Phụng vụ Thánh Thể dạy tín hữu hiến dâng toàn cuộc sống cho Thiên Chúa
Phụng vụ Thánh Thể dạy chúng ta tinh thần tu đức hiến dâng chính mình và toàn cuộc sống với các vui buồn khổ đau mệt nhọc cho Thiên Chúa, noi gương cuộc Hy tế của Chúa Giêsu Kitô trên Thập Giá. ĐTC đã nói như trên với 8.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung hằng tuần hôm 28-2 trong Đại Thính đường Phaolô VI.
Phụng vụ Thánh Thể dạy tín hữu hiến dâng toàn cuộc sống cho Thiên Chúa
ĐTC Phanxicô chào tín hữu tham dự buổi tiếp kiến chung trong Đại Thính đường Phaolô VI sáng thứ tư 28-2-2018 – AP
Phụng vụ Thánh Thể dạy chúng ta tinh thần tu đức hiến dâng chính mình và toàn cuộc sống với các vui buồn khổ đau mệt nhọc cho Thiên Chúa, noi gương cuộc Hy tế của Chúa Giêsu Kitô trên Thập Giá.
ĐTC đã nói như trên với 8.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung hằng tuần hôm 28-2 trong Đại Thính đường Phaolô VI. Có mấy ngàn tín hữu khác không tìm ra chỗ đã tụ à theo dõi buổi tiếp kiến qua truyền hính trong Đền thờ Thánh Phêrô. Sau đó ĐTC đã qua chào và ban phép lành cho họ.
Tiếp tục loạt bài giáo lý về Thánh lễ, ĐTC nói: Tiếp theo Phụng vụ Lời Chúa – mà tôi đã dừng lại trong các bài giáo lý trước – là phần khác của Thánh lễ: đó là Phụng vụ Thánh Thể.
Ngài giải thích ý nghĩa phần này:
Trong Phụng vụ Thánh Thể, qua các dấu chỉ thánh, Giáo Hội liên tục làm cho Hy tế của giao ước mới đã được đóng ấn bởi Chúa Giêsu trên Thập Giá, hiện diện (x. SC, 47). Đó đã là bàn thờ kitô đầu tiên, bàn thờ của Thập Giá, và khi chúng ta tới gần bàn thờ để cử hành Thánh lễ, ký ức của chúng ta đến với bàn thờ của Thập Giá, nơi hiến tế dầu tiên đã được cử hành.
Trong Thánh lễ, vị linh mục diễn tả Chúa Kitô hoàn thánh điều mà chính Chúa đã làm và tín thác cho các môn đệ trong Bữa Tiệc Ly: ngài cầm lấy bánh và chén, tạ ơn, trao cho các môn đệ và nói: “Các con hãy cầm lấy, hãy ăn… hãy uống: này là mình Thầy… này là chén máu Thầy. Hãy làm việc này để nhớ đến Thầy.”
Vâng lệnh truyền của Chúa Giêsu Giáo Hội đã xếp đặt Phụng vụ Thánh Thể vào các lúc tương đương với các lời và các cử chỉ Chúa thành toàn buổi chiều trước Cuộc Khổ nạn. Như thế đây là việc chuẩn bị các cuả lễ bánh và rượu đem lên bàn thờ, nghĩa là các yếu tố mà Chúa Kitô đã cầm lấy trong tay Ngài. Trong Lời nguyện Thánh Thể chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vì công trình cứu chuộc và các của lễ trở thành Mình và Máu Chúa Kitô. Tiếp theo là việc bẻ Bánh và Hiệp lễ, qua đó chúng ta sống trở lại kinh nghiệm của các Tông đồ đã nhận lấy các lễ vật thánh thể từ chính tay của Chúa Kitô (x. Trật tự Tổng quát của Sách Lễ Roma, 72).
