Cuộc đời phi thường của vị bác sĩ 106 tuổi
Sống thọ, giúp người khác sống thọ, khuyên bệnh nhân “đừng tin tất cả lời của bác sĩ”, bác sĩ Hinoharatưởng đã chết khi bị không tặc bắt cóc, nhưng vẫn tiếp tục cống hiến cho đời nhiều thành tựu y học.
Cuộc đời phi thường của vị bác sĩ 106 tuổi
Sống thọ, giúp người khác sống thọ, khuyên bệnh nhân “đừng tin tất cả lời của bác sĩ”, bác sĩ Hinoharatưởng đã chết khi bị không tặc bắt cóc, nhưng vẫn tiếp tục cống hiến cho đời nhiều thành tựu y học.
Bác sĩ Shigeaki Hinohara tin rằng con người luôn có thể thay đổi cuộc đời mình ở bất cứ độ tuổi nào – Ảnh: Reuters |
Vị bác sĩ đáng kính Shigeaki Hinohara của Nhật Bản vừa qua đời ở tuổi 106, để lại một di sản đồ sộ sau hàng chục năm đi cứu người, giúp Nhật Bản trở thành một trong những nước sống thọ nhất thế giới.
“Ông đã có những đóng góp to lớn cho sự tiến bộ của ngành y trong thời gian dài. Ông là một trong những người đã xây dựng nền móng của ngành y Nhật Bản |
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga |
Ông Hinohara qua đời hôm 18-7 do suy hô hấp tại nhà riêng ở Tokyo, sau khi từ chối được hỗ trợ để kéo dài sự sống.
Giám đốc Bệnh viện quốc tế St. Luke cho biết các chứng bệnh tuổi già ảnh hưởng nặng đến tim và các cơ quan tiêu hóa của bác sĩ Hinohara, nhưng ông kiên quyết trở về nhà để sống những ngày tháng cuối đời.
Những đóng góp to lớn
Bác sĩ Hinohara sinh năm 1911 tại tỉnh Yamaguchi và theo học y ở đại học Kyoto Imperial. Sau khi tốt nghiệp, ông làm việc tại Bệnh viện St. Luke từ năm 1941.
Suốt những năm tháng chiến tranh và sau đó, ông miệt mài cứu chữa các nạn nhân của những vụ đánh bom cày xới thủ đô Tokyo đến khi xảy ra biến cố năm 1970.
Khi đó, ông cùng 129 hành khách trên chuyến bay của Hãng Japan Airlines bị bọn không tặc bắt làm con tin và gần như chờ đợi cái chết.
Trong cuộc phỏng vấn năm 2008, ông cho biết trải nghiệm đã thay đổi quan điểm của ông về cuộc sống và quyết định cống hiến cuộc đời mình.
Từ năm 1954, bác sĩ Hinohara đã giới thiệu hệ thống kiểm tra sức khỏe thường niên toàn diện của Nhật Bản, một phần của hệ thống phòng bệnh giúp người dân Nhật Bản thuộc nhóm sống thọ bậc nhất thế giới.
Những năm 1990, ông trở thành giám đốc Bệnh viện St. Luke và đưa ra quyết định lắp đặt ống oxy trên khắp bệnh viện vào năm 1994, để chuẩn bị cho những tình huống xảy ra thương vong lớn do động đất.
Một năm sau đó, vụ tấn công bằng chất độc thần kinh Sarin trên tàu điện ngầm của Tokyo làm 12 người chết và hàng ngàn người bị thương.
Bất chấp các lo ngại, bác sĩ Hinohara cho phép tiếp nhận các nạn nhân của vụ tấn công và sự chuẩn bị trước đó đã giúp bệnh viện cứu chữa rất nhiều người.
Bí quyết sống lâu
Trong những năm tháng về già, bác sĩ Hinohara vẫn dành nhiều thời gian truyền tải những thông điệp tích cực về cuộc sống và tuổi già, chẳng hạn năm 2000 ông thành lập phong trào giúp những người lớn tuổi tiếp tục đóng góp cho xã hội.
Phong trào lan rộng ra toàn quốc sau đó, trong khi lý thuyết về sống thọ của ông trở nên phổ biến.
Ông nói rằng năng lượng đến từ sự hạnh phúc, như trẻ con thường ham vui đến mức quên ăn quên ngủ.
“Chúng ta có thể bắt chước con trẻ, giảm bớt nguyên tắc như ăn đúng giờ ngủ đúng giấc. Hãy tìm niềm vui nhiều hơn!” – ông viết trong quyển sách bán chạy của mình.
Ông cũng cho rằng bí quyết sống lâu là đừng để thừa cân, vì chẳng ai thừa cân mà sống thọ, và phải kỹ lưỡng trong chuyện ăn uống.
Là bác sĩ, tuy nhiên ông cũng từng khuyên mọi người đừng tin tất cả lời bác sĩ. Bác sĩ không thể cứu được mọi người.
“Hãy thử hỏi liệu bác sĩ của bạn có điều trị cho người thân yêu của mình giống như bạn hay không” – ông nói và cho rằng cách điều trị của bác sĩ nhiều lúc có thể gây ra các đau đớn không cần thiết cho người bệnh.
Hinohara có lẽ là một trong những bác sĩ, nhà giáo lớn tuổi nhất thế giới bởi đến vài tháng trước khi mất, ông vẫn còn khám cho bệnh nhân.
Trong sự nghiệp của mình, ông đã lãnh đạo 5 cơ quan y tế và gần đây là lãnh đạo danh dự của Bệnh viện St. Luke.
Ông cũng xuất bản hơn 150 cuốn sách, trong đó có những cuốn ăn khách như Living Long, Living Good bán hơn 1,2 triệu bản.
“Con người sôi nổi nhất tôi từng gặp” Phóng viên Judit Kawaguchi, một trong những người thân thiết với bác sĩ Hinohara, nhận định về vị bác sĩ đáng kính: “Khi tôi gặp ông ấy thì ông đã ngoài 90 và phải nói là ông lập tức thay đổi suy nghĩ của tôi về tuổi già, bởi vì ông ấy thậm chí vẫn làm việc 18 tiếng mỗi ngày, 7 ngày trong một tuần. Đó là con người năng động nhất tôi từng gặp và điều đó đã giúp ông sống thọ. Ông ấy là một con người vô cùng tuyệt vời và mọi người gặp ông ấy đều thấy mình thay đổi”. |