10/01/2025

Kho báu của Vương Hồng Sển

Lâu nay, mọi người nghe nhắc đến những bộ sưu tập đồ cổ của học giả Vương Hồng Sển nhưng ít ai được tận mắt chứng kiến “kho” cổ vật này của ông hiện đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, cùng bao câu chuyện lý thú đằng sau quá trình truy lùng các món đồ độc đáo này.

 

Kho báu của Vương Hồng Sển

Lâu nay, mọi người nghe nhắc đến những bộ sưu tập đồ cổ của học giả Vương Hồng Sển nhưng ít ai được tận mắt chứng kiến “kho” cổ vật này của ông hiện đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, cùng bao câu chuyện lý thú đằng sau quá trình truy lùng các món đồ độc đáo này.




Đĩa vẽ rồng, mây và chữ Thọ hiệu đề 'Khánh Xuân Thị Tả' /// Ảnh: Q.Trân

Đĩa vẽ rồng, mây và chữ Thọ hiệu đề ‘Khánh Xuân Thị Tả’ẢNH: Q.TRÂN

Kho tinh hoa vô giá
Với gần 900 cổ vật quý được hiến cho nhà nước, mọi người có thể thấy được lòng đam mê cả đời của học giả Vương Hồng Sển (1902 – 1996) dành cho nghề sưu tầm cổ vật. Thạc sĩ Nguyễn Khắc Xuân Thi, Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, cho biết: “Bảo tàng đang trưng bày 5 chiếc choé men xanh trắng Trung Quốc thế kỷ 17 – 19, vây quanh 1 chiếc thạp thế kỷ 11 của VN. Chiếc thạp này kích thước lớn, màu men trắng ngà, miệng được trang trí cắt khấc cánh hoa sen. Đây là hiện vật thời Lý tìm thấy ở Thanh Hoá, có lẽ là một trong những hiện vật lớn nhất thời Lý còn sót lại. Cụm bên trái là hàng loạt sản phẩm từ đồ đất nung của VN, Campuchia cho tới đồ gốm cao cấp của VN, Trung Quốc, nổi bật là chiếc hũ men trắng thế kỷ 15 của VN”.
Kho báu của Vương Hồng Sển - ảnh 1

Choé gốm thời Thanh (thế kỷ 19) được học giả Vương Hồng Sển bỏ nhiều công sức và tiền bạc mới sưu tập được

Tận mắt chứng kiến các cổ vật thời Lý – Trần (thế kỷ 11 – 14) do ông sưu tập, chúng tôi càng kinh ngạc bởi nét hoa văn tinh xảo của người xưa. Ấm men sứ trắng có niên đại cuối thời Trần đầu thời Lê, những cổ vật thời Lê như chiếc bình vôi men trắng, bình đựng rượu chạm chữ Ngọc Tửu và các loại bình điếu, bình vôi, nậm rượu…
Cũng nhờ có các bộ sưu tập về gốm Nội Phủ và Khánh Xuân của Vương Hồng Sển mà “bí mật” về việc bành trướng của gốm sứ Trung Quốc tràn vào thị trường, bóp nghẹt nghề gốm VN thế kỷ 17 – 18 được giải mã. Khi nhà Mạc bị Lê – Trịnh đánh bại, các sản phẩm gốm Chu Đậu, Hải Dương nổi tiếng một thời từng được xuất khẩu gắn liền với tên tuổi nhà Mạc bị tiêu vong. Cuối thế kỷ 17, các chúa Trịnh cần nhiều vật dụng trong phủ song lại không sử dụng gốm nội địa mà chỉ thích gốm Nội Phủ và Khánh Xuân làm tại Trung Quốc, được trang trí rồng phượng, những con vật linh, biểu hiện cho bậc vua chúa, cùng các câu thơ ca ngợi hoa mai: Dẫu chưa nở trắng 3 lần/Trước trăm hoa vẫn chiếm phần khôi nguyên; hoa sen: Hương thơm không nhiễm bụi/Sinh sản mãi không ngừng…
Ngoài ra, bộ sưu tập Vương Hồng Sển còn có những loại gốm mang niên hiệu các vua triều Nguyễn, cùng nhiều loại cổ vật dưới thời Gia Long: bộ đồ trà Giáp Tý niên chế (1804), 1 chén quân mà ông gọi là chén cưỡi lừa, 1 đĩa chén vác lọng và nhiều tô thời Minh Mạng, chén thời Thiệu Trị, đĩa, tô thời Tự Đức. Tô Bính Tuất niên chế (1826) vẽ cảnh đèo Hải Vân với bài thơ Ái Lĩnh Xuân Vân, 2 đĩa Canh Dần (1830) vẽ tích Đằng Vương Các, ở dưới là thuyền và nước, phía trên là lầu gác cao với dòng chữ Đằng vương cao các lâm giang chữ…
Kho báu của Vương Hồng Sển - ảnh 2

