03/11/2024

Làm khoa học xuất sắc vẫn bị trượt giáo sư

Trong loạt bài Quy định “không giống ai” về công nhận phó giáo sư, giáo sư đăng trên Báo Thanh Niên từ ngày 17.4 có nhắc đến tiến sĩ Nguyễn Xuân Hùng như một trường hợp điển hình của những quy định hết sức vô lý trong việc phong giáo sư, phó giáo sư ở VN.

 

Làm khoa học xuất sắc vẫn bị trượt giáo sư

Trong loạt bài Quy định “không giống ai” về công nhận phó giáo sư, giáo sư đăng trên Báo Thanh Niên từ ngày 17.4 có nhắc đến tiến sĩ Nguyễn Xuân Hùng như một trường hợp điển hình của những quy định hết sức vô lý trong việc phong giáo sư, phó giáo sư ở VN.




PGS Nguyễn Xuân Hùng (giữa) trong buổi nhận giải thưởng của Quỹ Alexander von Humboldt hồi tháng 3.2016 tại Đức /// Ảnh: Nhân vật cung cấp

PGS Nguyễn Xuân Hùng (giữa) trong buổi nhận giải thưởng của Quỹ Alexander von Humboldt hồi tháng 3.2016 tại ĐứcẢNH: NHÂN VẬT CUNG CẤP

Phó giáo sư (PGS) Nguyễn Xuân Hùng (41 tuổi), ngành cơ học, được truyền thông trong nước chú ý từ năm 2014, khi lần đầu tiên anh lọt vào danh sách tốp 1% nhà khoa học thế giới có ảnh hưởng trích dẫn cao theo công bố của Hãng thông tấn và dữ liệu Thomson Reuters. Hiện anh có hơn 110 bài báo quốc tế ISI, 3 năm liên tục được xếp vào tốp 1% nhà khoa học thế giới có ảnh hưởng trích dẫn cao, được Quỹ Alexander von Humboldt của Đức trao giải thưởng nghiên cứu, là người đầu tiên được nhận giải thưởng Nguyễn Văn Đạo, có đóng góp đáng kể cho nghiên cứu và đào tạo nước nhà nhưng PGS Nguyễn Xuân Hùng vẫn bị rớt… giáo sư (GS) trong đợt xét năm 2016.
PGS Nguyễn Xuân Hùng đã đồng ý chia sẻ câu chuyện của anh với phóng viên Thanh Niên về “sự cố” khiến anh thêm “nổi tiếng”.

“Tôi không biết vì sao mình bị loại”

Theo anh Nguyễn Xuân Hùng, ngay khi bước chân vào sự nghiệp nghiên cứu, anh xác định là sẽ cống hiến khả năng của mình cho chuyên môn. Vì vậy, việc anh nộp hồ sơ đề nghị xét công nhận GS chỉ vì nó là một phần sự nghiệp của người làm khoa học và giảng dạy.
 
 
Làm khoa học xuất sắc vẫn bị trượt giáo sư - ảnh 2

Một giáo sư rất nổi tiếng tại ĐH Northwestern (Mỹ), người đã khai sinh ra 5 phương pháp tính toán số nổi tiếng thế giới, cả một đời cũng chỉ công bố 2 cuốn sách (viết chung với một số đồng nghiệp và học trò). Nếu theo cách tính như ở VN thì 2 cuốn này chắc cũng chỉ được khoảng 1,5 điểm

Làm khoa học xuất sắc vẫn bị trượt giáo sư - ảnh 3
 

PGS Nguyễn Xuân Hùng

 

Thời gian chuẩn bị hồ sơ cũng là lúc Nguyễn Xuân Hùng được Quỹ Alexander von Humboldt của Đức mời sang nhận giải thưởng nghiên cứu Georg Forster, và sau đó ở lại thời gian ngắn để thực hiện các hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế. Quá trình xét hồ sơ, anh phải đi đi về về để trình bày báo cáo tổng quan trước hội đồng cơ sở và hội đồng ngành. Hồ sơ của anh đều được cả hai cấp hội đồng bỏ phiếu thông qua.