Tiếp tục bài huấn dụ, ĐTC nói: “Như vậy việc chuẩn bị các của lễ tương ứng với cử chỉ đầu tiên của Chúa Giêsu là “cầm lấy bành và chén rượu”. Đó là phần đầu của Phụng vụ Thánh Thể. Thật là hay việc các giáo dân dâng bánh và rượu lên vị linh mục, bởi vì chúng có nghĩa là của lễ thiêng liêng của Giáo Hội được tụ họp ở đó để cử hành Bí tích Thánh Thể. Thật là hay đẹp, khi chính các tín hữu đem bánh rượu lên bàn thờ. Tuy ngày nay các giáo dân không còn đem chính bánh và rượu được dùng cho Phụng vụ như xưa kia nữa, nhưng nghi thức dâng lễ vật giữ nguyên giá trị và ý nghĩa thiêng liêng của nó.” (ibid, 73). Và liên quan tới điều này, thật là ý nghĩa, khi truyền chức cho một tân linh mục, đức giám mục trao bánh và rượu cho vị này và nói: “Hãy nhận lấy các lễ vật của dân thánh cho Hy tế Thánh Thể.” (Trật tư.., 73) (Sách Lễ Roma – Truyền chức các giám mục, linh muc và phó tế). Dân Thiên Chúa mang lễ vật, bánh và rượu, lễ vật vĩ đại cho Thánh lễ! Nghĩa là trung tâm của Thánh lễ là bàn thờ, và bàn thờ là Chúa Kitô; cần phải luôn luôn nhìn bàn thờ là trung tâm của Thánh lễ.
Như vậy, trong “hoa quả của trái đất và lao công của con người” được dâng lên dấn thân của các tín hữu vâng lời Chúa dậy, biến chính mình thành “một hiến tế đẹp lòng Thiên Chúa Cha Toàn Năng”, “cho thiện ích của toàn Hội Thánh”.
ĐTC giải thích thêm điểm này:
“Như vậy, cuộc sống của tín hữu, sự khổ đau, lời cầu nguyện, công việc làm của họ được hiệp nhất với Chúa Kitô và cuộc dâng hiến hoàn toàn của họ và như thế chúng chiếm hữu được một giá trị mới.” (GLGHCG 1368).
** Chắc chắn rồi của lễ của chúng ta ít ỏi, nhưng Chúa Kitô cần sự ít ỏi đó. Chúa xin chúng ta ỉt và Ngài cho chúng ta biết bao nhiêu. Chúa xin chúng ta ít. Chúa xin chúng ta thiện chí trong cuộc sống thường ngày, Chúa xin chúng ta có con tim rộng mở. Chúa xin chúng ta ý muốn trở thành tốt lành hơn để tiếp nhận Ngài vào trong chính chúng ta trong Thánh Thể. Chúa xin chúng ta các lễ vật biểu tượng này sẽ trở thành Minh và Máu ngài. Việc xông hương là một hình ảnh diễn tả sự chuyển động dâng hiến của lời cầu này. Hương được lửa đốt cháy toả ra một mùi thơm bay lên cao: xông hương các lễ vật, như làm trong các ngày lễ, xông hương thánh giá, bàn thờ, vị linh mục và dân tư tế biểu lộ một cách hữu hình mối dây dâng hiến hiệp nhất tất cả các thực tại này với hiến tế của Chúa Kitô (x. Trật tự… 75). Và xin đừng quên: có bàn thờ là Chúa Kitô, và luôn luôn quy chiếu về bàn thờ đầu tiên là Thập Giá, và trên bàn thờ là Chúa Kitô, chúng ta đem dâng của lễ ít ỏi của chúng ta, bánh và rượu sẽ trờ thành cái biết bao là chính Chúa Giêsu, Đấng tự ban mình cho chúng ta.
Và tất cả những điều này cũng là những gì lời cầu trên lễ vật diễn tả. Trong lời cầu này vị linh mục xin Thiên Chúa chấp nhận các của lễ Giáo Hội dâng lên Ngài, bằng cách khẩn nài hoa trái của việc trao đổi tuyệt vời giữa sự nghèo nàn của chúng ta và sự phong phú của Thiên Chúa. Trong bánh và rượu chúng ta dâng lên Ngài của lễ cuộc đời chúng ta, để nó được Chúa Thánh Thần biến đổi trong hiến tế của Chúa Kitô, và với Ngài trở nên một lễ vật thiêng liêng duy nhất đẹp lòng Thiên Chúa Cha. Trong khi kết thúc việc chuẩn bị các của lễ, chúng ta sẵn sàng cho Lời Nguyện Thánh Thể (x. ibid. 77).
