Đức Thánh Cha viếng thăm Giáo phận Carpi, bắc Italia
CARPI – ĐTC viếng thăm Giáo phận Carpi từng bị động đất và mời gọi các tín hữu đừng để sầu muộn thất bại đè bẹp, trái lại tín thác và hy vọng nơi Chúa và trỗi dậy, như Ngài đã cho ông Lazzaro sống lại. Đây là chuyến viếng thăm thứ 16 của ngài tại Italia kể từ khi làm Giáo hoàng cách đây 4 năm.
Đức Thánh Cha viếng thăm Giáo phận Carpi, bắc Italia
CARPI – ĐTC viếng thăm Giáo phận Carpi từng bị động đất và mời gọi các tín hữu đừng để sầu muộn thất bại đè bẹp, trái lại tín thác và hy vọng nơi Chúa và trỗi dậy, như Ngài đã cho ông Lazzaro sống lại.
Bối cảnh
1 tuần sau chuyến viếng thăm “lịch sử” tại Tổng Giáo phận Milano, giáo phận lớn nhất ở Âu châu, Chúa Nhật 2-4-2017, ĐTC Phanxicô đã đến viếng thăm một giáo phận nhỏ bé chỉ bằng 1 phần 45 so với Milano, đó là Giáo phận Carpi, thuộc miền Emilia Romagna. Đây là chuyến viếng thăm thứ 16 của ngài tại Italia kể từ khi làm Giáo hoàng cách đây 4 năm.
Giáo phận Carpi chỉ có 117.000 tín hữu Công giáo, 39 giáo xứ với 60 LM. Cách đây gần 5 năm, tức là năm 2012, miền này bị động đất nặng làm cho 30 người chết, nhiều nhà cửa, thánh đường bị tàn phá. Hồi đó ĐGH Bênêđictô XVI cũng đã viếng thăm giáo phận này và nay ĐTC Phanxicô đến đây để khích lệ niềm hy vọng của các tín hữu và dân chúng.
Đức cha Francesco Cavina, GM Giáo phận Carpi, cho biết: ý thức do tầm mức quá bé nhỏ của giáo phận, ngài không hề nghĩ đến việc mời ĐTC đến viếng thăm. Nhưng cách đây ít lâu, chính ĐTC gọi điện và mời ngài về Roma để gặp. Đức cha kể lại với đài Vatican:
“Trong câu chuyện dài, đến một lúc ĐTC mỉm cười nói: ‘Tôi đã quyết định đến thăm giáo phận Carpi của Đức Cha trước lễ Phục sinh!'” May mắn lúc đó tôi ngồi trên ghế, nếu không thì tôi đã té xỉu rồi! Hết ngạc nhiên, tôi chỉ còn biết cám ơn ĐTC, vì chắc chắn trong cuộc viếng thăm ngài sẽ có dịp thấy tận mắt sự phục hồi nơi lãnh thổ chúng tôi sau trận động đất, đặc biệt là việc mở lại nhà thờ chính toà hôm 25-3 vừa qua, đúng 1 tuần lễ trước khi ĐTC đến Carpi.
Đức cha Cavina giải thích thêm: “Công trình tái thiết trong 5 năm qua rất lớn, và ngày nay tất cả các công ăn việc làm được phục hồi. Trận động đất là làm chúng tôi mất 42.000 chỗ làm. Ngày nay, chỉ còn rất ít gia đình còn phải ở nơi tạm thời. Dầu sao việc tái thiết nhà cửa kể như chấm dứt. Điều còn phải làm là một số di tích lịch sử ở phía bắc giáo phận chúng tôi, nơi một số làng. Vì thế, chính tôi đã xin ĐTC đến thăm Mirandola, có 24.000 dân cư vào ban chiều, để ngài thấy Nhà thờ Đức Mẹ Lên Trời ở đây còn bị hư hại, chưa sử dụng được.”
Thánh lễ
Trong cuộc viếng thăm, ĐTC đã cử hành Thánh lễ lúc 10 giờ 30 tại Quảng trường Tử Đạo, rồi cuối lễ ngài làm phép 3 viên đá đầu tiên để xây thánh đường mới của Giáo xứ thánh Agata, Nhà Tĩnh tâm Thánh Antôn ở Mercadello, và Trung tâm Bác ái của Giáo phận Carpi. Sau đây là chi tiết các hoạt động của ĐTC.
