Ông già người Nhật ăn cơm bụi; chạy đón bão để chống xói ở Việt Nam
Khi thông tin bão đến, trong lúc người dân cuống cuồng tránh thì có ông già người Nhật lại chạy vội ra biển để… đón bão.
Ông già người Nhật ăn cơm bụi; chạy đón bão để chống xói ở Việt Nam.
Khi thông tin bão đến, trong lúc người dân cuống cuồng tránh thì có ông già người Nhật lại chạy vội ra biển để… đón bão.
Đi ngang bãi biển Cửa Đại, nhiều du khách ngạc nhiên khi thấy một nhóm người đa quốc tịch dựng căn lều nhỏ phủ bạt, nằm tông hốc dưới gốc dừa bị sóng biển đánh phơi cả rễ. Họ tò mò đến chụp ảnh, quay phim và tìm hiểu xem tại sao “mấy ông ngông” lại phơi mưa phơi nắng giữa tâm điểm sạt lở. Họ đâu biết đấy là đoàn công tác của GS Tanaka đang trong những ngày trực đo sóng, gió, khảo sát thuỷ triều, hải lưu ven bờ…
TIN LIÊN QUAN
‘Đề xuất cấm công chức Hà Nội đổ xăng tại trạm xăng Nhật’ là tin bịa đặt
Ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu Việt Nam, khẳng định không có bất kỳ văn bản nào đề xuất lên UBND thành phố Hà Nội cấm công chức đổ xăng tại trạm xăng Nhật.
Rất nhiều lần đến Hội An (Quảng Nam) kể từ giữa năm 2015 đến nay, GS-TS Hitoshi Tanaka, Hiệu trưởng Trường ĐH Tohoku (Nhật Bản), đón bão để nghiên cứu và đóng góp giải pháp chống sạt lở bờ biển Cửa Đại.
Ăn cơm bụi, ngủ ký túc xá
Ở Nhật nhưng GS Tanaka luôn theo dõi thời tiết ở Quảng Nam. Mỗi lần nghe thông tin bão hay gió mùa đông bắc ông lại gác hết mọi chuyện, bay ngay sang Hội An rồi cùng ê kíp đưa máy móc thiết bị ra biển đặt để thu thập số liệu. Hóa ra GS Tanaka “đón lõng” mưa bão là có lý do chuyên môn: Mỗi lần sóng lớn, bờ biển xói lở trầm trọng sẽ “giúp” các nhà khoa học tìm ra manh mối, kết nối các dữ liệu khoa học để trị “bệnh” xói lở bờ biển ở Hội An.
Những lần GS Tanaka đến Hội An, muốn tìm ông không quá khó. “Cứ đến ký túc xá trường ắt sẽ gặp thôi”, PGS Nguyễn Trung Việt, Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ – kinh tế và thuỷ lợi miền Trung, mách. Dưới góc nhìn của ông Việt, vị giáo sư 60 tuổi người Nhật là con người của nghiên cứu, của công việc. Mỗi lần đến Hội An, GS Tanaka làm việc quần quật suốt ngày đêm.
“Điều khiến chúng tôi nể trọng là thầy không nề hà chuyện ăn ở, nghỉ ngơi hay điều kiện làm việc. Chỗ nào càng giản đơn như ký túc xá sinh viên lại càng tốt. Ngay cả các chuyến đi cũng đều do thầy bỏ tiền túi chi trả. Thầy bảo chúng tôi đừng thuê khách sạn tốn tiền, chỉ cần có chỗ che mưa, che nắng là được. Những ngày đó, thầy Tanaka ăn cơm hộp, uống nước bình, hoà mình với cộng sự, không kênh kiệu, ra vẻ”, ông Việt kể.
TIN LIÊN QUAN
Nước mắt người mẹ ‘đón’ nam sinh lớp 10 bị cuốn vào cống về lại nhà
Trưa 11.10, ngôi nhà nhỏ trên con hẻm đường Trần Cao Vân (KP.9, P.5, TP.Đông Hà) bỗng đông đúc người qua lại. Họ đến để “đón” Sang về với gia đình và phụ giúp thân nhân của em lo việc hậu sự.
Mà lạ, GS Tanaka không đến Hội An chịu khổ một mình. Mỗi lần biển nổi cơn thịnh nộ như muốn nuốt trôi cả bãi biển Cửa Đại, ông lại đến và… đưa thêm người bạn Hà Lan – GS Marcel Stive (ĐH Delft), người vốn nổi tiếng thế giới về trị xói lở bờ biển, là một trong những nhà khoa học góp phần rất lớn trong việc ứng phó với biển xâm thực tại Hà Lan.
“Một mình tôi không đủ sức “quyết định vận mệnh” cho Cửa Đại. Tôi phải nhờ bạn bè cùng tìm hiểu, truy tới cùng nguyên nhân gây xói lở trên cơ sở khoa học, để từ đó chính quyền địa phương có thể đưa ra quyết sách đúng đắn”, GS Tanaka tâm sự.
“Mất bãi biển sẽ có tội với thế hệ sau”
Nói nghe đơn giản, chứ thực tế khác rất xa. Hà Lan, Nhật Bản, VN… hay bất kỳ nước nào trên thế giới có biển đều có những nguyên nhân khác nhau tác động khiến cho bờ biển bị xói lở. Với GS Tanaka, để truy ra nguyên nhân xói lở, cần người có chuyên môn cao, cần số liệu cụ thể qua từng giai đoạn, từng mùa để nghiên cứu. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là tiền để trả lương cho cộng sự, mua máy móc thiết bị chuyên dụng đặt khắp cửa sông, cửa biển, camera đo tốc độ gió, cường độ sóng biển, dòng chảy của sông và dòng hải lưu, dò tìm lượng bùn cát bị sóng cuốn đi… Tất cả điều đó khiến ông đau đầu.
