Đại sứ Nga đề cao tầm cuộc viếng thăm của ĐHY Parolin ở Nga
ROMA. Đại sứ Nga cạnh Toà Thánh, ông Alexander Avdeev, tuyên bố rằng cuộc viếng thăm sắp tới của ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh tại Nga, là “rất quan trọng”.
Đại sứ Nga đề cao tầm cuộc viếng thăm của ĐHY Parolin ở Nga
ROMA. Đại sứ Nga cạnh Toà Thánh, ông Alexander Avdeev, tuyên bố rằng cuộc viếng thăm sắp tới của ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh tại Nga, là “rất quan trọng”.
ĐHY Parolin sẽ lên đường chiều ngày 20-8 tới đây để viếng thăm chính thức tại Nga cho đến 24-8, và gặp Tổng thống Vladimir Putin cũng như Đức Thượng phụ Chính thống Nga Kirill I.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho mạng thông tin Vatican Insider ngày 14-8 vừa qua, Đại sứ Nga nói: “Chúng tôi tin tưởng rằng cuộc viếng thăm của ĐHY Parolin sẽ góp phần phát triển các quan hệ song phương giữa Toà Thánh và Nga. Chúng tôi đã có những tiền đề quan trọng về vấn đề này, đó là một sự tin tưởng và tín nhiệm nhau, cũng như có những tương đồng quan điểm về nhiều vấn đề. Bầu không khí hoàn hảo của những tương quan ấy cũng được củng cố nhờ những quan hệ tốt giữa Giáo hội Công giáo và Toà Thượng phụ Mascơva. Đây là kết quả trực tiếp của cuộc gặp gỡ tại Cuba giữa ĐGH Phanxicô và Đức Thượng phụ Kirill.”
Đại sứ Avdeev cũng nói: Các vị lãnh đạo cấp cao nhất của Nga dành một tầm quan trọng lớn cho cuộc viếng thăm của ĐHY Parolin tại Mascơva. Đây là một biến cố quan trọng, xét vì trên thế giới ngày nay, ĐGH Phanxicô có một uy tín lớn. Chắc chắn sẽ có những cuộc thảo luận về các đề tài Trung Đông, nhất là tình trạng tại Syria, cũng như các cuộc xung đột khác trên thế giới. Có một lối tiếp cận giống nhau giữa Nga và Vatican: trước tiên chúng tôi tin rằng tất cả các cuộc xung đột phải được giải quyết bằng đối thoại và thương thuyết. Cần kiên trì trong những nỗ lực quốc tế để giải quyết tình trạng ở Syria, tiếp tục những tiến trình hòa đàm tại Astana và Genève, nêu cao ngọn cờ chiến đấu chống nhóm Hồi giáo IS.”
Theo Đại sứ Avdevv, về Ucraina, Vatican cũng như Nga đều nhắc nhở các phe liên hệ trong cuộc xung đột hãy trung thành thi hành những hiệp định đã ký kết tại thành phố Minsk. “Ngoài ra, chúng ta phải luôn nghĩ đến những người sống đang sống trong vùng xung đột và họ rất cần được những trợ giúp nhân đạo và tình cảm thông của con người.” (Vat. Insider 14-8-2017)
Mặt khác, Tổng Thư ký HĐGM Nga, Đức ông Igor Kovalevsky, bày tỏ hy vọng rằng trong cuộc viếng thăm, ĐHY Parolin cũng đề cập với chính quyền Nga về những khó khăn thực tiễn các tín hữu Công giáo ở Nga đang gặp phải, thay vì chỉ thảo luận các vấn đề quốc tế mà thôi.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Công giáo Hoa Kỳ hôm 13-8 vừa qua, Đức ông Kovalevsky nói: “Cộng đoàn Công giáo tại đây vẫn còn gặp những vấn đề nghiêm trọng, và không phải tại Mascơva mà thôi; chúng tôi cần được giúp đỡ để tình trạng của chúng tôi được cải tiến… Chúng tôi hy vọng cuộc viếng thăm của ĐHY Quốc vụ khanh không bị đóng khung trong cuộc đối thoại chính trị giữa Toà Thánh và Liên bang Nga. Chiều kích địa phương cũng rất quan trọng đối với cuộc đối thoại như thế và chúng tôi cầu mong điều này được nhìn nhận.”
Đức ông Kovalevsky cho biết Giáo hội Công giáo ở Nga vẫn đang cố gắng phục hồi các cơ sở Công giáo ở Mascơva bị nhà nước Xô Viết tịch thu, sau khi các quan chức thành phố Mascơva từ chối án lệnh của toà án truyền phải trả lại cho Cộng đoàn Công giáo địa phương.
