mang tâm lý mình nói trò phải nghe, phụ huynh phải nghe, xem mình cao hơn người khác. Giáo viên trẻ thì đôi khi còn chưa chuẩn trong ứng xử giao tiếp
Bà Đặng Thị Kim Hương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Tân Tạo A
“Dù là trường học công lập, cũng phải xác định rằng đây là nơi phục vụ người dân, phải có cung cách ứng xử, giao tiếp thật chuẩn mực. Ngay cả bản thân tôi cũng xác định mình tham gia lớp này để ứng xử với nhân viên cũng như phụ huynh phù hợp. Có thể trước đây mình có nhiều điều thực hiện chưa chuẩn thì nay phải thay đổi tốt hơn”, bà Hương nói.
Theo bà Đỗ Thanh Xuân, Hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Phượng, lớp học này ngoài lý thuyết còn chia sẻ những câu chuyện thực tế, có thể áp dụng vào giao tiếp, ứng xử trong đời thường. Vì vậy, bà và những người lãnh đạo của trường đăng ký tham gia để có thể truyền đạt đến học sinh đạo đức chuẩn mực.
“Xốc” lại đạo đức
Là người đứng lớp chính trong đợt này, tiến sĩ Phan Hải Hồ, Học viện Cán bộ TP.HCM, thẳng thắn: “Hiện nay phải thừa nhận đạo đức xã hội đang có dấu hiệu suy thoái. Việc giao tiếp, ứng xử trong cơ quan hành chính với người dân ở một số nơi cũng bị phản ánh chưa chuẩn mực. Trong đó, sự ta thán của người dân về tham nhũng cũng không ít. Vì vậy, những lớp học này cần được mở càng nhiều càng tốt. Nội dung chúng tôi giảng dạy là theo quy định của Bộ Nội vụ, được biên soạn, điều chỉnh phù hợp lồng ghép thực tế. Lớp học cũng đáp ứng kịp thời chỉ đạo của T.Ư về giao tiếp hành chính, đạo đức công vụ cũng như quyết liệt trong công tác phòng chống tham nhũng thời điểm hiện nay”.
Nói về lớp học, ông Đỗ Đình Thiện, Phó chủ tịch UBND Q.Bình Tân, cho biết việc mở lớp căn cứ trên thực tế đông dân của quận. Dân số của quận hiện nay là hơn 570.000 người, dự kiến đến năm 2020 là 900.000 người, đông dân nhất thành phố. Nhu cầu giao tiếp giữa cơ quan hành chính với dân trong quận là rất cần thiết. Cán bộ công chức hằng năm đều được bồi dưỡng về ứng xử, giao tiếp. Tuy nhiên, quận vẫn thường xuyên nhận được phản ánh của người dân là cách giao tiếp đôi khi chưa thấu đáo, dẫn đến dân bức xúc. Mặt khác, chính sách hiện nay đang thay đổi, đều có lợi cho người dân hơn, cán bộ công chức càng cần phải nắm được thông tin để tiếp xúc đúng chủ trương.
Tại khu căng tin của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, rất nhiều sinh viên (SV) đang xếp hàng để mua đồ ăn. Bỗng có một SV nam chen vào.
Cũng theo ông Thiện, lãnh đạo, giáo viên các trường học trước đây ít được tập huấn. Tuy nhiên, quận chủ trương đợt này khuyến khích giáo viên đi bồi dưỡng. Vì hiện nay Q.Bình Tân có khoảng 5.000 cán bộ công chức, trong đó giáo viên đã chiếm khoảng 4.000 người.
“Đa số giáo viên đã có kỹ năng dạy học nhưng lại ít tiếp xúc với bên ngoài. Hằng ngày giáo viên lại là người tiếp xúc trực tiếp với phụ huynh học sinh, cần phải có ứng xử phù hợp. Như vậy sẽ tạo nên sự gắn bó giữa nhà trường và gia đình, vì ở đâu đó, ứng xử của giáo viên vẫn chưa làm phụ huynh hài lòng. Ngoài ra, còn cần cả ứng xử bên trong trường giữa giáo viên với nhau tạo nên văn hoá của nhà trường nữa”, ông Thiện nói.