Căng mình chống sốt xuất huyếtCăng mình chống sốt xuất huyết
Mặc dù chưa bước vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết (SXH) nhưng tính tới thời điểm này, Hà Nội đã ghi nhận gần 1.000 ổ dịch với hơn 5.000 ca mắc bệnh, trong đó 2 ca tử vong.
Căng mình chống sốt xuất huyếtCăng mình chống sốt xuất huyết
Mặc dù chưa bước vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết (SXH) nhưng tính tới thời điểm này, Hà Nội đã ghi nhận gần 1.000 ổ dịch với hơn 5.000 ca mắc bệnh, trong đó 2 ca tử vong.
Cán bộ Trugn tâm Y tế dự phòng Hà Nội kiểm tra bể nước tại P.Định Công, Q.Hoàng Mai, nơi có nguy cơ muỗi vằn sinh sản |
Vài quận nội thành Hà Nội có số người mắc tăng đến 10 lần so với năm 2016.
TP.HCM là ổ dịch SXH lớn nhất cả nước và còn đảm nhận điều trị bệnh nhân từ các khu vực lân cận. Các bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 và Bệnh nhiệt đới có nguy cơ quá tải nếu tình hình dịch SXH vẫn gia tăng.
Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, đến ngày 29-7 đã có 11.195 ca (tăng 24%) mắc SXH, tử vong 4 ca (tăng 3 ca) so với cùng kỳ năm 2016. Các quận huyện có ca mắc SXH tăng hơn 50% gồm Q.12, Tân Bình, Hóc Môn, Cần Giờ…
Ông Nguyễn Văn Kính – giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho biết: “Hiện mỗi ngày bệnh viện khám trên 500 bệnh nhân, phân nửa trong số này bị SXH.
Hai tuần nay số người bệnh đến khám gia tăng nhiều, bệnh viện phải mở thêm 3 phòng khám chuyên về SXH với 1.000 giường bệnh, 280 cán bộ y tế. Chúng tôi phải căng mình ra chống dịch”.
Sau khi dịch SXH bùng phát, Trung tâm Y tế dự phòng (Sở Y tế Hà Nội) đã huy động lực lượng phun hoá chất diệt muỗi tại các ổ dịch và các khu dân cư có nguy cơ bùng phát cao.
Nhiều hộ gia đình cũng chủ động lắp đặt các thiết bị phòng chống muỗi, vệ sinh nhà cửa, đổ nước tù đọng lâu ngày ở các dụng cụ chứa không sử dụng tới, vì đây chính là nơi muỗi vằn đẻ trứng và phát triển.
Nhân viên y tế dự phòng Hà Nội phải làm việc liên tục để khống chế các ổ dịch |
Các xóm trọ đông đúc người ở, điều kiện vệ sinh kém thường là nơi bùng phát các ổ dịch SXH |
Bà Vũ Thị Kha (Q.Hoàng Mai, Hà Nội) đổ bỏ nước tù đọng, không để muỗi vằn sinh sản |
Một gia đình ở Phường Tứ Liên, Quận Tây Hồ (Hà Nội) chọn cách ăn cơm trong mùng để chống muỗi |
Phòng bênh hơn chữa bệnh: chi Huỳnh Huyền Anh (P.17, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) giăng mùng cho con ngủ trưa tránh bị muỗi đốt |
Môi trường nhiều rác, nước tù đọng, rác như ở hai bờ rạch Xuyên Tâm (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) là nơi muỗi sinh sản, phát triển cực nhanh |
Bé được lấy máu để kiểm tra khi điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCm |
Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung Ương, các phòng điều trị đều trở nên quá tải do các bệnh nhân bị sốt xuất huyết tăng đột biến |
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại Q.12, TP.HCM |
Một con muỗi vằn (tên khoa học là muỗi Aedes aegypti), tác nhân chính gây ra sốt xuất huyết |