Đức Thánh Cha tiếp kiến Hội nghị Quốc tế về Thiên văn
VATICAN – ĐTC khuyến khích các nhà khoa học kiên trì tìm kiếm chân lý và đừng bao giờ sợ sự thật. Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 12-5-2017, dành cho các tham dự viên vừa kết thúc 4 ngày Hội nghị Quốc tế về Khoa học và Tôn giáo tổ chức tại Đài Thiên văn Vatican ở Castel Gandolfo.
Đức Thánh Cha tiếp kiến Hội nghị Quốc tế về Thiên văn
VATICAN – ĐTC khuyến khích các nhà khoa học kiên trì tìm kiếm chân lý và đừng bao giờ sợ sự thật.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 12-5-2017, dành cho các tham dự viên vừa kết thúc 4 ngày Hội nghị Quốc tế về Khoa học và Tôn giáo tổ chức tại Đài Thiên văn Vatican ở Castel Gandolfo.
Hội nghị có chủ đề là “Những lỗ đen, các sóng hấp lực và đặc điểm không gian – thời gian”, và nhắm chứng tỏ khoa học và tôn giáo không đối nghịch nhau, nhưng liên kết trong sự liên tục tìm kiếm chân lý trong việc khám phá những mầu nhiệm của vũ trụ.
ĐTC cho biết Giáo hội cũng quan tâm đến những vấn đề như sự khởi đầu của vũ trụ và những tiến hoá sau đó, cơ cấu sâu xa của không gian và thời gian… Đây là những đề tài đặc biệt quan trọng đối với khoa học, triết học, thần học và cả đời sống tu đức nữa. Chúng là một thao trường trong đó các bộ môn gặp gỡ và nhiều khi đụng độ nhau.
ĐTC cũng nhắc đến lập trường của Đức ông Georges Lemaitre, người Bỉ, một LM Công giáo và là một nhà vũ trụ học người Bỉ, luôn sáng suốt phân biệt sự phân biệt phương pháp luận trong các lĩnh vực khoa học và thần học, với những thẩm quyền khác nhau, nhưng liên kết hoà hợp với nhau trong cuộc sống. Sự phân biệt như thế đã được Thánh Tômaso Aquino nói đến, có thể giúp tránh những vụ “chạm điện” có hại cho cả khoa học lẫn đức tin.
ĐTC cũng nhận xét rằng trong sự vô biên không gian và thời gian của vũ trụ, con người chúng ta có thể cảm thấy kinh ngạc và ý thức sự bé nhỏ của mình, và nhớ đến lời tác giả Thánh vịnh: “Lạy Chúa, con người có là chi mà Chúa nhớ đến, phàm nhân có là gì mà Chúa phải quan tâm.” (Tv 8,5).
Sau cùng, ĐTC đánh giá cao công việc của các nhà khoa học và nói:
“Tôi khuyến khích anh chị em kiên trì trong việc tìm kiếm chân lý. Không bao giờ được sợ chân lý, và cũng không nên bám víu vào những lập trường khép kín, nhưng chấp nhận sự mới mẻ của những khám phá khoa học, trong thái độ hoàn toàn khiêm tốn. Khi đi về những khu ngoại biên của kiến thức con người, ta thực sự có thể cảm nghiệm về Chúa là Đấng có thể làm đầy tâm hồn chúng ta.”
Một trong những vấn đề chính được thảo luận tại Hội nghị Khoa học vừa qua là khám phá hồi năm ngoái (2016) về sự hiện hữu của các sóng hấp lực, đã được nhà bác học Albert Einstein tiên báo cách đây gần 100 năm trong thuyết tương đối của ông. Sự khám phá này có thể mở ra một chương mới trong việc hiểu biết những biến cố trên trời và các vùng lỗ đen trong vũ trụ..
Trong cuộc họp báo, Tiến sĩ Alfio Bonanno, hôm 8-5 vừa qua, một nhà vũ trụ học người Italia thuộc Viện Quốc gia về Vật lý Thiên thể, nói với giới báo chí rằng Hội nghị ở Castel Gandolfo cũng nhắm phá tan huyền thoại cho rằng tôn giáo sợ khoa học, vì sự tìm kiếm chân lý sẽ đưa chúng ta đến Thiên Chúa. Ông nói: “Chúng ta không nên sợ hãi. Sợ hãi không đến từ Thiên Chúa. Đúng hơn chúng ta phải đi tìm sự thật này vì sự thật – nếu chúng ta có thái độ khiêm tốn như Đức ông George Lemaitre, chúng ta có thể thay đổi những thiên kiến ý thức hệ của chúng ta.”