Lúc hơn 8 giờ sáng, ĐTC đã dùng trực thăng để bay từ Vatican đến Carpi, cách đó 346 cây số đường chim bay về hướng bắc. Thành phố này chỉ có 71.000 dân cư.
Đến nơi lúc 9 giờ 30, ĐTC đã được giáo quyền và chính quyền địa phương tiếp đón tại sân thể thao và ngài đi xe mui trần tiến về địa điểm hành lễ là Nhà thờ Chính toà Giáo phận Carpi mới được tái thánh hiến sau trận động đất.
Quảng trường dài trước Thánh đường đông chật các tín hữu, khoảng 40.000 người. Trời có mây nhưng may mắn không mưa. Cạnh lễ đài được dựng trên thềm nhà thờ, có hàng trăm linh mục đồng tế thuộc Giáo phận Carpi và những giáo phận phụ cận. Đồng tế với ĐTC cũng có các giám mục thuộc miền Emilia Romagna.
Bài giảng Thánh lễ
Trong bài giảng Thánh lễ, ĐTC đã quảng diễn bài Tin Mừng theo Thánh Gioan thuật lại phép lạ Chúa Giêsu cho ông Lazzaro đã chết 4 ngày được sống lại và rút ra những bài học hy vọng tin tưởng cho các tín hữu ở trong hoàn cảnh đau thương và tuyệt vọng. Ngài nói:
“Chúng ta nhận xét rằng giữa cảnh thất vọng đau buồn chung vì cái chết của Lazzaro, Chúa Giêsu không để cho mình bị buồn sầu chế ngự. Tuy cũng đau buồn, nhưng Ngài yêu cầu mọi người hãy tin tưởng vững vàng; Chúa không khép mình trong than khóc, nhưng Ngài cảm động và lên đường tiến về ngôi mộ. Ngài không để khung cảnh cảm xúc cam chịu chung quanh thu hút Ngài, nhưng tin tưởng cầu nguyện và thưa rằng: “Lạy Cha, con cảm tạ Cha.” (c. 41). Thế là trong mầu nhiệm đau khổ, mà tư tưởng và tiến bộ đụng phải như những con ruồi đụng phải tấm kiếng, Chúa Giêsu nêu gương về cách phải cư xử thế nào: đó là không trốn chạy đau khổ là điều thuộc về cuộc sống này, không để mình bị bi quan cầm tù.
Chung quanh ngôi mộ ấy, xảy ra một cuộc gặp gỡ – đụng độ lớn. Một đàng có một sự thất vọng lớn, sự bấp bênh trong đời sống luân lý của chúng ta, phải trải qua lo lắng vì cái chết, thường cảm thấy thất bại, tăm tối nội tâm dường như không thể vượt qua nổi. Linh hồn chúng ta được dựng nên để sống, chịu đau khổ khi cảm thấy rằng sự khao khát vĩnh cửu của mình bị một sự ác xưa kia và tăm tối đè bẹp. Một đàng có sự thất bại của ngôi mộ. Nhưng đàng khác có hy vọng chiến thắng sự chết và sự ác, và có một danh xưng đó là Chúa Giêsu. Chúa không mang lại một chút an sinh hoặc một liều thuốc nào có làm cho cuộc sống chúng ta được kéo dài, nhưng Ngài tuyên bố: “Tôi là sự sống lại và là sự sống; ai tin tôi, thì dù có chết cũng sẽ sống.” (c. 25).
Từ những suy tư trên đây, ĐTC nói:
“Anh chị em thân mến, cả chúng ta cũng được mời gọi quyết định xem mình đứng về phía nào. Ta có thể đứng về phía ngôi mộ hoặc đứng về phía Chúa Giêsu. Có người tiếp tục bị kẹt trong những đổ vỡ của cuộc sống, và có những người, như anh chị em, nhờ ơn Chúa giúp, đang gạt qua đổ vỡ và tái thiết trong niềm hy vọng kiên nhẫn.
