01/11/2024

Chưa giao biển để nhận chìm bùn thải

Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà đã nhấn mạnh như vậy khi trả lời Thanh Niên về việc nhận chìm gần 1 triệu m3 vật, chất nạo vét của Công ty TNHH điện lực Vĩnh Tân 1 (nhiệt điện Vĩnh Tân 1) xuống vùng biển H.Tuy Phong (Bình Thuận) đang được dư luận đặc biệt quan tâm.

 

Chưa giao biển để nhận chìm bùn thải

Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà đã nhấn mạnh như vậy khi trả lời Thanh Niên về việc nhận chìm gần 1 triệu m3 vật, chất nạo vét của Công ty TNHH điện lực Vĩnh Tân 1 (nhiệt điện Vĩnh Tân 1) xuống vùng biển H.Tuy Phong (Bình Thuận) đang được dư luận đặc biệt quan tâm.


 

 

 

Chưa giao biển để nhận chìm bùn thải

Bộ TN-MT đã cấp giấy phép nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn thải xuống biển Vĩnh Tân nhưng trong một phát biểu mới đây ông lại nói rằng “chưa giao biển” cho doanh nghiệp (DN) nhận chìm, ông giải thích thế nào về việc này?
 

Chưa giao biển để nhận chìm bùn thải - ảnh 1

       Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà – Ảnh: Lê Quân

Theo quy định của luật Biển VN, để nhận chìm ở biển, sau khi được cấp giấy phép, nhiệt điện Vĩnh Tân 1 phải được Bộ TN-MT giao khu vực biển để nhận chìm. Trong giai đoạn này, giấy phép nhận chìm ở biển đã cấp chỉ là căn cứ để chủ đầu tư tiến hành các bước lập hồ sơ đề nghị giao khu vực biển, thực hiện công tác chuẩn bị cho nhận chìm; là căn cứ để cơ quan giám sát độc lập thực hiện các hoạt động khảo sát môi trường nền, kiểm tra lại các số liệu, mô hình trong báo cáo để cơ quan quản lý nhà nước xem xét, quyết định việc giao khu vực biển. Vì vậy, việc cấp giấy phép nhận chìm mới chỉ là khâu chuẩn bị chứ chưa phải là đã giao biển cho DN để thực hiện nhận chìm ngay. 

 
 
Ngày 26.7, Văn phòng Chính phủ phát đi thông báo truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng về vụ nhận chìm 1 triệu m3 bùn, sỏi để thực hiện dự án của Công ty TNHH nhiệt điện Vĩnh Tân 1. Cụ thể, Phó thủ tướng giao VAST chủ trì, phối hợp với các cơ quan khoa học chuyên ngành khẩn trương xem xét, đánh giá toàn diện tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường trong việc nhận chìm vật, chất nạo vét từ vũng quay tàu, khu nước trước bến cảng chuyên dùng của Công ty TNHH nhiệt điện Vĩnh Tân 1 tại vùng biển xã Vĩnh Tân (H.Tuy Phong, Bình Thuận). Trong trường hợp cần thiết, có thể mời các chuyên gia, tổ chức tư vấn nước ngoài tham gia và việc xem xét đánh giá phải bao gồm cả việc rà soát lại các nội dung liên quan của ĐTM và dự án nhận chìm ở biển đã được Bộ TN-MT phê duyệt, chấp thuận. Các nội dung này cần báo cáo Thủ tướng trong thời gian sớm nhất.
Chí Hiếu

 