Các cổ vật chén, hũ men ngọc và các loại bình điếu, bình vôi… rất có giá trị

Vừa thích choé vừa mê cô bán ch
Trong cuốn Khảo về đồ sứ men lam Huế, Vương Hồng Sển kể lại: “Cũng như bao người học chơi cổ ngoạn, tôi để ý nhiều 4 cặp ch: một cặp chấm sơn thủy hoàn hảo của ông Trương Văn Hanh ở đầu cầu sắt nghe nói trước mua 20 đồng bạc, vẽ kỹ, màu tươi. Độ cỡ (thời – NV) vua Thiệu Trị. Một cặp nữa cũng sơn thủy của anh Sáu Chuẩn ở mé sông Vĩnh Phước (Sa Đéc – NV), nghe nói trước đây đổi 60 giạ lúa. Một cặp ch vẽ long ám, kiểu rồng đâu mặt, của ông Ký Tỵ nhà sát vách ông Hanh và một cặp “Long ám rồng rược”, con này cắn đuôi con kia, tôi muốn quá nhưng khó hở môi. Dò dẫm suốt mấy năm trường nhưng không có chỗ nào ưng ý, cũng vì tánh khó ưa, kén cá chọn canh. Bỗng đầu năm 1934, chợ Sa Đéc mọc lên một đề bô bán thuốc tây từ Vĩnh Long dọn về ở gần đầu cầu Cái Sơn, phố ông hội đồng Thạnh. Người đứng bán tuy chưa phải hoa khôi nhưng chưa chồng và duyên dáng. Làm sao dám hỏi vì tiền ít, thêm nghe đâu ông thân cô là tay giàu có lớn. Con gái nhà người ta mình cũng thèm, cặp choé người ta cũng muốn, là cái nỗi gì”.
Kho báu của Vương Hồng Sển - ảnh 3

Trước sức hấp dẫn của những cặp ch, Vương Hồng Sển liều mạng tiếp tục viết thư qua Trà Vinh hỏi thăm. “Thơ đi thơ lại mãi, kéo dài nhưng không ngã ngũ, chủ ch tha thiết cắt nghĩa rằng ông đã hết lời với chủ bạc xin dứt khoát món nợ, xin lãnh cặp chóe về đặng sang nhượng kiếm thêm chút ít…”. Ngày 24.1.1934, ông Sển mới lấy được một cặp trong số 4 cặp ch kể trên tại Sóc Trăng mà tốn chỉ 250 đồng bạc, nhờ “cò kè bớt một thêm hai” mà rẻ được 50 đồng bạc. Còn chiếc tô đời Tống, có từ trước năm 1127, chính hiệu sản phẩm lò Long Tuyền đời Bắc Tống được ông mua thật rẻ: “Ngày 12.12.1939, lúc ấy còn làm việc tại chỗ nay là dinh Gia Long. Buổi trưa lãnh lương xong, cầm 2 chục đồng bạc qua đường d’Espagne (nay là Lê Thánh Tôn – NV) ghé nhà buôn Đỗ Như Liên mới lấy được cái tô ao ước mấy tháng nay. Vừa rồi lên lầu đường Tự Do (nay là Đồng Khởi – NV) trong hiệu buôn đồ cổ nhà Thành Lễ thấy cái tô giống hệt cái tô của mình đề giá đến 600.000 đồng bạc”. Chuyện sở hữu được chiếc hũ Halpern đời Đường rất quý cũng được ông tiết lộ trong những ghi chép tại Gia Định Vân đường phủ khá vui: “Trước đây, Halpern làm chủ một hiệu đồ cổ lấy hiệu Túp lều ở đường Nguyễn Huệ, xóm thương xá Tax ngày nay, hỏi nài cách mấy và cao giá bao nhiêu lão cũng không ưa bán, đùng một cái lão đau sơ sịa rồi mất, của cải sự nghiệp tứ tán, hũ về tôi với giá 11.000 đồng”.
Kho báu của Vương Hồng Sển - ảnh 4

Những đóng góp về lĩnh vực cổ vật cho VN và TP.HCM của học giả Vương Hồng Sển là rất lớn và đáng trân trọng. Nhiều cổ vật hiện nay được cho là “độc nhất vô nhị” và có giá trị kinh tế rất cao. Tiến sĩ Phạm Hữu Công, nguyên Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, đánh giá: “Vương Hồng Sển không chỉ là học giả, một nhà văn hoá của Nam bộ mà còn là nhà sưu tầm đồ cổ lớn, là người VN đầu tiên viết nhiều sách nghiên cứu về cổ vật nhưng rất tiếc từ trước đến nay vẫn chưa có cơ hội để các nhà khảo cổ, sưu tầm cổ vật cùng gặp gỡ, bàn luận, từ đó có những đánh giá khách quan, nhận định về công trạng của ông. Chúng ta nên sớm tổ chức những hội thảo quy mô bàn về cuộc đời và sự nghiệp của Vương Hồng Sển. Đây là việc làm rất cần thiết để hiểu thêm về một trong những nhân vật có tiếng của vùng đất phương Nam”.
Gốm các nước trong bộ sưu tập Vương Hồng Sển cũng rất phong phú, đó là những loại âu, hũ Sawankhalok thế kỷ 15 – 16 của Thái Lan, đèn gốm đốt dầu hôi của Pháp thế kỷ 19, đĩa gốm men xanh trắng, chậu in decal hoa nâu của Pháp, đặc biệt là chiếc bình vôi nhiều màu làm tại Pháp thế kỷ 18 – 19 cho thấy người VN xưa đã đặt hàng từ Pháp tương tự như từ Trung Quốc. Sản phẩm Nhật có gốm Hizen thế kỷ 17 – 18, có nhiều sắc thái đặc biệt về đề tài, hoa văn. Sản phẩm của Campuchia là các loại bình đất nung không men hoặc chảy men với kiểu dáng đáy nhỏ, vai phình miệng túm.

 

Lê Công Sơn