Đứng trước những câu hỏi lớn: “Tại sao” của cuộc sống, chúng ta có hai con đường: hoặc là đứng nhìn những ngôi mộ quá khứ và hiện tại với thái độ tư lự hoài tưởng, hoặc để cho Chúa Giêsu đến gần những ngôi mộ của chúng ta. Đúng vậy, vì mỗi người chúng ta đã có một ngôi mộ nhỏ, một vùng chết chóc trong tâm hồn: một vết thương, một thiệt hại đã chịu hoặc đã làm, một sự oán hận không ngừng, một sự hối hận tái xuất hiện, một tội lỗi không vượt qua được. Ngày hôm nay, chúng ta hãy nhận ra những ngôi mộ của chúng ta và mời Chúa Giêsu tiến vào đó. Thật là điều lạ lùng: chúng ta thường thích ở lại một mình trong những hang động tối tăm của chúng ta, thay vì mời Chúa Giêsu đi vào; chúng ta bị cám dỗ tìm kiếm chính mình, lẩm bẩm và chìm sâu trong lo âu, liếm những vết thương của mình, thay vì đi gặp Chúa, Đấng nói rằng: “Hãy đến cùng Thầy, hỡi những người mệt mỏi và bị áp bức, và Thầy sẽ bổ dưỡng cho.” (Mt 11,28). Chúng ta đừng để mình bị cầm hãm vì cám dỗ muốn ở một mình và không tin tưởng, than khóc vì những gì xảy ra cho chúng ta; chúng ta đừng chiều theo những lý luận sợ hãi vô ích và chẳng dẫn đến đâu, đừng cam chịu lặp lại rằng mọi sự bất ổn và không còn như trước đây nữa. Đó là bầu không khí của huyệt mộ; trái lại, Chúa muốn mở con đường sự sống, con đường gặp gỡ với ngài, con đường tín thác nơi Ngài, con đường phục sinh tâm hồn.”
Tiếp tục bài giảng, ĐTC nói:
“Lúc ấy chúng ta nghe những lời Chúa Giêsu nói với Lazzaro cũng được gửi đến mỗi người chúng ta: ‘Hãy bước ra ngoài!’; hãy đi ngoài những sầu muộn vô vọng; hãy tháo những băng quấn của sợ hãi cản bước; hãy tháo những giây cột của sự yếu đuối và lo lắng ngăn cản bạn, hãy lập lại rằng Thiên Chúa tháo gỡ các nút chặn.
Khi theo Chúa Giêsu, chúng ta học cách không cột chặt cuộc sống chúng ta quanh những vấn đề vây quanh; chúng ta sẽ luôn có những vấn đề, và khi chúng ta giải quyết xong vấn đề này, thì một vấn đề khác lại nảy sinh. Nhưng chúng ta có thể tìm ra một sự ổn định mới và sự ổn định này chính là Chúa Giêsu, Ngài là sự sống lại và là sự sống; với Chúa, niềm vui ở trong con tim, niềm hy vọng tái sinh, đau thương biến thành an bình, lo sợ biến thành tin tưởng, thử thách biến thành sự dâng hiến yêu thương. Và cho dù những gánh nặng không thiếu, sẽ luôn có bàn tay Chúa nâng nên, Lời Chúa khích lệ và nói với bạn: “Hãy đi ra ngoài, hãy đến cùng tôi!”
Cả chúng ta, ngày nay cũng như hồi đó, Chúa Giêsu nói: “Hãy đẩy tảng đá đi!” Dù quá khứ nặng nề đến đâu, dù tội lỗi nặng thế nào, xấu hổ mạnh ra sao, chúng ta đừng bao giờ khoá chặt lối vào đối với Chúa. Chúng ta hãy đẩy xa tảng đá cản lối không cho Chúa vào nơi chúng ta: đây là thời điểm thuận tiện để loại bỏ tội lỗi của chúng ta, sự quyến luyến của chúng ta đối với những thứ trần tục, sự kiêu ngạo ngăn chặn tâm hồn chúng ta.”
ĐTC kết luận: “Được Chúa Giêsu viếng thăm và giải thoát, chúng ta hãy cầu xin ơn được trở thành chứng nhân sự sống trong thế giới này, một thế giới đang khao khát sự sống, trở thành những chứng nhân khơi dậy và phục hồi niềm hy vọng nơi Thiên Chúa trong các tâm hồn mỏi mệt và bị buồn sầu đè nặng. Lời loan báo của chúng ta là niềm vui của Chúa hằng sống, ngày nay Chúa vẫn còn nói như đã nói với Ngôn sứ Ezechiel: ‘Này đây, ta mở các ngôi mộ của các ngươi, hỡi dân Ta, Ta sẽ đưa các ngươi ra khỏi các ngôi mộ của các ngươi.’ (Ez 37,12).”