“Cửa Đại là bãi biển đẹp. Xói lở ở đây rất khó tìm ra nguyên nhân. Không riêng các nhà khoa học mà tôi nghĩ cả chính quyền địa phương và cộng đồng đều cố gắng khắc phục. Nếu không làm được thì mất cả bãi biển đẹp này, như vậy sẽ có tội với thế hệ sau”, ông trải lòng.
TIN LIÊN QUAN
Người Sài Gòn ra ở trọ vì nước ngập nghĩa địa tràn vào nhà cả tuần
Gia đình ông Huỳnh Chí Tín (Q.Gò Vấp, TP.HCM) vừa phải chuyển ra ở trọ vì nước ngập từ nghĩa địa tràn vào nhà cả tuần chưa hết. Nhiều hộ dân trong khu này cũng ‘kêu trời’ vì phải sống chung với nước ngập cả tuần.
Nghĩ như vậy nên GS Tanaka dùng uy tín của mình để kêu gọi các tổ chức quốc tế chung tay cứu bờ biển Hội An. “Không thể một sớm một chiều có ngay kết quả, nhiều nơi trên thế giới phải chờ đến… cả chục năm nghiên cứu mới tìm ra được nguyên nhân. Số tiền bỏ ra để nghiên cứu còn nhiều gấp bội số tiền khắc phục xói lở. Tôi và Marcel Stive không phải là thánh. Nếu không có số liệu cụ thể thì 100 Tanaka và Marcel Stive cũng bó tay”, ông nói.
Theo GS Tanaka, chống xói lở cũng như chữa bệnh. Đầu tiên phải khám, xét nghiệm, rồi chẩn đoán, sau đó mới kê đơn. Đừng hễ thấy biển lở, chưa nghiên cứu sâu đã vội đổ tiền tỉ xây kè (như cách đã làm với Cửa Đại thời gian qua) thì kết quả sẽ… ngược lại. “Tác hại của nó là dễ dẫn tới xói lở theo kiểu domino, bờ biển sẽ bị tàn phá mạnh hơn. Tiền mất, nhưng chưa chắc mang lại hiệu quả!”, ông nói.
TIN LIÊN QUAN
Đột nhập khách sạn ‘ổ chuột’ giá bèo ở Sài Gòn
Ẩn khuất đâu đó trong lòng thành phố là những căn phòng chật hẹp, tồi tàn được cho thuê với giá rẻ bèo. Đó là nơi dung thân cho những khách thập phương đang miệt mài mưu sinh trên đất Sài Gòn.
Mới đây, khi Báo Thanh Niên cùng nhiều cơ quan truyền thông khác đồng loạt phản ánh tình trạng trộm cát ở Cửa Đại mang đi bán, GS Tanaka lập tức đến Cửa Đại. Những góp ý của ông khi ấy không thể quyết liệt hơn: “Singapore cũng có biển và cát, tại sao họ không khai thác mà phải bỏ nhiều tiền đi mua cát? Vì họ gìn giữ tài nguyên cho con cháu đời sau. Còn ở đây lại sử dụng tài nguyên một cách “khác thường”, tiếc lắm! Đó là chưa nói đến việc hút cát cũng là một trong những nguyên nhân gây xói lở bờ biển”.
Xem Hội An là quê hương thứ hai
GS-TS Hitoshi Tanaka hiện là Phó chủ tịch Hiệp hội Kỹ sư xây dựng Nhật Bản kiêm Hiệu trưởng Trường ĐH Tohoku. Ông từng là Chủ tịch Hiệp hội quốc tế về nghiên cứu kỹ thuật thủy văn môi trường vùng châu Á – Thái Bình Dương. Các nghiên cứu của GS-TS Tanaka tập trung về cơ học chất lỏng, vận chuyển bùn cát và quá trình động lực học hình thái môi trường ven biển và cửa sông tại Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia, Oman, VN… “Tôi xem Hội An là quê hương thứ hai của mình”, ông nói.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Thế Hùng, Phó chủ tịch UBND TP.Hội An (Quảng Nam), nhận định GS Tanaka là người rất giỏi về chuyên môn, giản dị, chịu khó bám sát thực tiễn bờ biển Hội An. Ông quan sát và tiến hành các thử nghiệm, nghiên cứu tìm hiểu về nguyên nhân, cơ chế gây ra hiện tượng sạt lở bờ biển. “Chính vì vậy, các ý kiến của GS Tanaka về nguyên nhân gây sạt lở bờ biển Hội An có sức thuyết phục rất cao. Với Hội An, GS Tanaka dành rất nhiều tình cảm và thiện tâm cho vùng đất này”, ông Hùng chia sẻ.
|
TIN LIÊN QUAN
Quán sữa tươi có gì mà người Sài Gòn kiên nhẫn xếp hàng chờ uống?
Bẵng đi một thời gian “cũng không dài cho lắm”, hôm nay tôi có việc phải đi ngang đường Phùng Khắc Khoan thì vô tình thấy cảnh cả dãy người đang ngồi nép sát trên vỉa hè để… uống sữa.
Hữu Trà – Minh Quân