Hãy tha thứ, anh em sẽ được thứ tha
Hãy canh chừng với những hận thù trong tâm hồn ta. Trước hết cần nhớ rằng, chúng ta là kẻ tội lỗi và đã được Thiên Chúa thứ tha. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong Thánh lễ sáng nay tại Nhà nguyện Marta.
Hãy tha thứ, anh em sẽ được thứ tha
Hãy canh chừng với những hận thù trong tâm hồn ta. Trước hết cần nhớ rằng, chúng ta là kẻ tội lỗi và đã được Thiên Chúa thứ tha. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong Thánh lễ sáng nay tại Nhà nguyện Marta.
Chúa thật cao cả, còn con đã phạm tội
Bài đọc trích sách Ngôn sứ Đaniel kể về việc Adaria đứng giữa lửa mở miệng cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Ông không hề chối bỏ Chúa, không hề phàn nàn, mà hết mực tuyên xưng lòng trung thành. Ông ca ngợi sự cao cả của Thiên Chúa rằng: Lạy Chúa, Chúa luôn cứu vớt chúng con, còn chúng con thì đã phạm tội. Trước mặt Chúa, ông thú tội của bản thân và tội của dân. Biết thú nhận tội lỗi của bản thân, là bước đầu tiên dẫn đến ơn tha thứ.
Thú nhận tội lỗi bản thân, đó là một phần trong kho tàng khôn ngoan Kitô giáo. Chúng ta không buộc tội người khác, không đổ trách nhiệm lên người khác, nhưng chúng ta nhìn nhận tội lỗi của chính bản thân mình. Thú nhận rằng: tôi đã phạm tội. Và khi lãnh nhận bí tích hòa giải, chúng ta mang trong lòng tâm tình này: “Chúa thật là vĩ đại. Chúa đã tha thứ cho con biết bao nhiêu lần. Còn con, con đã phạm tội. Con đã phạm tội trước mặt Chúa, xin Chúa cứu độ con.”
Thiên Chúa là Đấng công chính
Có người phụ nữ nọ vào toà để xưng tội. Nhưng cô ấy nói một tràng dài về những tội lỗi của mẹ chồng. Cô ấy ra sức biện minh cho bản thân. Đến nỗi vị linh mục phải nói với cô ấy: Được rồi, đủ rồi, bây giờ đến lượt cô hãy nói về tội của cô đi.
Chúng ta cần biết xưng thú tội lỗi của chính mình. Điều này làm đẹp lòng Chúa, vì Chúa cần một trái tim thống hối. Chẳng ai phải thất vọng khi biết đặt niềm tin nơi Thiên Chúa. Cần thật lòng thống hối thân thưa với Chúa: “Con đã làm điều ấy, lạy Chúa. Con đã phạm tội chống lại Ngài.” Khi ấy, Chúa sẽ tha thứ cho chúng ta, như người Cha tha cho đứa con hoang đàng. Tình yêu thương của người Cha tràn ngập người con. Người Cha thứ tha tất cả.
Thiên Chúa tha thứ khi chúng ta biết thứ tha
Chúng ta không nên xấu hổ khi xưng thú tội lỗi với Chúa, vì Chúa là Đấng chở che chúng ta bằng cách tha thứ cho chúng ta. Ngài không chỉ tha thứ một lần, mà là luôn luôn tha thứ. Tuy nhiên, cũng có điều kiện để có thể lãnh nhận ơn tha thứ. Điều kiện ấy được kể trong bài Tin Mừng về cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và Thánh Phêrô.
Thiên Chúa hằng sống luôn sẵn lòng tha thứ cho chúng ta, chừng nào chúng ta biết tha thứ cho tha nhân. Tha thứ cho người khác, điều ấy chẳng dễ chút nào, bởi vì luôn sẵn sự căm giận nằm sâu trong trái tim ta. Nỗi cay đắng cứ có đó. Trong tâm trí ta có chuỗi dài những điều xấu mà người khác đã gây ra cho chúng ta. Ví như, điều này ông ta đã gây ra cho tôi, điều đó nữa, lại điều khác nữa, cứ thế…
Hãy cẩn thận về lòng hận thù, vì đó là con đường dẫn tới hỏa ngục. Ở đây, có hai điều giúp chúng ta hiểu được con đường của tha thứ. Một là, thật lòng thưa lên: “Lạy Chúa, Chúa là Đấng cao cả. Còn con, con đã phạm tội.” Hai là, chân thành nói: “Vâng, tôi tha thứ cho bạn, bảy mươi lần bảy, miễn là bạn biết tha thứ cho người khác nữa.”