Lời kêu gọi
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc Kinh Truyền Tin cuối Thánh lễ, ĐTC nhắc đến lòng kính mến Đức Mẹ của các tín hữu và nhắn nhủ mọi người hãy dâng lên Mẹ những vui buồn, đau khổ và hy vọng của chúng ta. Ngài cám ơn các GM thuộc miền Emilia Romagna, các LM, tu sĩ nam nữ, chính quyền và tất cả những người đã cộng tác đặc biệt vào việc tổ chức cuộc viếng thăm và buổi lễ này.
ĐTC cũng kêu gọi chấm dứt các cuộc xung đột vũ trang đẫm máu ở vùng Kasai thuộc Cộng hoà Dân chủ Congo, khiến cho nhiều người chết và dân chúng phải di tản, tài sản của Giáo Hội cũng bị phá hoại và cướp bóc. Ngài cũng bày tỏ lo âu về tình hình ở Venezuela và Paraguay, và kêu gọi chấm dứt mọi bạo lực, tìm kiếm các giải pháp bằng phương thế hoà bình. ĐTC cũng không quên các nạn nhân vụ đất lở ở tỉnh Mocoa bên Colombia làm cho ít nhất hơn 200 người chết và 220 người bị mất tích.
Sau Thánh lễ, khoảng 1 giờ, ĐTC đã đến chủng viện giáo phận để dùng bữa trưa với các GM thuộc 15 giáo phận ở vùng Emilia Romagna, rồi lúc 3 giờ, ngài gặp gỡ các LM, tu sĩ nam nữ và chủng sinh tại nhà nguyện chủng viện.
Sau đó lúc gần 4 giờ chiều, ngài đến đến thị trấn Mirandola ở mạn bắc thuộc Giáo phận Carpi, viếng thăm nhà thờ chính toà địa phương còn bị hư hại vì động đất và chưa sử dụng được. Ngài chào thăm dân chúng tại quảng trường trước thánh đường, rồi lúc 5 giờ, ngài đến Giáo xứ Thánh Giacomo Roncole, đặt vòng hoa tưởng niệm các nạn nhân động đất, trước khi đáp trực thăng về đến Vatican vào lúc 7 giờ tối cùng ngày.
Bối cảnh
1 tuần sau chuyến viếng thăm “lịch sử” tại Tổng Giáo phận Milano, giáo phận lớn nhất ở Âu châu, Chúa Nhật 2-4-2017, ĐTC Phanxicô đã đến viếng thăm một giáo phận nhỏ bé chỉ bằng 1 phần 45 so với Milano, đó là Giáo phận Carpi, thuộc miền Emilia Romagna. Đây là chuyến viếng thăm thứ 16 của ngài tại Italia kể từ khi làm Giáo hoàng cách đây 4 năm.
Giáo phận Carpi chỉ có 117.000 tín hữu Công giáo, 39 giáo xứ với 60 LM. Cách đây gần 5 năm, tức là năm 2012, miền này bị động đất nặng làm cho 30 người chết, nhiều nhà cửa, thánh đường bị tàn phá. Hồi đó ĐGH Bênêđictô XVI cũng đã viếng thăm giáo phận này và nay ĐTC Phanxicô đến đây để khích lệ niềm hy vọng của các tín hữu và dân chúng.
Đức cha Francesco Cavina, GM Giáo phận Carpi, cho biết: ý thức do tầm mức quá bé nhỏ của giáo phận, ngài không hề nghĩ đến việc mời ĐTC đến viếng thăm. Nhưng cách đây ít lâu, chính ĐTC gọi điện và mời ngài về Roma để gặp. Đức cha kể lại với đài Vatican:
“Trong câu chuyện dài, đến một lúc ĐTC mỉm cười nói: ‘Tôi đã quyết định đến thăm giáo phận Carpi của Đức Cha trước lễ Phục sinh!'” May mắn lúc đó tôi ngồi trên ghế, nếu không thì tôi đã té xỉu rồi! Hết ngạc nhiên, tôi chỉ còn biết cám ơn ĐTC, vì chắc chắn trong cuộc viếng thăm ngài sẽ có dịp thấy tận mắt sự phục hồi nơi lãnh thổ chúng tôi sau trận động đất, đặc biệt là việc mở lại nhà thờ chính toà hôm 25-3 vừa qua, đúng 1 tuần lễ trước khi ĐTC đến Carpi.