Theo thống kê của Toà Thánh, tại Liên bang Nga hiện có khoảng 773.000 tín hữu, tương đương với 0,5% dân số tại Nga và họ thuộc 4 giáo phận. (Cath.UK 14-8-2017)
ĐHY Parolin sẽ lên đường chiều ngày 20-8 tới đây để viếng thăm chính thức tại Nga cho đến 24-8, và gặp Tổng thống Vladimir Putin cũng như Đức Thượng phụ Chính thống Nga Kirill I.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho mạng thông tin Vatican Insider ngày 14-8 vừa qua, Đại sứ Nga nói: “Chúng tôi tin tưởng rằng cuộc viếng thăm của ĐHY Parolin sẽ góp phần phát triển các quan hệ song phương giữa Toà Thánh và Nga. Chúng tôi đã có những tiền đề quan trọng về vấn đề này, đó là một sự tin tưởng và tín nhiệm nhau, cũng như có những tương đồng quan điểm về nhiều vấn đề. Bầu không khí hoàn hảo của những tương quan ấy cũng được củng cố nhờ những quan hệ tốt giữa Giáo hội Công giáo và Toà Thượng phụ Mascơva. Đây là kết quả trực tiếp của cuộc gặp gỡ tại Cuba giữa ĐGH Phanxicô và Đức Thượng phụ Kirill.”
Đại sứ Avdeev cũng nói: Các vị lãnh đạo cấp cao nhất của Nga dành một tầm quan trọng lớn cho cuộc viếng thăm của ĐHY Parolin tại Mascơva. Đây là một biến cố quan trọng, xét vì trên thế giới ngày nay, ĐGH Phanxicô có một uy tín lớn. Chắc chắn sẽ có những cuộc thảo luận về các đề tài Trung Đông, nhất là tình trạng tại Syria, cũng như các cuộc xung đột khác trên thế giới. Có một lối tiếp cận giống nhau giữa Nga và Vatican: trước tiên chúng tôi tin rằng tất cả các cuộc xung đột phải được giải quyết bằng đối thoại và thương thuyết. Cần kiên trì trong những nỗ lực quốc tế để giải quyết tình trạng ở Syria, tiếp tục những tiến trình hòa đàm tại Astana và Genève, nêu cao ngọn cờ chiến đấu chống nhóm Hồi giáo IS.”
Theo Đại sứ Avdevv, về Ucraina, Vatican cũng như Nga đều nhắc nhở các phe liên hệ trong cuộc xung đột hãy trung thành thi hành những hiệp định đã ký kết tại thành phố Minsk. “Ngoài ra, chúng ta phải luôn nghĩ đến những người sống đang sống trong vùng xung đột và họ rất cần được những trợ giúp nhân đạo và tình cảm thông của con người.” (Vat. Insider 14-8-2017)
Mặt khác, Tổng Thư ký HĐGM Nga, Đức ông Igor Kovalevsky, bày tỏ hy vọng rằng trong cuộc viếng thăm, ĐHY Parolin cũng đề cập với chính quyền Nga về những khó khăn thực tiễn các tín hữu Công giáo ở Nga đang gặp phải, thay vì chỉ thảo luận các vấn đề quốc tế mà thôi.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Công giáo Hoa Kỳ hôm 13-8 vừa qua, Đức ông Kovalevsky nói: “Cộng đoàn Công giáo tại đây vẫn còn gặp những vấn đề nghiêm trọng, và không phải tại Mascơva mà thôi; chúng tôi cần được giúp đỡ để tình trạng của chúng tôi được cải tiến… Chúng tôi hy vọng cuộc viếng thăm của ĐHY Quốc vụ khanh không bị đóng khung trong cuộc đối thoại chính trị giữa Toà Thánh và Liên bang Nga. Chiều kích địa phương cũng rất quan trọng đối với cuộc đối thoại như thế và chúng tôi cầu mong điều này được nhìn nhận.”
Đức ông Kovalevsky cho biết Giáo hội Công giáo ở Nga vẫn đang cố gắng phục hồi các cơ sở Công giáo ở Mascơva bị nhà nước Xô Viết tịch thu, sau khi các quan chức thành phố Mascơva từ chối án lệnh của toà án truyền phải trả lại cho Cộng đoàn Công giáo địa phương.
Theo thống kê của Toà Thánh, tại Liên bang Nga hiện có khoảng 773.000 tín hữu, tương đương với 0,5% dân số tại Nga và họ thuộc 4 giáo phận. (Cath.UK 14-8-2017)
G. Trần Đức Anh OP