Niềm vui tìm thấy Thiên Chúa
VATICAN. Lúc 12 giờ trưa Chúa Nhật 30.07.2017, Đức Thánh Cha chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô. Trước khi đọc kinh, Đức Thánh Cha quảng diễn bài Tin Mừng Chúa Nhật nói về dụ ngôn kho báu và ngọc quý, và ngài làm nổi bật niềm vui của nhưng ai tìm thấy Thiên Chúa.
Niềm vui tìm thấy Thiên Chúa
VATICAN. Lúc 12 giờ trưa Chúa Nhật 30.07.2017, Đức Thánh Cha chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô. Trước khi đọc kinh, Đức Thánh Cha quảng diễn bài Tin Mừng Chúa Nhật nói về dụ ngôn kho báu và ngọc quý, và ngài làm nổi bật niềm vui của nhưng ai tìm thấy Thiên Chúa.
Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha
Anh chị em thân mến,
Trong chương 13 Tin Mừng theo Thánh Mátthêu, Chúa Giêsu kể cho chúng ta bảy dụ ngôn. Và hôm nay là ba dụ ngôn cuối trong số bảy dụ ngôn ấy. Ba dụ ngôn đó là: dụ ngôn kho báu (Mt 13,44) và ngọc quý (Mt 13,45-46), dụ ngôn chiếc lưới (Mt 13,47-48). Cha muốn dừng lại ở dụ ngôn kho báu và ngọc quý, với điểm nhấn là nhân vật chính trong hai dụ ngôn ấy đều bán tất cả mọi sự họ có, để có được điều họ tìm thấy. Trong dụ ngôn kho báu, người nông dân vô tình gặp được kho báu chôn giấu trong ruộng mà ông canh tác. Vì đây không phải là ruộng của ông, nên ông quyết định liều bán hết những gì ông có, để mua thửa ruộng ấy, nhằm giữ được kho báu. Ông không để mất dịp đặc biệt ấy. Trong dụ ngôn ngọc quý, chúng ta thấy một thương gia tìm được viên ngọc quý. Là chuyên gia, ông xác định được giá trị của viên ngọc ấy. Ông cũng quyết định bán tất cả mọi thứ để mua cho được viên ngọc quý.
Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha
Anh chị em thân mến,
Trong chương 13 Tin Mừng theo Thánh Mátthêu, Chúa Giêsu kể cho chúng ta bảy dụ ngôn. Và hôm nay là ba dụ ngôn cuối trong số bảy dụ ngôn ấy. Ba dụ ngôn đó là: dụ ngôn kho báu (Mt 13,44) và ngọc quý (Mt 13,45-46), dụ ngôn chiếc lưới (Mt 13,47-48). Cha muốn dừng lại ở dụ ngôn kho báu và ngọc quý, với điểm nhấn là nhân vật chính trong hai dụ ngôn ấy đều bán tất cả mọi sự họ có, để có được điều họ tìm thấy. Trong dụ ngôn kho báu, người nông dân vô tình gặp được kho báu chôn giấu trong ruộng mà ông canh tác. Vì đây không phải là ruộng của ông, nên ông quyết định liều bán hết những gì ông có, để mua thửa ruộng ấy, nhằm giữ được kho báu. Ông không để mất dịp đặc biệt ấy. Trong dụ ngôn ngọc quý, chúng ta thấy một thương gia tìm được viên ngọc quý. Là chuyên gia, ông xác định được giá trị của viên ngọc ấy. Ông cũng quyết định bán tất cả mọi thứ để mua cho được viên ngọc quý.
Tìm kiếm và hy sinh
Những điểm tương đồng nổi bật của hai dụ ngôn ấy, làm sáng tỏ hai đặc tính liên quan để có được Nước Thiên Chúa: đó là tìm kiếm và hy sinh. Đúng là Nước Thiên Chúa được ban tặng cho tất cả mọi người. Đó là một món quà, một ơn ban, nhưng không phải là có sẵn trên đĩa bạc. Nước Thiên Chúa đòi hỏi một sự năng động, đó là cuộc kiếm tìm, là cần tiến bước, là cần phải làm gì đó. Thái độ kiếm tìm chính là điều kiện thiết yếu cho cuộc tìm kiếm. Cần có một trái tim đầy nhiệt huyết và khát khao giá trị cao quý, giá trị ấy chính là Nước Thiên Chúa hiện diện ngay nơi Chúa Giêsu. Người là kho báu ẩn giấu, Người là viên ngọc quý giá. Người chính là Đấng mà chúng ta cần khám phá, cần tìm thấy, vì Người có tác động mang tính quyết định trên cuộc đời chúng ta, vì Người làm cho cuộc đời chúng ta đầy tràn ý nghĩa.