Tinh thần tu đức của việc dâng tiến chính mình, mà thời điểm này của Thánh lễ dạy chúng ta, có thể soi sáng cho các ngày sống của chúng ta, cũng như cho các tương quan của chúng ta với tha nhân và những việc chúng ta làm, các khổ đau chúng ta gặp, và trợ giúp chúng ta xây dựng kinh thành trần thế dưới ánh sáng của Tin Mừng.
** ĐTC đã chào các đoàn hành hương nói tiếng Pháp và cầu chúc họ gia tăng cuộc sống tinh thần mỗi ngày bằng cách hiến dâng toàn cuộc sống cho Chúa như khi dâng lễ vật trong Thánh lễ. Chào các nhóm hành hương nói tiếng Anh đến từ các nước Anh, Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển, Slovac và Hoa Kỳ, ngài cầu chúc Mùa Chay là thời điểm ơn thánh giúp họ và gia đình canh tân tinh thần.
Chào các đoàn hành hương nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, ĐTC cầu chúc chuyến hành hương Roma củng cố niềm tin của họ nơi Chúa Giêsu Kitô, và góp phần xây dựng một thế giới công bằng và tốt đẹp hơn.
Với các nhóm Ba Lan, ngài cầu mong Mùa Chay là thời gian giúp họ suy tư, hoán cải và canh tân cuộc sống tinh thần, bằng cách suy gẫm các chặng đàng Thánh Giá, bài Ai ca Mùa Chay và các bài giảng tĩnh tâm để củng cố đức tin và mối dây ràng buộc với Chúa Kitô, cũng như rộng mở con tim cho tha nhân cần được giúp đỡ.
Trong số các nhóm Ý, ngài đặc biệt chào nhóm các nữ tu Salesien tham dự tổng tu nghị, các sư huynh Lasan và các thành viên Phong trào Tổ Ấm, cũng như nhiều nhóm tín hữu các giáo phận do các giám mục hướng dẫn, và sinh viên học sinh nhiều trường khác nhau. Ngài cầu chúc mọi người sống đức tin như việc phục vụ tha nhân.
Chào các bạn trẻ, ĐTC cầu mong Mùa Chay là dịp giúp họ củng cố đời sống đức tin, thi hành việc ăn chay hãm mình để biết tự chủ hơn. Ngài cầu chúc các anh chị em đau yếu biết tín thác các khổ đau cho Chúa và cảm nhận được sự gần gũi của Chúa. Với các đôi tân hôn ngài cầu chúc họ sống ơn gọi hôn nhân trong tình bác ái đối với các nhu cầu của tha nhân.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành Toà Thánh ĐTC ban cho mọi người.
ĐTC đã nói như trên với 8.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung hằng tuần hôm 28-2 trong Đại Thính đường Phaolô VI. Có mấy ngàn tín hữu khác không tìm ra chỗ đã tụ à theo dõi buổi tiếp kiến qua truyền hính trong Đền thờ Thánh Phêrô. Sau đó ĐTC đã qua chào và ban phép lành cho họ.
Tiếp tục loạt bài giáo lý về Thánh lễ, ĐTC nói: Tiếp theo Phụng vụ Lời Chúa – mà tôi đã dừng lại trong các bài giáo lý trước – là phần khác của Thánh lễ: đó là Phụng vụ Thánh Thể.
Ngài giải thích ý nghĩa phần này:
Trong Phụng vụ Thánh Thể, qua các dấu chỉ thánh, Giáo Hội liên tục làm cho Hy tế của giao ước mới đã được đóng ấn bởi Chúa Giêsu trên Thập Giá, hiện diện (x. SC, 47). Đó đã là bàn thờ kitô đầu tiên, bàn thờ của Thập Giá, và khi chúng ta tới gần bàn thờ để cử hành Thánh lễ, ký ức của chúng ta đến với bàn thờ của Thập Giá, nơi hiến tế dầu tiên đã được cử hành.
Trong Thánh lễ, vị linh mục diễn tả Chúa Kitô hoàn thánh điều mà chính Chúa đã làm và tín thác cho các môn đệ trong Bữa Tiệc Ly: ngài cầm lấy bánh và chén, tạ ơn, trao cho các môn đệ và nói: “Các con hãy cầm lấy, hãy ăn… hãy uống: này là mình Thầy… này là chén máu Thầy. Hãy làm việc này để nhớ đến Thầy.”
