Người Hồi giáo thương nhớ Sr. Ruth Pfau
Hồi trung tuần tháng 8 này, thế giới thương tiếc sự ra đi vĩnh viễn của Nữ tu Ruth Pfau, một bác sĩ y khoa người Đức. Tổng thống Mamnoon Hussein và Thủ tướng Shahid Khaqan Abbasi của Pakistan, quốc gia có đại đa số dân theo Hồi Giáo, đã công bố Pakistan sẽ tổ chức quốc táng cho Sr. Ruth.
Người Hồi giáo thương nhớ Sr. Ruth Pfau
Hồi trung tuần tháng 8 này, thế giới thương tiếc sự ra đi vĩnh viễn của Nữ tu Ruth Pfau, một bác sĩ y khoa người Đức. Tổng thống Mamnoon Hussein và Thủ tướng Shahid Khaqan Abbasi của Pakistan, quốc gia có đại đa số dân theo Hồi Giáo, đã công bố Pakistan sẽ tổ chức quốc táng cho Sr. Ruth.
Thông cáo của văn phòng thủ tướng Pakistan đã ví sơ Ruth Pfau như là Mẹ Teresa của Pakistan, một người “đã được sinh ra ở Đức, nhưng trái tim bà luôn ở với chúng ta ở Pakistan này”. Tổng thống Mamnoon Hussein ca ngợi sự dấn thân của Sr. Ruth Pfau trong việc phục vụ các bệnh nhân và góp phần chấm dứt bệnh phong ở Pakistan. Ông ca ngợi sự hy sinh dấn thân của sơ trong việc chon Pakistan là nhà của mình để phục vụ nhân loại. Ông và đất nước Pakistan bày tỏ lòng kính trọng đối với sơ Ruth hy vọng rằng tinh thần phục vụ nhân loại tuyệt vời của sơ sẽ được tiếp tục.
Kakkazai Aamir, một nhà văn và nhà nghiên cứu Hồi giáo nói rằng dân Pakistan sẽ nhớ về Sr. Ruth như biểu tượng của sự cống hiến và ngọn hải đăng hy vọng cho người bị bệnh phong và sẽ không bao giờ quên sự phục vụ của sơ. Ông nhắc lại lời của Sr. Ruth: “Chúng tôi không phục vụ nhân loại để được phần thưởng hay thiên đường, nhưng chúng tôi làm việc để giảm bớt những vấn đề của dân tộc chúng ta. Chúng tôi làm việc để chữa lành các bệnh tật của nhân loại.” Ông tin rằng Sr. Ruth không cần những lời cầu nguyện của dân Pakistan để xin sự tha thứ của Thiên Chúa nhưng chính họ phải cầu nguyện để có được một chỗ cạnh sơ trên thiên đàng.
Đối với ông Hamza Arshad, một nhà giáo dục Hồi giáo, Sr. Ruth là một thiên thần của lòng thương xót đối với dân Pakistan, nơi mà chính quyền làm ngơ trước các chương trình sức khoẻ cộng đồng. Sr. Ruth đã chăm sóc các bệnh nhân phong cùi, những người bị xua đuổi và xa lánh. Sơ đã chiến đấu thực sự chống lại căn bệnh này và hầu như đã chiến thắng nó. Năm 1996, Pakistan là nước đầu tiên trong vùng đã kiểm soát được bệnh phong. Sr. Ruth không hề nghĩ đến việc cần phổ biến trên truyền thông để được biết đến hay được trợ giúp kinh tế. Trên hết sơ có sự trợ giúp ủng hộ của dân chúng… Ông tin rằng Sr. Ruth sẽ tiếp tục nghĩ đến các người bệnh và các bệnh nhân của sơ đang thiếu vắng người mẹ thánh thiện.