Đức cha Cavina giải thích thêm: “Công trình tái thiết trong 5 năm qua rất lớn, và ngày nay tất cả các công ăn việc làm được phục hồi. Trận động đất là làm chúng tôi mất 42.000 chỗ làm. Ngày nay, chỉ còn rất ít gia đình còn phải ở nơi tạm thời. Dầu sao việc tái thiết nhà cửa kể như chấm dứt. Điều còn phải làm là một số di tích lịch sử ở phía bắc giáo phận chúng tôi, nơi một số làng. Vì thế, chính tôi đã xin ĐTC đến thăm Mirandola, có 24.000 dân cư vào ban chiều, để ngài thấy Nhà thờ Đức Mẹ Lên Trời ở đây còn bị hư hại, chưa sử dụng được.”
Thánh lễ
Trong cuộc viếng thăm, ĐTC đã cử hành Thánh lễ lúc 10 giờ 30 tại Quảng trường Tử Đạo, rồi cuối lễ ngài làm phép 3 viên đá đầu tiên để xây thánh đường mới của Giáo xứ thánh Agata, Nhà Tĩnh tâm Thánh Antôn ở Mercadello, và Trung tâm Bác ái của Giáo phận Carpi. Sau đây là chi tiết các hoạt động của ĐTC.
Lúc hơn 8 giờ sáng, ĐTC đã dùng trực thăng để bay từ Vatican đến Carpi, cách đó 346 cây số đường chim bay về hướng bắc. Thành phố này chỉ có 71.000 dân cư.
Đến nơi lúc 9 giờ 30, ĐTC đã được giáo quyền và chính quyền địa phương tiếp đón tại sân thể thao và ngài đi xe mui trần tiến về địa điểm hành lễ là Nhà thờ Chính toà Giáo phận Carpi mới được tái thánh hiến sau trận động đất.
Quảng trường dài trước Thánh đường đông chật các tín hữu, khoảng 40.000 người. Trời có mây nhưng may mắn không mưa. Cạnh lễ đài được dựng trên thềm nhà thờ, có hàng trăm linh mục đồng tế thuộc Giáo phận Carpi và những giáo phận phụ cận. Đồng tế với ĐTC cũng có các giám mục thuộc miền Emilia Romagna.
Bài giảng Thánh lễ
Trong bài giảng Thánh lễ, ĐTC đã quảng diễn bài Tin Mừng theo Thánh Gioan thuật lại phép lạ Chúa Giêsu cho ông Lazzaro đã chết 4 ngày được sống lại và rút ra những bài học hy vọng tin tưởng cho các tín hữu ở trong hoàn cảnh đau thương và tuyệt vọng. Ngài nói:
“Chúng ta nhận xét rằng giữa cảnh thất vọng đau buồn chung vì cái chết của Lazzaro, Chúa Giêsu không để cho mình bị buồn sầu chế ngự. Tuy cũng đau buồn, nhưng Ngài yêu cầu mọi người hãy tin tưởng vững vàng; Chúa không khép mình trong than khóc, nhưng Ngài cảm động và lên đường tiến về ngôi mộ. Ngài không để khung cảnh cảm xúc cam chịu chung quanh thu hút Ngài, nhưng tin tưởng cầu nguyện và thưa rằng: “Lạy Cha, con cảm tạ Cha.” (c. 41). Thế là trong mầu nhiệm đau khổ, mà tư tưởng và tiến bộ đụng phải như những con ruồi đụng phải tấm kiếng, Chúa Giêsu nêu gương về cách phải cư xử thế nào: đó là không trốn chạy đau khổ là điều thuộc về cuộc sống này, không để mình bị bi quan cầm tù.