Khi biết mình bị trượt ở Hội đồng chức danh GS nhà nước, Nguyễn Xuân Hùng bị sốc, nhưng không có thời gian để tìm hiểu nguyên nhân. “Một kết luận chính xác là không có nên tôi không biết rớt vì lý do gì luôn”, PGS Nguyễn Xuân Hùng chia sẻ.
Anh Hùng cho biết khi đó anh đang dồn sức cho một nhiệm vụ mà theo anh là rất quan trọng, cùng với các GS quốc tế chuẩn bị dự án trị giá hơn 1,6 triệu euro chương trình H2020 của Liên hiệp Âu châu. Tham gia dự án có 10 thành viên đến từ các châu lục, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (nơi Xuân Hùng đang công tác) là đại diện VN duy nhất. Nhờ được tham gia dự án, Xuân Hùng sẽ giúp cho nhiều bạn trẻ VN sang làm việc ở EU với mức thù lao 2.000 euro/tháng.
“Ban đầu tôi đã quên đi việc theo đuổi GS ở VN. Khi đọc Báo Thanh Niên, thấy tên mình được nhắc tới và cùng với ý kiến góp ý mạnh mẽ của các nhà khoa học lớn tuổi trong nước, của các GS ngành toán cho dự thảo trước những quan điểm vô lý trong quy định hiện hành, tôi được khích lệ. Tôi hy vọng chia sẻ của mình sẽ được sự quan tâm của Bộ GD-ĐT cho việc xem xét lại dự thảo, để có thể mang lại một nền khoa học lành mạnh, thế hệ trẻ VN mới có cơ hội ngẩng đầu với thế giới”, PGS Nguyễn Xuân Hùng cho biết.
Làm khoa học xuất sắc vẫn bị trượt giáo sư - ảnh 4

TIN LIÊN QUAN

Không thể để thật giả lẫn lộn

Theo nhiều nhà khoa học, cội rễ của những quy định ‘không giống ai’ là do nền khoa học VN hiện nay được tạo nên và vận hành bởi các thành tố phi khoa học. Vì thế mà trong không gian khoa học, thật giả đang lẫn lộn.

“Do sơ suất của hội đồng ngành” ?

Trao đổi với phóng viên Thanh Niên, GS Dương Ngọc Hải, Chủ tịch Hội đồng chức danh GS ngành cơ học, uỷ viên Hội đồng chức danh GS nhà nước, khẳng định: “Hội đồng nhà nước không đánh trượt ai cả, mà là do sơ suất của hội đồng ngành! Việc PGS Nguyễn Xuân Hùng không được công nhận GS là do sơ suất của hội đồng ngành”. Theo ông Hải, khi xét hồ sơ trường hợp Nguyễn Xuân Hùng ở hội đồng ngành, tất cả thành viên đều bỏ phiếu đồng ý mà không để ý điểm sách của anh Hùng (2,6 điểm) không đủ điểm tối thiểu theo quy định hiện hành (điểm sàn là 3). Trong khi đó quy trình xét hiện nay thì ở cấp nhà nước hội đồng không chấm lại hồ sơ mà chỉ rà soát kết quả chấm ở từng hồ sơ của hội đồng ngành gửi lên. Từ trước đến nay cũng chưa có tiền lệ hội đồng nhà nước yêu cầu hội đồng ngành chấm lại hồ sơ nào. Chỉ đơn giản thấy hồ sơ nào không đạt mức tối thiểu các quy định cứng thì gạt ra. Ông Hải còn cho biết thêm: “Không chỉ trường hợp anh Nguyễn Xuân Hùng ở ngành cơ mà bên ngành y có một trường hợp điểm sách đạt 2,97 điểm (nghĩa là thiếu 0,03 điểm so với “sàn” – PV) nên cũng không được công nhận GS”.
“Lẽ ra không đủ điểm tối thiểu của quy định cứng thì hội đồng ngành không được phép bỏ phiếu. Nhưng ở đó họ không để ý. Họ thấy tổng điểm cao thì 100% thông qua. Nếu để ý thì với những trường hợp được hội đồng ủng hộ, người ta có thể chấm cho đủ điểm”, ông Hải nói.