Vâng lệnh truyền của Chúa Giêsu Giáo Hội đã xếp đặt Phụng vụ Thánh Thể vào các lúc tương đương với các lời và các cử chỉ Chúa thành toàn buổi chiều trước Cuộc Khổ nạn. Như thế đây là việc chuẩn bị các cuả lễ bánh và rượu đem lên bàn thờ, nghĩa là các yếu tố mà Chúa Kitô đã cầm lấy trong tay Ngài. Trong Lời nguyện Thánh Thể chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vì công trình cứu chuộc và các của lễ trở thành Mình và Máu Chúa Kitô. Tiếp theo là việc bẻ Bánh và Hiệp lễ, qua đó chúng ta sống trở lại kinh nghiệm của các Tông đồ đã nhận lấy các lễ vật thánh thể từ chính tay của Chúa Kitô (x. Trật tự Tổng quát của Sách Lễ Roma, 72).
Tiếp tục bài huấn dụ, ĐTC nói: “Như vậy việc chuẩn bị các của lễ tương ứng với cử chỉ đầu tiên của Chúa Giêsu là “cầm lấy bành và chén rượu”. Đó là phần đầu của Phụng vụ Thánh Thể. Thật là hay việc các giáo dân dâng bánh và rượu lên vị linh mục, bởi vì chúng có nghĩa là của lễ thiêng liêng của Giáo Hội được tụ họp ở đó để cử hành Bí tích Thánh Thể. Thật là hay đẹp, khi chính các tín hữu đem bánh rượu lên bàn thờ. Tuy ngày nay các giáo dân không còn đem chính bánh và rượu được dùng cho Phụng vụ như xưa kia nữa, nhưng nghi thức dâng lễ vật giữ nguyên giá trị và ý nghĩa thiêng liêng của nó.” (ibid, 73). Và liên quan tới điều này, thật là ý nghĩa, khi truyền chức cho một tân linh mục, đức giám mục trao bánh và rượu cho vị này và nói: “Hãy nhận lấy các lễ vật của dân thánh cho Hy tế Thánh Thể.” (Trật tư.., 73) (Sách Lễ Roma – Truyền chức các giám mục, linh muc và phó tế). Dân Thiên Chúa mang lễ vật, bánh và rượu, lễ vật vĩ đại cho Thánh lễ! Nghĩa là trung tâm của Thánh lễ là bàn thờ, và bàn thờ là Chúa Kitô; cần phải luôn luôn nhìn bàn thờ là trung tâm của Thánh lễ.
Như vậy, trong “hoa quả của trái đất và lao công của con người” được dâng lên dấn thân của các tín hữu vâng lời Chúa dậy, biến chính mình thành “một hiến tế đẹp lòng Thiên Chúa Cha Toàn Năng”, “cho thiện ích của toàn Hội Thánh”.
ĐTC giải thích thêm điểm này:
“Như vậy, cuộc sống của tín hữu, sự khổ đau, lời cầu nguyện, công việc làm của họ được hiệp nhất với Chúa Kitô và cuộc dâng hiến hoàn toàn của họ và như thế chúng chiếm hữu được một giá trị mới.” (GLGHCG 1368).
** Chắc chắn rồi của lễ của chúng ta ít ỏi, nhưng Chúa Kitô cần sự ít ỏi đó. Chúa xin chúng ta ỉt và Ngài cho chúng ta biết bao nhiêu. Chúa xin chúng ta ít. Chúa xin chúng ta thiện chí trong cuộc sống thường ngày, Chúa xin chúng ta có con tim rộng mở. Chúa xin chúng ta ý muốn trở thành tốt lành hơn để tiếp nhận Ngài vào trong chính chúng ta trong Thánh Thể. Chúa xin chúng ta các lễ vật biểu tượng này sẽ trở thành Minh và Máu ngài. Việc xông hương là một hình ảnh diễn tả sự chuyển động dâng hiến của lời cầu này. Hương được lửa đốt cháy toả ra một mùi thơm bay lên cao: xông hương các lễ vật, như làm trong các ngày lễ, xông hương thánh giá, bàn thờ, vị linh mục và dân tư tế biểu lộ một cách hữu hình mối dây dâng hiến hiệp nhất tất cả các thực tại này với hiến tế của Chúa Kitô (x. Trật tự… 75). Và xin đừng quên: có bàn thờ là Chúa Kitô, và luôn luôn quy chiếu về bàn thờ đầu tiên là Thập Giá, và trên bàn thờ là Chúa Kitô, chúng ta đem dâng của lễ ít ỏi của chúng ta, bánh và rượu sẽ trờ thành cái biết bao là chính Chúa Giêsu, Đấng tự ban mình cho chúng ta.