Chung quanh ngôi mộ ấy, xảy ra một cuộc gặp gỡ – đụng độ lớn. Một đàng có một sự thất vọng lớn, sự bấp bênh trong đời sống luân lý của chúng ta, phải trải qua lo lắng vì cái chết, thường cảm thấy thất bại, tăm tối nội tâm dường như không thể vượt qua nổi. Linh hồn chúng ta được dựng nên để sống, chịu đau khổ khi cảm thấy rằng sự khao khát vĩnh cửu của mình bị một sự ác xưa kia và tăm tối đè bẹp. Một đàng có sự thất bại của ngôi mộ. Nhưng đàng khác có hy vọng chiến thắng sự chết và sự ác, và có một danh xưng đó là Chúa Giêsu. Chúa không mang lại một chút an sinh hoặc một liều thuốc nào có làm cho cuộc sống chúng ta được kéo dài, nhưng Ngài tuyên bố: “Tôi là sự sống lại và là sự sống; ai tin tôi, thì dù có chết cũng sẽ sống.” (c. 25).
Từ những suy tư trên đây, ĐTC nói:
“Anh chị em thân mến, cả chúng ta cũng được mời gọi quyết định xem mình đứng về phía nào. Ta có thể đứng về phía ngôi mộ hoặc đứng về phía Chúa Giêsu. Có người tiếp tục bị kẹt trong những đổ vỡ của cuộc sống, và có những người, như anh chị em, nhờ ơn Chúa giúp, đang gạt qua đổ vỡ và tái thiết trong niềm hy vọng kiên nhẫn.
Đứng trước những câu hỏi lớn: “Tại sao” của cuộc sống, chúng ta có hai con đường: hoặc là đứng nhìn những ngôi mộ quá khứ và hiện tại với thái độ tư lự hoài tưởng, hoặc để cho Chúa Giêsu đến gần những ngôi mộ của chúng ta. Đúng vậy, vì mỗi người chúng ta đã có một ngôi mộ nhỏ, một vùng chết chóc trong tâm hồn: một vết thương, một thiệt hại đã chịu hoặc đã làm, một sự oán hận không ngừng, một sự hối hận tái xuất hiện, một tội lỗi không vượt qua được. Ngày hôm nay, chúng ta hãy nhận ra những ngôi mộ của chúng ta và mời Chúa Giêsu tiến vào đó. Thật là điều lạ lùng: chúng ta thường thích ở lại một mình trong những hang động tối tăm của chúng ta, thay vì mời Chúa Giêsu đi vào; chúng ta bị cám dỗ tìm kiếm chính mình, lẩm bẩm và chìm sâu trong lo âu, liếm những vết thương của mình, thay vì đi gặp Chúa, Đấng nói rằng: “Hãy đến cùng Thầy, hỡi những người mệt mỏi và bị áp bức, và Thầy sẽ bổ dưỡng cho.” (Mt 11,28). Chúng ta đừng để mình bị cầm hãm vì cám dỗ muốn ở một mình và không tin tưởng, than khóc vì những gì xảy ra cho chúng ta; chúng ta đừng chiều theo những lý luận sợ hãi vô ích và chẳng dẫn đến đâu, đừng cam chịu lặp lại rằng mọi sự bất ổn và không còn như trước đây nữa. Đó là bầu không khí của huyệt mộ; trái lại, Chúa muốn mở con đường sự sống, con đường gặp gỡ với ngài, con đường tín thác nơi Ngài, con đường phục sinh tâm hồn.”
Tiếp tục bài giảng, ĐTC nói:
“Lúc ấy chúng ta nghe những lời Chúa Giêsu nói với Lazzaro cũng được gửi đến mỗi người chúng ta: ‘Hãy bước ra ngoài!’; hãy đi ngoài những sầu muộn vô vọng; hãy tháo những băng quấn của sợ hãi cản bước; hãy tháo những giây cột của sự yếu đuối và lo lắng ngăn cản bạn, hãy lập lại rằng Thiên Chúa tháo gỡ các nút chặn.
