Đức Thượng phụ Bartholomaios sẽ đến Ai Cập cùng với ĐGH Phanxicô
Imam của Thánh đường Hồi giáo Al Azhar, ngài Ahmed Mohamed el-Tayyib đã mời Giáo chủ Giáo hội Chính thống đến Ai Cập; đây là một dấu hiệu mạnh mẽ của sự hiệp nhất các Kitô hữu.
Đức Thượng phụ Bartholomaios sẽ đến Ai Cập cùng với ĐGH Phanxicô
Imam của Thánh đường Hồi giáo Al Azhar, ngài Ahmed Mohamed el-Tayyib đã mời Giáo chủ Giáo hội Chính thống đến Ai Cập; đây là một dấu hiệu mạnh mẽ của sự hiệp nhất các Kitô hữu.
Thượng phụ Constantinopolis sẽ có mặt tại Cairo, Ai Cập trong 2 ngày 28 và 29 tháng 4 tới, theo lời mời của Imam của Thánh đường Hồi giáo Al Azhar – ngài Ahmed Mohamed el-Tayyib – cùng thời điểm Đức Giáo hoàng Phanxicô tông du Ai Cập. Sự hiện diện rất có ý nghĩa này sẽ liên kết các Kitô hữu và các chứng từ về hiệp nhất của họ sẽ là dấu chỉ cho hoà bình trên thế giới, trong những giai đoạn khó khăn nhiều nguy cơ chiến tranh hiện nay. Vì thế, Giáo hoàng Roma và Thượng phụ Constantinopolis sẽ đứng chung với Giáo chủ của Giáo hội Copt Tawadros; cộng đoàn Kitô hữu này đang bị bách hại và thương tổn nặng nề bởi các cuộc tấn công do những người theo chủ nghĩa cực đoan gây ra.
Đức Thượng phụ Bartholomaios I được Imam el-Tayyib mời đến tham dự Hội nghị Hòa bình Quốc tế, trong đó sẽ có các bài phát biểu của Đức Giáo hoàng Phanxicô và vị Imam. Khi kết thúc Phụng vụ Lễ Phục Sinh, Đức Thượng phụ Chính thống giáo đã nói rằng có thể ngài sẽ đi Ai Cập, như tường thuật của Alberto Negri trên tờ Il Sole 24 Ore, ngày 16-04 vừa qua. Đức Thượng phụ Bartholomaios đã công bố một bức thư viết tay của Đức Giáo hoàng Phanxicô, trong đó Đức Giáo hoàng cảm ơn ngài về tình bạn và hy vọng sớm gặp lại. Đức Thượng phụ nói thêm: như thế dịp ấy có thể là rất gần: tôi cũng đã được Đại học Al Azhar mời đến Cairo và vào ngày 28 tháng 4, có lẽ tôi cũng sẽ có mặt tại sự kiện đó cùng với Đức Giáo hoàng.
Các nguồn tin thân cận với Toà Thượng phụ Constantinopolis đã xác nhận với Vatican Insider rằng Đức Thượng phụ Bartholomaios đã nhận lời mời đến Cairo. Tình bạn giữa hai Giám mục Roma và Constantinopolis, những người kế vị của hai anh em tông đồ Phêrô và Anrê, vẫn luôn khắng khít. Hồi tháng 5-2014, Đức Giáo hoàng Phanxicô và Đức Thượng phụ Bartholomaios đã cùng nhau đến Thánh Địa và cùng cầu nguyện trong Nhà thờ Mồ Thánh. Mấy ngày sau, Đức giáo hoàng đã mời Đức Thượng phụ đến Vườn Vatican để cùng cầu nguyện cho hoà bình ở vùng Trung Đông. Đến tháng Mười Một năm ấy, Đức giáo hoàng Phanxicô viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ và tham dự lễ kính Thánh Anrê tại nhà thờ Fanar. Vào tháng Tư năm ngoái, Đức Thượng phụ Bartholomaios đã mời Đức giáo hoàng Phanxicô đến thăm đảo Lesbos của Hy Lạp, nơi có một trại tị nạn lớn; đó là cuộc viếng thăm đầu tiên hoàn toàn mang tính đại kết của Đức giáo hoàng, vì ngài luôn hiện diện cùng với Đức Thượng phụ Bartholomaios và Đức Tổng Giám mục Chính thống giáo Hyeronimos mà không có một cử hành hay gặp gỡ riêng nào với cộng đồng Công giáo.
Như thế, sự hiện diện đồng thời của Đức giáo hoàng và của vị Thượng phụ Chính thống giáo tại cuộc gặp gỡ ở một trường Đại học lớn của phái Hồi giáo Sunni, chỉ ít ngày sau những vụ tấn công đã làm cho lễ Vượt Qua của người Copt ở Ai Cập nhuộm máu, là một dấu hiệu hùng hồn của sự hiệp nhất và sự gần gũi giữa các Kitô hữu thuộc các Giáo hội khác nhau, đồng thời cũng bày tỏ mong muốn cùng đối thoại với những người Hồi giáo khước từ bạo lực và không chấp nhận việc biện minh cho chủ nghĩa khủng bố và tàn sát nhân danh tôn giáo.