Và tất cả những điều này cũng là những gì lời cầu trên lễ vật diễn tả. Trong lời cầu này vị linh mục xin Thiên Chúa chấp nhận các của lễ Giáo Hội dâng lên Ngài, bằng cách khẩn nài hoa trái của việc trao đổi tuyệt vời giữa sự nghèo nàn của chúng ta và sự phong phú của Thiên Chúa. Trong bánh và rượu chúng ta dâng lên Ngài của lễ cuộc đời chúng ta, để nó được Chúa Thánh Thần biến đổi trong hiến tế của Chúa Kitô, và với Ngài trở nên một lễ vật thiêng liêng duy nhất đẹp lòng Thiên Chúa Cha. Trong khi kết thúc việc chuẩn bị các của lễ, chúng ta sẵn sàng cho Lời Nguyện Thánh Thể (x. ibid. 77).
Tinh thần tu đức của việc dâng tiến chính mình, mà thời điểm này của Thánh lễ dạy chúng ta, có thể soi sáng cho các ngày sống của chúng ta, cũng như cho các tương quan của chúng ta với tha nhân và những việc chúng ta làm, các khổ đau chúng ta gặp, và trợ giúp chúng ta xây dựng kinh thành trần thế dưới ánh sáng của Tin Mừng.
** ĐTC đã chào các đoàn hành hương nói tiếng Pháp và cầu chúc họ gia tăng cuộc sống tinh thần mỗi ngày bằng cách hiến dâng toàn cuộc sống cho Chúa như khi dâng lễ vật trong Thánh lễ. Chào các nhóm hành hương nói tiếng Anh đến từ các nước Anh, Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển, Slovac và Hoa Kỳ, ngài cầu chúc Mùa Chay là thời điểm ơn thánh giúp họ và gia đình canh tân tinh thần.
Chào các đoàn hành hương nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, ĐTC cầu chúc chuyến hành hương Roma củng cố niềm tin của họ nơi Chúa Giêsu Kitô, và góp phần xây dựng một thế giới công bằng và tốt đẹp hơn.
Với các nhóm Ba Lan, ngài cầu mong Mùa Chay là thời gian giúp họ suy tư, hoán cải và canh tân cuộc sống tinh thần, bằng cách suy gẫm các chặng đàng Thánh Giá, bài Ai ca Mùa Chay và các bài giảng tĩnh tâm để củng cố đức tin và mối dây ràng buộc với Chúa Kitô, cũng như rộng mở con tim cho tha nhân cần được giúp đỡ.
Trong số các nhóm Ý, ngài đặc biệt chào nhóm các nữ tu Salesien tham dự tổng tu nghị, các sư huynh Lasan và các thành viên Phong trào Tổ Ấm, cũng như nhiều nhóm tín hữu các giáo phận do các giám mục hướng dẫn, và sinh viên học sinh nhiều trường khác nhau. Ngài cầu chúc mọi người sống đức tin như việc phục vụ tha nhân.
Chào các bạn trẻ, ĐTC cầu mong Mùa Chay là dịp giúp họ củng cố đời sống đức tin, thi hành việc ăn chay hãm mình để biết tự chủ hơn. Ngài cầu chúc các anh chị em đau yếu biết tín thác các khổ đau cho Chúa và cảm nhận được sự gần gũi của Chúa. Với các đôi tân hôn ngài cầu chúc họ sống ơn gọi hôn nhân trong tình bác ái đối với các nhu cầu của tha nhân.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành Toà Thánh ĐTC ban cho mọi người.
Linh Tiến Khải