Khi theo Chúa Giêsu, chúng ta học cách không cột chặt cuộc sống chúng ta quanh những vấn đề vây quanh; chúng ta sẽ luôn có những vấn đề, và khi chúng ta giải quyết xong vấn đề này, thì một vấn đề khác lại nảy sinh. Nhưng chúng ta có thể tìm ra một sự ổn định mới và sự ổn định này chính là Chúa Giêsu, Ngài là sự sống lại và là sự sống; với Chúa, niềm vui ở trong con tim, niềm hy vọng tái sinh, đau thương biến thành an bình, lo sợ biến thành tin tưởng, thử thách biến thành sự dâng hiến yêu thương. Và cho dù những gánh nặng không thiếu, sẽ luôn có bàn tay Chúa nâng nên, Lời Chúa khích lệ và nói với bạn: “Hãy đi ra ngoài, hãy đến cùng tôi!”
Cả chúng ta, ngày nay cũng như hồi đó, Chúa Giêsu nói: “Hãy đẩy tảng đá đi!” Dù quá khứ nặng nề đến đâu, dù tội lỗi nặng thế nào, xấu hổ mạnh ra sao, chúng ta đừng bao giờ khoá chặt lối vào đối với Chúa. Chúng ta hãy đẩy xa tảng đá cản lối không cho Chúa vào nơi chúng ta: đây là thời điểm thuận tiện để loại bỏ tội lỗi của chúng ta, sự quyến luyến của chúng ta đối với những thứ trần tục, sự kiêu ngạo ngăn chặn tâm hồn chúng ta.”
ĐTC kết luận: “Được Chúa Giêsu viếng thăm và giải thoát, chúng ta hãy cầu xin ơn được trở thành chứng nhân sự sống trong thế giới này, một thế giới đang khao khát sự sống, trở thành những chứng nhân khơi dậy và phục hồi niềm hy vọng nơi Thiên Chúa trong các tâm hồn mỏi mệt và bị buồn sầu đè nặng. Lời loan báo của chúng ta là niềm vui của Chúa hằng sống, ngày nay Chúa vẫn còn nói như đã nói với Ngôn sứ Ezechiel: ‘Này đây, ta mở các ngôi mộ của các ngươi, hỡi dân Ta, Ta sẽ đưa các ngươi ra khỏi các ngôi mộ của các ngươi.’ (Ez 37,12).”
Lời kêu gọi
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc Kinh Truyền Tin cuối Thánh lễ, ĐTC nhắc đến lòng kính mến Đức Mẹ của các tín hữu và nhắn nhủ mọi người hãy dâng lên Mẹ những vui buồn, đau khổ và hy vọng của chúng ta. Ngài cám ơn các GM thuộc miền Emilia Romagna, các LM, tu sĩ nam nữ, chính quyền và tất cả những người đã cộng tác đặc biệt vào việc tổ chức cuộc viếng thăm và buổi lễ này.
ĐTC cũng kêu gọi chấm dứt các cuộc xung đột vũ trang đẫm máu ở vùng Kasai thuộc Cộng hoà Dân chủ Congo, khiến cho nhiều người chết và dân chúng phải di tản, tài sản của Giáo Hội cũng bị phá hoại và cướp bóc. Ngài cũng bày tỏ lo âu về tình hình ở Venezuela và Paraguay, và kêu gọi chấm dứt mọi bạo lực, tìm kiếm các giải pháp bằng phương thế hoà bình. ĐTC cũng không quên các nạn nhân vụ đất lở ở tỉnh Mocoa bên Colombia làm cho ít nhất hơn 200 người chết và 220 người bị mất tích.
Sau Thánh lễ, khoảng 1 giờ, ĐTC đã đến chủng viện giáo phận để dùng bữa trưa với các GM thuộc 15 giáo phận ở vùng Emilia Romagna, rồi lúc 3 giờ, ngài gặp gỡ các LM, tu sĩ nam nữ và chủng sinh tại nhà nguyện chủng viện.
Sau đó lúc gần 4 giờ chiều, ngài đến đến thị trấn Mirandola ở mạn bắc thuộc Giáo phận Carpi, viếng thăm nhà thờ chính toà địa phương còn bị hư hại vì động đất và chưa sử dụng được. Ngài chào thăm dân chúng tại quảng trường trước thánh đường, rồi lúc 5 giờ, ngài đến Giáo xứ Thánh Giacomo Roncole, đặt vòng hoa tưởng niệm các nạn nhân động đất, trước khi đáp trực thăng về đến Vatican vào lúc 7 giờ tối cùng ngày.
G. Trần Đức Anh OP