Ông Hải còn cho biết cá nhân ông rất lấy làm tiếc về trường hợp Nguyễn Xuân Hùng vì anh Hùng là một trong số những người làm khoa học xuất sắc nhất hiện nay trong ngành cơ học nước nhà. Nên khi xét ở hội đồng nhà nước, chính ông là người đề xuất xét hồ sơ của Nguyễn Xuân Hùng vào diện xuất sắc. Tuy nhiên, đề xuất này bị phản đối do quy định hiện hành chỉ cho phép xét diện xuất sắc những trường hợp thiếu năm giảng dạy chứ không xét trường hợp thiếu điểm sách.

PGS Nguyễn Xuân Hùng cho biết anh có 2 cuốn sách, trong đó có một cuốn viết cùng một đồng nghiệp rất xuất sắc về chuyên môn. Cả hai cuốn đều được đầu tư viết trong một thời gian dài (5 – 7 năm). Vì thế, anh Hùng không khỏi ngạc nhiên khi thấy cả hai cuốn sách đó chỉ được chấm 2,6 điểm (trên khung điểm tối đa là 5 điểm). Anh Hùng nhận xét: “Đúng là quy định, quy trình xét GS của VN rất ngặt nghèo. Một GS rất nổi tiếng tại ĐH Northwestern (Mỹ), người đã khai sinh ra 5 phương pháp tính toán số nổi tiếng thế giới, cả một đời cũng chỉ công bố 2 cuốn sách (viết chung với một số đồng nghiệp và học trò). Nếu theo cách tính như ở VN thì 2 cuốn này chắc cũng chỉ được khoảng 1,5 điểm. Một số GS ở châu Âu mà tôi đang hợp tác cho biết chỉ một số có viết một cuốn sách (viết chung với đồng nghiệp), đa phần còn lại thì chưa viết cuốn nào”.
Quy định viết sách là kẽ hở tiêu cực
Theo PGS Phạm Đức Chính, Viện Cơ học, Viện Hàn lâm khoa học công nghệ VN, việc anh Nguyễn Xuân Hùng, người duy nhất từ VN được ISI thống kê trong danh sách các nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất trong mấy năm liên tiếp, đã bị từ chối chức danh GS vì tiêu chuẩn sách, là một minh chứng cho thấy quy định viết sách là kẽ hở để tiêu cực lọt vào trong quá trình xét GS.
PGS Chính phân tích: “Người ta sắp xếp mấy phản biện cùng cánh phối hợp chấm điểm online sách cho Hùng xuống dưới mức chuẩn gây bất ngờ cho chính các thành viên khác trong hội đồng ngành, vì tại cuộc họp chính thức tất cả đều thảo luận và bỏ phiếu 100% thông qua chức danh GS cho Hùng. Đây chỉ là một chiêu mới của họ. Lần khác, nếu không bố trí được phản biện như ý, họ sẽ trực tiếp bỏ phiếu bác bỏ. Điều này không khó khăn gì, họ chỉ cần tập hợp phiếu chống đủ vượt 1/4 số phiếu (tính cả người vắng mặt) từ hội đồng. Yêu cầu sách và chấm điểm sách thấp xuống dưới mức chuẩn là một lý do chính để người ta ngăn trở các nhà khoa học hội nhập quốc tế nghiêm túc không chịu luồn lách, đặc biệt là thế hệ trẻ”.

Làm khoa học xuất sắc vẫn bị trượt giáo sư - ảnh 6

TIN LIÊN QUAN

Đừng để giáo sư ‘dỏm’ xét ứng viên thật

Theo các nhà khoa học, để thúc đẩy nền khoa học phát triển, điều đầu tiên phải nghĩ tới là xây dựng được một đội ngũ chuyên gia có năng lực, đạo đức ở tất cả các ngành. 

 

Quý Hiên