Giáo trưởng Rana, một luật sư và giám đốc trang mạng nhật báo Mukaalma (đối thoại) khẳng định: “Những con người như Bác sĩ Pfau hy sinh hiện tại của họ cho tương lai của người khác. Sr. Ruth còn được tôn trọng hơn nữa vì không chỉ hy sinh cho đất nước của sơ nhưng cho một quốc gia khác. Sơ là một trong những tia sáng cuối cùng của hệ thống truyền giáo Kitô giáo, đã sản sinh ra các nhân vật vĩ đại yêu mến Thiên Chúa qua các thụ tạo của Ngài và phục vụ Thiên Chúa bằng cách phục vụ nhân loại, không phân biệt tôn giáo. Sr. Ruth đã và sẽ vẫn là một biểu tượng của tình yêu, của nhân loại và của sự hy sinh. Tình yêu và sự chăm sóc sơ dành cho các bệnh nhân phong cùi không chỉ là rất quan trọng và cần thiết, nhưng cũng mang tính cách mạng. Đặc biệt là trong một xã hội như Pakistan, nơi mà những người phong cùi được coi là phải chịu số phận và định mệnh phải chết một mình. Sr. Pfau đã cho thấy rằng ‘lời nguyền của Thiên Chúa’ có thể được chiến thắng. (Asia News 14/08/2018)
Thông cáo của văn phòng thủ tướng Pakistan đã ví sơ Ruth Pfau như là Mẹ Teresa của Pakistan, một người “đã được sinh ra ở Đức, nhưng trái tim bà luôn ở với chúng ta ở Pakistan này”. Tổng thống Mamnoon Hussein ca ngợi sự dấn thân của Sr. Ruth Pfau trong việc phục vụ các bệnh nhân và góp phần chấm dứt bệnh phong ở Pakistan. Ông ca ngợi sự hy sinh dấn thân của sơ trong việc chon Pakistan là nhà của mình để phục vụ nhân loại. Ông và đất nước Pakistan bày tỏ lòng kính trọng đối với sơ Ruth hy vọng rằng tinh thần phục vụ nhân loại tuyệt vời của sơ sẽ được tiếp tục.
Kakkazai Aamir, một nhà văn và nhà nghiên cứu Hồi giáo nói rằng dân Pakistan sẽ nhớ về Sr. Ruth như biểu tượng của sự cống hiến và ngọn hải đăng hy vọng cho người bị bệnh phong và sẽ không bao giờ quên sự phục vụ của sơ. Ông nhắc lại lời của Sr. Ruth: “Chúng tôi không phục vụ nhân loại để được phần thưởng hay thiên đường, nhưng chúng tôi làm việc để giảm bớt những vấn đề của dân tộc chúng ta. Chúng tôi làm việc để chữa lành các bệnh tật của nhân loại.” Ông tin rằng Sr. Ruth không cần những lời cầu nguyện của dân Pakistan để xin sự tha thứ của Thiên Chúa nhưng chính họ phải cầu nguyện để có được một chỗ cạnh sơ trên thiên đàng.
Đối với ông Hamza Arshad, một nhà giáo dục Hồi giáo, Sr. Ruth là một thiên thần của lòng thương xót đối với dân Pakistan, nơi mà chính quyền làm ngơ trước các chương trình sức khoẻ cộng đồng. Sr. Ruth đã chăm sóc các bệnh nhân phong cùi, những người bị xua đuổi và xa lánh. Sơ đã chiến đấu thực sự chống lại căn bệnh này và hầu như đã chiến thắng nó. Năm 1996, Pakistan là nước đầu tiên trong vùng đã kiểm soát được bệnh phong. Sr. Ruth không hề nghĩ đến việc cần phổ biến trên truyền thông để được biết đến hay được trợ giúp kinh tế. Trên hết sơ có sự trợ giúp ủng hộ của dân chúng… Ông tin rằng Sr. Ruth sẽ tiếp tục nghĩ đến các người bệnh và các bệnh nhân của sơ đang thiếu vắng người mẹ thánh thiện.
Giáo trưởng Rana, một luật sư và giám đốc trang mạng nhật báo Mukaalma (đối thoại) khẳng định: “Những con người như Bác sĩ Pfau hy sinh hiện tại của họ cho tương lai của người khác. Sr. Ruth còn được tôn trọng hơn nữa vì không chỉ hy sinh cho đất nước của sơ nhưng cho một quốc gia khác. Sơ là một trong những tia sáng cuối cùng của hệ thống truyền giáo Kitô giáo, đã sản sinh ra các nhân vật vĩ đại yêu mến Thiên Chúa qua các thụ tạo của Ngài và phục vụ Thiên Chúa bằng cách phục vụ nhân loại, không phân biệt tôn giáo. Sr. Ruth đã và sẽ vẫn là một biểu tượng của tình yêu, của nhân loại và của sự hy sinh. Tình yêu và sự chăm sóc sơ dành cho các bệnh nhân phong cùi không chỉ là rất quan trọng và cần thiết, nhưng cũng mang tính cách mạng. Đặc biệt là trong một xã hội như Pakistan, nơi mà những người phong cùi được coi là phải chịu số phận và định mệnh phải chết một mình. Sr. Pfau đã cho thấy rằng ‘lời nguyền của Thiên Chúa’ có thể được chiến thắng. (Asia News 14/08/2018)
Hồng Thuỷ