28/11/2024

Giải mã bí ẩn 18 triệu năm không sex

Loài giun Diploscapter pachys có nguồn gốc cách đây khoảng 18 triệu năm, và trong toàn bộ thời gian đó dường như loài giun nhỏ bé này chẳng màng đến chuyện giao phối.

 

Giải mã bí ẩn 18 triệu năm không sex.

Loài giun Diploscapter pachys có nguồn gốc cách đây khoảng 18 triệu năm, và trong toàn bộ thời gian đó dường như loài giun nhỏ bé này chẳng màng đến chuyện giao phối.




Sự tồn tại của một số loài như D.pachys (ảnh nhỏ) luôn là một bí ẩn mà giới nghiên cứu muốn khám phá	 /// Ảnh: Shutterstock

Sự tồn tại của một số loài như D.pachys (ảnh nhỏ) luôn là một bí ẩn mà giới nghiên cứu muốn khám pháẢNH: SHUTTERSTOCK.

Giờ đây, các nhà nghiên cứu cho rằng họ đã phát hiện được bí mật đằng sau lối sống đáng nể của loài Diploscapter pachys (D.pachys), vốn được xem là nhà vô địch về khoản “kiêng khem” hoạt động tình dục.
Giải mã bí ẩn 18 triệu năm không sex - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Phát hiện 381 loài mới ở Amazon

Trong cuộc điều tra kéo dài hai năm qua, được thực hiện bởi nhóm các nhà nghiên cứu làm việc tại Quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF) và Viện Mamiraua của Brazil về phát triển bền vững. 381 loài mới đã được phát hiện và mô tả.  
Theo báo cáo trên chuyên san Current Biology, đội ngũ chuyên của Đại học New York (Mỹ) đã giải mã được chuỗi gien di truyền và cơ chế sinh sản của loài giun tròn nhỏ bé. Đây là biện pháp hữu hiệu nếu muốn biết rõ lý do đằng sau khả năng tránh bị diệt vong vốn thường thấy ở những dạng sinh vật không tham gia hoạt động giới tính. “Các nhà khoa học đã nỗ lực tìm hiểu tại sao một số động vật lại có thể tồn tại hàng triệu năm mà không cần sex, vì đây là hiện tượng vô cùng hiếm trong thế giới động vật”, theo Giáo sư David Fitch – đồng tác giả báo cáo.
Nghiên cứu mới hứa hẹn có thể hóa giải một trong những bí mật trong lĩnh vực tiến hoá di truyền, do nó đi ngược lại với quan niệm lâu nay cho rằng sinh sản hữu tính, tức lưu truyền hậu duệ qua đường giao phối là điều cần thiết nhằm loại bỏ các đột biến có hại và phục vụ cho mục tiêu thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống. Ví dụ, trong ngắn hạn, việc thừa hưởng các bản gien sao chép từ cả cha lẫn mẹ thường là sự đảm bảo chống nguy cơ xuất hiện đột biến ở đời con.
Về khía cạnh dài hạn, sinh sản hữu tính cho phép cơ thể thích ứng với những thay đổi trong môi trường vì hoạt động này giúp sản sinh biến thể phù hợp với điều kiện mới, nâng cao khả năng sống sót của các cá thể. Vì vậy, giới khoa học lâu nay vẫn chưa rõ tại sao một số sinh vật sinh sản vô tính có thể kéo dài nòi giống từ thời con người chưa xuất hiện.
Trong môi trường hỗn loạn, khó đoán, khi mà khí hậu thay đổi, các loài săn mồi luôn rình rập xung quanh, và nguy cơ xuất hiện những chủng vi trùng/vi khuẩn gây bệnh mới, rõ ràng một cộng đồng sẽ có cơ hội sinh tồn cao hơn nếu các cá thể đều khác biệt, dù nhỏ. Và thậm chí còn kỳ lạ hơn khi các nhà nghiên cứu phát hiện được cơ thể chúng chỉ xây dựng dựa trên một cặp nhiễm sắc thể duy nhất.
Giải mã bí ẩn 18 triệu năm không sex - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Tổ tiên sớm nhất của loài người

Việc phát hiện một hộp sọ 13 triệu năm tuổi thuộc về loài linh trưởng chưa từng được tìm thấy trước đây có thể cung cấp manh mối mới nhằm hóa giải bí ẩn về nguồn gốc loài người.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu D.pachys, các chuyên gia phát hiện loài giun trên có một số “chiêu độc”. Dù sinh sản vô tính, chúng vẫn loại bỏ được nguy cơ tái tổ hợp của các gien. Bí mật nằm ở cách thức loài sinh vật này cấu trúc nhiễm sắc thể. Thay vì bị mất đi những nhiễm sắc thể khác trong quá trình tiến hóa, D.pachys tìm cách phối hợp 6 nhiễm sắc thể của tổ tiên vào chuỗi đại diện duy nhất, bỏ qua giai đoạn phân bào giảm nhiễm đầu tiên, cho phép hậu duệ giữ được những đặc tính tốt của cha/mẹ.
Dựa trên phát hiện mới, các chuyên gia cho rằng có vẻ như loài D.pachys đã áp dụng một bài học vô cùng hay ho: nếu đã hoàn hảo, hãy tiếp tục duy trì tình trạng đó, dù có phải đánh đổi hoạt động tình dục trong nhiều triệu năm.


Phi Yến