Không bỏ lỡ cơ hội duy nhất
Trước những khám phá bất ngờ, người nông dân cũng như thương gia đã nhận ra trước mắt họ cơ hội duy nhất không thể bỏ qua, vì thế họ đã dám bán đi tất cả. Việc lượng định giá trị vô song của kho báu, đã dẫn tới quyết định có tính hy sinh, có tính tách rời, có tính từ bỏ. Khi kho báu và ngọc quý được tìm thấy, có nghĩa là khi chúng ta tìm thấy Chúa, chúng ta không nên bỏ qua cuộc khám phá này, nhưng chúng ta sẵn sàng hy sinh cho những gì cao quý hơn. Khi từ bỏ và bán hết những gì mình có, không có nghĩa là chúng ta coi khinh những điều ấy, nhưng có nghĩa là chúng ta đặt những điều ấy dưới Chúa Giêsu, có nghĩa là chúng ta thấy Chúa Giêsu là trên hết. Đó là ơn ban. Người môn đệ của Chúa Kitô không phải là người bị tước đoạt những điều thiết yếu, nhưng môn đệ là tìm thấy những gì cao quý hơn. Người môn đệ tìm thấy niềm vui đầy tràn mà chỉ có Chúa mới có thể ban tặng. Đó là niềm vui Tin Mừng của những người bệnh được chữa lành, niềm vui của những tội nhân được tha thứ, niềm vui của kẻ trộm được vào Nước Trời.
Niềm vui tìm thấy Thiên Chúa
Niềm vui Tin Mừng lấp đầy trái tim và cuộc sống của những ai gặp gỡ Chúa Giêsu. Đó là những người để cho mình được Chúa cứu rỗi, đó là những người tự do khỏi tội lỗi, khỏi những buồn sầu, khỏi sự trống rỗng nội tâm, khỏi nỗi cô đơn. Cùng với Chúa Giêsu Kitô, niềm vui luôn nảy sinh luôn tái sinh (Niềm vui Tin Mừng, 1). Hôm nay chúng ta được mời gọi chiêm ngắm niềm vui của người nông dân và thương gia trong dụ ngôn. Đó là niềm vui của tất cả chúng ta. Đó là niềm vui, khi chúng ta khám phá ra sự gần gũi và sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời chúng ta. Sự hiện diện ấy biến đổi tâm hồn chúng ta, và mở lòng chúng ta, để chúng ta có thể đón nhận các anh chị em, đặc biệt là những người yếu đuối.
Chúng ta hãy cầu nguyện, nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, để với từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ việc làm hằng ngày, mỗi người chúng ta biết làm chứng cho niềm vui tìm được kho báu là Nước Thiên Chúa. Niềm vui ấy chính là tình yêu mà Chúa Cha ban cho chúng ta qua Chúa Giêsu.
Sau bài huấn dụ, Đức Thánh Cha đọc kinh Truyền Tin và ban Phép Lành Toà Thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha ngỏ lời chào thăm
Anh chị em thân mến,
Hôm nay là Ngày Thế giới Chống nạn Buôn người. Mỗi năm hàng ngàn người nam nữ và trẻ em là nạn nhân vô tội của nạn bóc lột lao động và khai thác tình dục cũng như nạn buôn bán cơ phận. Những điều ấy có vẻ quá quen đến nỗi chúng ta thấy là bình thường. Không, không phải thế, những điều ấy là xấu xa, là độc ác, là tội ác! Tôi muốn cho mọi người thấy rằng, những điều tệ hại ấy là hình thức nô lệ thời hiện đại, và chúng ta phải chống lại tội ác ấy. Chúng ta hãy cầu nguyện cùng Đức Trinh Nữ Maria, để Mẹ nâng đỡ các nạn nhân và hoán cải những kẻ buôn người. Chúng ta hãy cũng nhau cầu nguyện với Đức Mẹ:
Kính mừng Maria…
Sau đó, Đức Thánh Cha chào thăm các tín hữu hành hương đến từ Italia cũng như từ khắp nơi trên thế giới. Ngài kết thúc bằng lời mời gọi mọi người đừng quên cầu nguyện cho ngài.