Đức ông Lemaitre (1894-1966) người Bỉ là một trong những người khai sáng lý thuyết theo đó vũ trụ bành trướng, và người ta có thể đi ngược trở lại khởi điểm của vũ trụ, quen gọi là thuyết “Big Bang”. (SD 12-5-2017)
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 12-5-2017, dành cho các tham dự viên vừa kết thúc 4 ngày Hội nghị Quốc tế về Khoa học và Tôn giáo tổ chức tại Đài Thiên văn Vatican ở Castel Gandolfo.
Hội nghị có chủ đề là “Những lỗ đen, các sóng hấp lực và đặc điểm không gian – thời gian”, và nhắm chứng tỏ khoa học và tôn giáo không đối nghịch nhau, nhưng liên kết trong sự liên tục tìm kiếm chân lý trong việc khám phá những mầu nhiệm của vũ trụ.
ĐTC cho biết Giáo hội cũng quan tâm đến những vấn đề như sự khởi đầu của vũ trụ và những tiến hoá sau đó, cơ cấu sâu xa của không gian và thời gian… Đây là những đề tài đặc biệt quan trọng đối với khoa học, triết học, thần học và cả đời sống tu đức nữa. Chúng là một thao trường trong đó các bộ môn gặp gỡ và nhiều khi đụng độ nhau.
ĐTC cũng nhắc đến lập trường của Đức ông Georges Lemaitre, người Bỉ, một LM Công giáo và là một nhà vũ trụ học người Bỉ, luôn sáng suốt phân biệt sự phân biệt phương pháp luận trong các lĩnh vực khoa học và thần học, với những thẩm quyền khác nhau, nhưng liên kết hoà hợp với nhau trong cuộc sống. Sự phân biệt như thế đã được Thánh Tômaso Aquino nói đến, có thể giúp tránh những vụ “chạm điện” có hại cho cả khoa học lẫn đức tin.
ĐTC cũng nhận xét rằng trong sự vô biên không gian và thời gian của vũ trụ, con người chúng ta có thể cảm thấy kinh ngạc và ý thức sự bé nhỏ của mình, và nhớ đến lời tác giả Thánh vịnh: “Lạy Chúa, con người có là chi mà Chúa nhớ đến, phàm nhân có là gì mà Chúa phải quan tâm.” (Tv 8,5).
Sau cùng, ĐTC đánh giá cao công việc của các nhà khoa học và nói:
“Tôi khuyến khích anh chị em kiên trì trong việc tìm kiếm chân lý. Không bao giờ được sợ chân lý, và cũng không nên bám víu vào những lập trường khép kín, nhưng chấp nhận sự mới mẻ của những khám phá khoa học, trong thái độ hoàn toàn khiêm tốn. Khi đi về những khu ngoại biên của kiến thức con người, ta thực sự có thể cảm nghiệm về Chúa là Đấng có thể làm đầy tâm hồn chúng ta.”
Một trong những vấn đề chính được thảo luận tại Hội nghị Khoa học vừa qua là khám phá hồi năm ngoái (2016) về sự hiện hữu của các sóng hấp lực, đã được nhà bác học Albert Einstein tiên báo cách đây gần 100 năm trong thuyết tương đối của ông. Sự khám phá này có thể mở ra một chương mới trong việc hiểu biết những biến cố trên trời và các vùng lỗ đen trong vũ trụ..
Trong cuộc họp báo, Tiến sĩ Alfio Bonanno, hôm 8-5 vừa qua, một nhà vũ trụ học người Italia thuộc Viện Quốc gia về Vật lý Thiên thể, nói với giới báo chí rằng Hội nghị ở Castel Gandolfo cũng nhắm phá tan huyền thoại cho rằng tôn giáo sợ khoa học, vì sự tìm kiếm chân lý sẽ đưa chúng ta đến Thiên Chúa. Ông nói: “Chúng ta không nên sợ hãi. Sợ hãi không đến từ Thiên Chúa. Đúng hơn chúng ta phải đi tìm sự thật này vì sự thật – nếu chúng ta có thái độ khiêm tốn như Đức ông George Lemaitre, chúng ta có thể thay đổi những thiên kiến ý thức hệ của chúng ta.”
Đức ông Lemaitre (1894-1966) người Bỉ là một trong những người khai sáng lý thuyết theo đó vũ trụ bành trướng, và người ta có thể đi ngược trở lại khởi điểm của vũ trụ, quen gọi là thuyết “Big Bang”. (SD 12-5-2017)
G. Trần Đức Anh OP