Về dự thảo quy định chức danh GS, PGS: ‘Viết sách khó hơn bài báo khoa học công bố quốc tế’
Mặc dù nhiều nhà khoa học không đồng tình với một số quy định trong dự thảo quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư nhưng trong bản dự thảo gần đây nhất vẫn giữ nguyên những điều này.
Về dự thảo quy định chức danh GS, PGS:
‘Viết sách khó hơn bài báo khoa học công bố quốc tế’
Mặc dù nhiều nhà khoa học không đồng tình với một số quy định trong dự thảo quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư nhưng trong bản dự thảo gần đây nhất vẫn giữ nguyên những điều này.
Xin ông cho biết quan điểm của Bộ GD-ĐT như thế nào khi vẫn giữ các quy định cứng về viết sách, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, dù giới chuyên môn phản đối quyết liệt, như Thanh Niên đã có loạt bài phản ánh trong tháng 4 vừa qua?
TIN LIÊN QUAN
Nghịch lý giáo sư, phó giáo sư: Sững sờ trước những con số
Theo quy chế đào tạo tiến sĩ, những giảng viên có trình độ tiến sĩ đã tham gia đào tạo, hướng dẫn nghiên cứu sinh. Do đó, quy định ứng viên chức danh GS có hướng dẫn nghiên cứu sinh là hoàn toàn phù hợp.
TIN LIÊN QUAN
Những nghịch lý về giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam
Có ý kiến cho rằng chưa là GS mà bắt buộc đào tạo tiến sĩ thì e sẽ không đảm bảo chất lượng đào tạo?
TIN LIÊN QUAN
Giáo sư Ngô Bảo Châu: Lấy tiêu chuẩn viết sách để xét giáo sư thì chỉ có ở VN!
Được chọn tiêu chuẩn thay thế
Về yêu cầu công bố quốc tế kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, với nhóm ngành khoa học tự nhiên, phiên bản dự thảo mới nhất vẫn chỉ giữ mức yêu cầu ứng viên PGS có 2 bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế (thuộc hệ thống ISI hay Scopus), còn ứng viên GS chỉ cần có 3 bài. Từ năm 2020 trở đi mới tăng lên. Các nhóm khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn yêu cầu thấp hơn, chỉ một bài báo ISI hoặc Scopus với ứng viên PGS và 2 bài báo với ứng viên GS. Với 2 nhóm ngành này, ứng viên PGS, GS đều có thể dùng sáng chế độc quyền hoặc sách phục vụ đào tạo được xuất bản bởi một nhà xuất bản có uy tín trên thế giới (dù chỉ viết một chương trong cuốn sách) thay thế tiêu chuẩn bài báo ISI/Scopus.
Về tiêu chuẩn viết sách, chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học, hướng dẫn thạc sĩ/nghiên cứu sinh…, ứng viên PGS thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ tham gia biên soạn ít nhất một sách phục vụ đào tạo (GS 2 cuốn, trong đó có một sách chuyên khảo). Ứng viên PGS thuộc nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn phải tham gia biên soạn ít nhất 2 cuốn (GS 3 cuốn). Các ứng viên PGS/GS phải chủ trì thực hiện ít nhất 2 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở/cấp bộ. Hướng dẫn ít nhất 2 học viên đã được cấp bằng thạc sĩ (với PGS), 2 nghiên cứu sinh đã được cấp bằng tiến sĩ (với GS).
Nội dung mới được đưa vào phiên bản dự thảo mới nhất là cho phép ứng viên nếu thiếu một trong 3 tiêu chuẩn viết sách, chủ trì nhiệm vụ khoa học, đào tạo thạc sĩ/tiến sĩ thì được thay thế bằng tiêu chuẩn bài báo mà ứng viên là tác giả chính đã được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI, Scopus.
|
Ý KIẾN
Thất vọng với dự thảo mới
Khi góp ý cho các tiêu chuẩn PGS, GS, tôi chỉ muốn loại bỏ mấy rào cản phi khoa học, cản trở nhiều người rất xứng đáng trở thành GS hay PGS. Nếu có thêm nhiều người xứng đáng thì chất lượng bình quân sẽ tốt hơn, và những tài năng sung sức ấy có thể đóng góp đắc lực và hiệu quả hơn cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của nước nhà. Nhưng khi tiếp cận với dự thảo mới, tôi rất thất vọng.
GS Hoàng Xuân Phú (Viện Toán học, Viện Hàn lâm khoa học VN)
Việc bổ nhiệm quan trọng hơn công nhận
Hiện chúng ta đang quá chú ý tới việc xét công nhận, đẩy quá lớn việc này lên, mà xem nhẹ việc bổ nhiệm. Trong khi việc bổ nhiệm mới quan trọng, bởi từ nhu cầu mới xét những người đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm. Giả sử giờ bộ môn A của trường B có người được công nhận đạt tiêu chuẩn GS nhưng bộ môn đó đủ GS rồi, không bổ nhiệm thêm GS nữa, liệu có được không?
Hiệu trưởng một trường ĐH kỹ thuật tại Hà Nội
|
Quý Hiên
(thực hiện)