Không bỏ lỡ cơ hội duy nhất
Trước những khám phá bất ngờ, người nông dân cũng như thương gia đã nhận ra trước mắt họ cơ hội duy nhất không thể bỏ qua, vì thế họ đã dám bán đi tất cả. Việc lượng định giá trị vô song của kho báu, đã dẫn tới quyết định có tính hy sinh, có tính tách rời, có tính từ bỏ. Khi kho báu và ngọc quý được tìm thấy, có nghĩa là khi chúng ta tìm thấy Chúa, chúng ta không nên bỏ qua cuộc khám phá này, nhưng chúng ta sẵn sàng hy sinh cho những gì cao quý hơn. Khi từ bỏ và bán hết những gì mình có, không có nghĩa là chúng ta coi khinh những điều ấy, nhưng có nghĩa là chúng ta đặt những điều ấy dưới Chúa Giêsu, có nghĩa là chúng ta thấy Chúa Giêsu là trên hết. Đó là ơn ban. Người môn đệ của Chúa Kitô không phải là người bị tước đoạt những điều thiết yếu, nhưng môn đệ là tìm thấy những gì cao quý hơn. Người môn đệ tìm thấy niềm vui đầy tràn mà chỉ có Chúa mới có thể ban tặng. Đó là niềm vui Tin Mừng của những người bệnh được chữa lành, niềm vui của những tội nhân được tha thứ, niềm vui của kẻ trộm được vào Nước Trời.
Niềm vui tìm thấy Thiên Chúa
Niềm vui Tin Mừng lấp đầy trái tim và cuộc sống của những ai gặp gỡ Chúa Giêsu. Đó là những người để cho mình được Chúa cứu rỗi, đó là những người tự do khỏi tội lỗi, khỏi những buồn sầu, khỏi sự trống rỗng nội tâm, khỏi nỗi cô đơn. Cùng với Chúa Giêsu Kitô, niềm vui luôn nảy sinh luôn tái sinh (Niềm vui Tin Mừng, 1). Hôm nay chúng ta được mời gọi chiêm ngắm niềm vui của người nông dân và thương gia trong dụ ngôn. Đó là niềm vui của tất cả chúng ta. Đó là niềm vui, khi chúng ta khám phá ra sự gần gũi và sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời chúng ta. Sự hiện diện ấy biến đổi tâm hồn chúng ta, và mở lòng chúng ta, để chúng ta có thể đón nhận các anh chị em, đặc biệt là những người yếu đuối.
Chúng ta hãy cầu nguyện, nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, để với từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ việc làm hằng ngày, mỗi người chúng ta biết làm chứng cho niềm vui tìm được kho báu là Nước Thiên Chúa. Niềm vui ấy chính là tình yêu mà Chúa Cha ban cho chúng ta qua Chúa Giêsu.
Sau bài huấn dụ, Đức Thánh Cha đọc kinh Truyền Tin và ban Phép Lành Toà Thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha ngỏ lời chào thăm
Anh chị em thân mến,
Hôm nay là Ngày Thế giới Chống nạn Buôn người. Mỗi năm hàng ngàn người nam nữ và trẻ em là nạn nhân vô tội của nạn bóc lột lao động và khai thác tình dục cũng như nạn buôn bán cơ phận. Những điều ấy có vẻ quá quen đến nỗi chúng ta thấy là bình thường. Không, không phải thế, những điều ấy là xấu xa, là độc ác, là tội ác! Tôi muốn cho mọi người thấy rằng, những điều tệ hại ấy là hình thức nô lệ thời hiện đại, và chúng ta phải chống lại tội ác ấy. Chúng ta hãy cầu nguyện cùng Đức Trinh Nữ Maria, để Mẹ nâng đỡ các nạn nhân và hoán cải những kẻ buôn người. Chúng ta hãy cũng nhau cầu nguyện với Đức Mẹ:
Kính mừng Maria…
Sau đó, Đức Thánh Cha chào thăm các tín hữu hành hương đến từ Italia cũng như từ khắp nơi trên thế giới. Ngài kết thúc bằng lời mời gọi mọi người đừng quên cầu nguyện cho ngài.
Tứ Quyết SJ