29/11/2024

Hội thảo về Sinh học Tế bào và Di truyền học tại Vatican vào tháng 10-2017

Trong 2 ngày 23 và 24 tháng 10-2017, tại trụ sở Viện Hàn lâm Giáo hoàng về Khoa học là “Casina Pio IV” trong vườn Vatican, sẽ diễn ra cuộc Hội thảo về Sinh học Tế bào và Di truyền học do Viện hàn lâm giáo hoàng về Khoa học (Pontificia Academia Scientiarum – PAS) và Viện hàn lâm Khoa học Châu Mỹ Latinh (Academia de Ciencias de América Latina – ACAL) hợp tác tổ chức.

 Hội thảo về Sinh học Tế bào và Di truyền học tại Vatican vào tháng 10-2017

 

 
WHĐ (12.08.2017) – Trong 2 ngày 23 và 24 tháng 10-2017, tại trụ sở Viện Hàn lâm Giáo hoàng về Khoa học là “Casina Pio IV” trong vườn Vatican, sẽ diễn ra cuộc Hội thảo về Sinh học Tế bào và Di truyền học do Viện hàn lâm giáo hoàng về Khoa học (Pontificia Academia Scientiarum – PAS) và Viện hàn lâm Khoa học Châu Mỹ Latinh (Academia de Ciencias de América Latina – ACAL) hợp tác tổ chức.

Hội thảo quy tụ các nhà khoa học của hai Viện hàn lâm để trao đổi về “những khám phá gần đây trong lĩnh vực sinh học tế bào”.

Hội thảo cũng bàn về việc làm sao “đáp lại những thách đố của nghiên cứu khoa học ở châu Mỹ Latinh”, theo bản tuyên bố bằng tiếng Anh do Giáo sư Edward De Robertis ký tên.

Ông lưu ý rằng “Châu Mỹ Latinh là một lục địa rộng lớn có nhiều kinh nghiệm cải tiến đáng kể trong những thập kỷ gần đây”, khoa học là một “sức mạnh để phát triển, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội” và “những tiến bộ khoa học trong nhiều lĩnh vực có một ảnh hưởng lớn trên thế giới”.

Đặc biệt, ông đề cập đến lĩnh vực sinh học tế bào là chủ đề của Hội thảo sẽ quy tụ các chuyên gia về di truyền, sinh học tế bào, sinh học thần kinh, và trong các ứng dụng y sinh học.

Đối với Giáo sư De Robertis, khoa học có những hệ quả quan trọng cho giáo dục, sản xuất lương thực, y sinh học, và thúc đẩy tiến bộ xã hội.

Ông kể ra trong những người đóng góp nhiều nhất của nền khoa học Châu Mỹ Latinh có hai nhà khoa học đoạt Giải Nobel là Bernardo Houssay và Luis Leloir – là hai thành viên của PAS và các nhà khoa học trẻ trong ngành sinh học tế bào vừa trở thành thành viên của ACAL.

Hội thào sẽ kết thúc với một cuộc thảo luận chung nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế trong tiểu lục địa rộng lớn này.

Đây sẽ là dịp soạn thảo một tuyên bố cuối cùng với “các khuyến nghị cho tương lai của khoa học tại khu vực quan trọng này”.

ACAL được thành lập tại một cuộc gặp gỡ vào năm 1982 do Viện trưởng PAS lúc ấy là Carlos Chagas khởi xướng: cuộc hội thảo mới này giữa PAS và ACAL cũng sẽ điểm lại tình hình tiến triển trong 35 năm qua khi đứng trước tương lai và sự phát triển của ngành y sinh học.

Tuyên bố kết luận: Điều này sẽ giúp thiết lập những chiếc “cầu nối” cho khoa học ở châu Mỹ Latinh.

(Zenit)

 
 

 

Minh Đức