Để đánh giá hiện trạng và để kiểm chứng đối với các số liệu phân tích, dự báo của báo cáo nhận chìm do đơn vị tư vấn lập, giấy phép nhận chìm của Bộ TN-MT đã giao Viện Hải dương học Nha Trang làm cơ quan giám sát, vào cuộc khảo sát, thẩm định toàn diện Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án do đơn vị tư vấn thực hiện trình. Sau khi có kết quả từ các nhà khoa học, Bộ sẽ quyết định vấn đề nhận chìm gần 1 triệu m3 vật, chất từ hoạt động nạo vét trên cơ sở khoa học. Biển chưa giao nên chưa có bất cứ hoạt động nào liên quan nhận chìm xảy ra.
Cụ thể thì Viện Hải dương học Nha Trang sẽ thực hiện những việc gì, đã có kết quả khảo sát chưa, thưa Bộ trưởng?
Đến nay, Viện Hải dương học Nha Trang đã khảo sát thực tế vùng biển cấp phép nhận chìm với nhiều hình ảnh đáy biển xác thực; kiểm tra lại những điểm đặt trạm khảo sát theo hồ sơ Báo cáo ĐTM của đơn vị tư vấn dự kiến có đúng không; các nhà khoa học đang chờ kết quả phân tích mẫu vật thu thập ở vùng biển cấp phép… Viện Hải dương học Nha Trang đang hoàn thiện kết quả và sẽ công bố công khai trong một vài ngày tới.
Tuy nhiên, để việc xem xét dự án nhận chìm vật, chất từ hoạt động nạo vét xuống biển đảm bảo tính khách quan, độc lập, chính xác và đạt được sự đồng thuận, tôi đã đề xuất và được Thủ tướng đồng ý chỉ đạo giao Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ VN (VAST) cùng tham gia. Dự kiến phải giữa tháng 8 mới có kết quả của các nhà khoa học VAST. Trên cơ sở đó mới quyết định việc nhận chìm vật, chất từ hoạt động nạo vét của nhiệt điện Vĩnh Tân 1 xuống biển.
Mới đây, Hội Nghề cá VN và nhiều tổ chức khác đã có văn bản kiến nghị Bộ TN-MT thu hồi giấy phép nhận chìm, quan điểm của Bộ trưởng về kiến nghị này thế nào?
Quan điểm của lãnh đạo Bộ TN-MT là phải luôn dựa trên cơ sở khoa học, có kiểm chứng, đảm bảo tính chính xác của các quyết định, kiên quyết không đánh đổi môi trường lấy kinh tế. Việc đề xuất thu hồi giấy phép về cấp phép nhận chìm của Hội Nghề cá VN là trách nhiệm, tâm huyết của họ. Tuy nhiên, cần phải nghe toàn diện để xem xét giải quyết vấn đề trên cơ sở khoa học. Đến nay, tôi chưa trả lời được là có thu hồi hay không mà phải căn cứ vào kết quả thẩm định của hội đồng các nhà khoa học.
Với việc mạo danh 3 nhà khoa học, nhiều ý kiến cho rằng hồ sơ cấp phép đã không còn giá trị pháp lý nên Bộ phải thu hồi giấy phép nhận chìm đã cấp?
Hiện nay, các nhà khoa học của VAST, Viện Hải dương học Nha Trang đang thực hiện thẩm định toàn diện và kiểm chứng thực tế mô hình phân tích, dự báo tác động của dự án nhận chìm do Công ty cổ phần tư vấn xây dựng cảng biển VN thực hiện. Nếu kết quả đưa ra có đầy đủ cơ sở khoa học chứng minh được rằng số liệu, phương pháp đánh giá và dự báo của đơn vị tư vấn là chưa bảo đảm thì chắc chắn chúng ta có thể bác bỏ được.
Việc này không thể sốt ruột, vội vàng và không để xảy ra tình trạng quy trình thì đúng, hồ sơ thì đủ nhưng quyết định cuối cùng lại sai. Bộ TN-MT vẫn phải tổ chức kiểm tra, thẩm định lại, mọi quyết định không có cơ sở khoa học khi để xảy ra hậu quả sẽ khó lường. Tôi tin rằng, việc kiểm chứng, đối chứng bằng cơ sở khoa học, thực tiễn sẽ cho kết quả chính xác. Đấy sẽ là cơ sở để Bộ TN-MT đưa ra quyết định xử lý dứt điểm vấn đề nhận chìm.
Kiến nghị lấy cát sau nạo vét bồi đắp khu biển lở Tuy Phong
Ngày 26.7, Sở NN-PTNT Bình Thuận đã có công văn kiến nghị gửi UBND tỉnh và Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân về việc lấy vật chất sau nạo vét bồi đắp vùng biển lở. Theo đó, vị trí thứ nhất khoảng 37 ha bờ biển thuộc thôn Vĩnh Hưng và Vĩnh Tiến (xã Vĩnh Tân, H.Tuy Phong), chỉ cách vị trí nạo vét 2 km.
Với vị trí bờ biển sạt lở này có thể chứa hết khoảng 2,1 triệu m3 bùn sau nạo vét ở Vĩnh Tân. Vị trí thứ hai là bãi sạt lở ở bờ biển TT.Liên Hương (H.Tuy Phong), cách nơi nạo vét khoảng 15 km đường biển (tương đương khoảng cách vị trí nhận chìm ngoài biển), có thể chứa khoảng 840.000 m3 bùn cát sau nạo vét để bồi đắp 12 ha bờ biển. Với khối lượng bùn cát sau nạo vét còn lại (1,2 triệu m3) có thể đem bồi đắp bờ biển sạt lở ở xã Hoà Phú (H.Tuy Phong).
Sở NN-PTNT cũng kiến nghị UBND tỉnh Bình Thuận có văn bản đề nghị Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân chủ trì lập dự án “Khảo sát, nghiên cứu vận dụng vật, chất sau nạo vét để bồi đắp biển” thay vì dùng phương án nhận chìm ra biển.
Quế Hà


 

Lê Quân 
(thực hiện)