Chúa thật cao cả, còn con đã phạm tội
Bài đọc trích sách Ngôn sứ Đaniel kể về việc Adaria đứng giữa lửa mở miệng cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Ông không hề chối bỏ Chúa, không hề phàn nàn, mà hết mực tuyên xưng lòng trung thành. Ông ca ngợi sự cao cả của Thiên Chúa rằng: Lạy Chúa, Chúa luôn cứu vớt chúng con, còn chúng con thì đã phạm tội. Trước mặt Chúa, ông thú tội của bản thân và tội của dân. Biết thú nhận tội lỗi của bản thân, là bước đầu tiên dẫn đến ơn tha thứ.
Thú nhận tội lỗi bản thân, đó là một phần trong kho tàng khôn ngoan Kitô giáo. Chúng ta không buộc tội người khác, không đổ trách nhiệm lên người khác, nhưng chúng ta nhìn nhận tội lỗi của chính bản thân mình. Thú nhận rằng: tôi đã phạm tội. Và khi lãnh nhận bí tích hòa giải, chúng ta mang trong lòng tâm tình này: “Chúa thật là vĩ đại. Chúa đã tha thứ cho con biết bao nhiêu lần. Còn con, con đã phạm tội. Con đã phạm tội trước mặt Chúa, xin Chúa cứu độ con.”
Thiên Chúa là Đấng công chính
Có người phụ nữ nọ vào toà để xưng tội. Nhưng cô ấy nói một tràng dài về những tội lỗi của mẹ chồng. Cô ấy ra sức biện minh cho bản thân. Đến nỗi vị linh mục phải nói với cô ấy: Được rồi, đủ rồi, bây giờ đến lượt cô hãy nói về tội của cô đi.
Chúng ta cần biết xưng thú tội lỗi của chính mình. Điều này làm đẹp lòng Chúa, vì Chúa cần một trái tim thống hối. Chẳng ai phải thất vọng khi biết đặt niềm tin nơi Thiên Chúa. Cần thật lòng thống hối thân thưa với Chúa: “Con đã làm điều ấy, lạy Chúa. Con đã phạm tội chống lại Ngài.” Khi ấy, Chúa sẽ tha thứ cho chúng ta, như người Cha tha cho đứa con hoang đàng. Tình yêu thương của người Cha tràn ngập người con. Người Cha thứ tha tất cả.
Thiên Chúa tha thứ khi chúng ta biết thứ tha
Chúng ta không nên xấu hổ khi xưng thú tội lỗi với Chúa, vì Chúa là Đấng chở che chúng ta bằng cách tha thứ cho chúng ta. Ngài không chỉ tha thứ một lần, mà là luôn luôn tha thứ. Tuy nhiên, cũng có điều kiện để có thể lãnh nhận ơn tha thứ. Điều kiện ấy được kể trong bài Tin Mừng về cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và Thánh Phêrô.
Thiên Chúa hằng sống luôn sẵn lòng tha thứ cho chúng ta, chừng nào chúng ta biết tha thứ cho tha nhân. Tha thứ cho người khác, điều ấy chẳng dễ chút nào, bởi vì luôn sẵn sự căm giận nằm sâu trong trái tim ta. Nỗi cay đắng cứ có đó. Trong tâm trí ta có chuỗi dài những điều xấu mà người khác đã gây ra cho chúng ta. Ví như, điều này ông ta đã gây ra cho tôi, điều đó nữa, lại điều khác nữa, cứ thế…
Hãy cẩn thận về lòng hận thù, vì đó là con đường dẫn tới hỏa ngục. Ở đây, có hai điều giúp chúng ta hiểu được con đường của tha thứ. Một là, thật lòng thưa lên: “Lạy Chúa, Chúa là Đấng cao cả. Còn con, con đã phạm tội.” Hai là, chân thành nói: “Vâng, tôi tha thứ cho bạn, bảy mươi lần bảy, miễn là bạn biết tha thứ cho người khác nữa.”
Tứ Quyết SJ