Thượng phụ Constantinopolis sẽ có mặt tại Cairo, Ai Cập trong 2 ngày 28 và 29 tháng 4 tới, theo lời mời của Imam của Thánh đường Hồi giáo Al Azhar – ngài Ahmed Mohamed el-Tayyib – cùng thời điểm Đức Giáo hoàng Phanxicô tông du Ai Cập. Sự hiện diện rất có ý nghĩa này sẽ liên kết các Kitô hữu và các chứng từ về hiệp nhất của họ sẽ là dấu chỉ cho hoà bình trên thế giới, trong những giai đoạn khó khăn nhiều nguy cơ chiến tranh hiện nay. Vì thế, Giáo hoàng Roma và Thượng phụ Constantinopolis sẽ đứng chung với Giáo chủ của Giáo hội Copt Tawadros; cộng đoàn Kitô hữu này đang bị bách hại và thương tổn nặng nề bởi các cuộc tấn công do những người theo chủ nghĩa cực đoan gây ra.
Đức Thượng phụ Bartholomaios I được Imam el-Tayyib mời đến tham dự Hội nghị Hòa bình Quốc tế, trong đó sẽ có các bài phát biểu của Đức Giáo hoàng Phanxicô và vị Imam. Khi kết thúc Phụng vụ Lễ Phục Sinh, Đức Thượng phụ Chính thống giáo đã nói rằng có thể ngài sẽ đi Ai Cập, như tường thuật của Alberto Negri trên tờ Il Sole 24 Ore, ngày 16-04 vừa qua. Đức Thượng phụ Bartholomaios đã công bố một bức thư viết tay của Đức Giáo hoàng Phanxicô, trong đó Đức Giáo hoàng cảm ơn ngài về tình bạn và hy vọng sớm gặp lại. Đức Thượng phụ nói thêm: như thế dịp ấy có thể là rất gần: tôi cũng đã được Đại học Al Azhar mời đến Cairo và vào ngày 28 tháng 4, có lẽ tôi cũng sẽ có mặt tại sự kiện đó cùng với Đức Giáo hoàng.
Các nguồn tin thân cận với Toà Thượng phụ Constantinopolis đã xác nhận với Vatican Insider rằng Đức Thượng phụ Bartholomaios đã nhận lời mời đến Cairo. Tình bạn giữa hai Giám mục Roma và Constantinopolis, những người kế vị của hai anh em tông đồ Phêrô và Anrê, vẫn luôn khắng khít. Hồi tháng 5-2014, Đức Giáo hoàng Phanxicô và Đức Thượng phụ Bartholomaios đã cùng nhau đến Thánh Địa và cùng cầu nguyện trong Nhà thờ Mồ Thánh. Mấy ngày sau, Đức giáo hoàng đã mời Đức Thượng phụ đến Vườn Vatican để cùng cầu nguyện cho hoà bình ở vùng Trung Đông. Đến tháng Mười Một năm ấy, Đức giáo hoàng Phanxicô viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ và tham dự lễ kính Thánh Anrê tại nhà thờ Fanar. Vào tháng Tư năm ngoái, Đức Thượng phụ Bartholomaios đã mời Đức giáo hoàng Phanxicô đến thăm đảo Lesbos của Hy Lạp, nơi có một trại tị nạn lớn; đó là cuộc viếng thăm đầu tiên hoàn toàn mang tính đại kết của Đức giáo hoàng, vì ngài luôn hiện diện cùng với Đức Thượng phụ Bartholomaios và Đức Tổng Giám mục Chính thống giáo Hyeronimos mà không có một cử hành hay gặp gỡ riêng nào với cộng đồng Công giáo.
Như thế, sự hiện diện đồng thời của Đức giáo hoàng và của vị Thượng phụ Chính thống giáo tại cuộc gặp gỡ ở một trường Đại học lớn của phái Hồi giáo Sunni, chỉ ít ngày sau những vụ tấn công đã làm cho lễ Vượt Qua của người Copt ở Ai Cập nhuộm máu, là một dấu hiệu hùng hồn của sự hiệp nhất và sự gần gũi giữa các Kitô hữu thuộc các Giáo hội khác nhau, đồng thời cũng bày tỏ mong muốn cùng đối thoại với những người Hồi giáo khước từ bạo lực và không chấp nhận việc biện minh cho chủ nghĩa khủng bố và tàn sát nhân danh tôn giáo.
(Theo Vatican Insider – WHĐ, 20.04.2017)
Minh Đức