Giáo hội Công giáo Sri Lanka chống sửa luật cho phép phá thai
Các vị lãnh đạo Giáo hội Công giáo Sri Lanka kêu gọi các tín hữu lên tiếng phản đối kế hoạch của chính phủ trong việc sửa đổi luật cho phép phá thai dễ dàng hơn.
Giáo hội Công giáo Sri Lanka chống sửa luật cho phép phá thai
Các vị lãnh đạo Giáo hội Công giáo Sri Lanka kêu gọi các tín hữu lên tiếng phản đối kế hoạch của chính phủ trong việc sửa đổi luật cho phép phá thai dễ dàng hơn.
Hiện tại Sri Lanka chỉ cho phép phá thai trong những trường hợp đe doạ đến sự sống của người mẹ. Nhưng tin tức truyền thông cho biết chính phủ đang cân nhắc thay đổi những luật liên quan.
Hiru News ngày 01/02 tuyên bố rằng Bộ trửơng Bộ Tư pháp của Sri Lanka đang tìm cách hợp thức hoá phá thai trong các trường hợp bị cưỡng hiếp, loạn luân, hay người mang thai dưới 16 tuổi hay khi bị suy thai nghiêm trọng.
Hội đồng Giám mục kêu goi người Công giáo phản đối cố gắng này và kêu gọi các chính trị gia Công giáo chặn đứng sự thay đổi luật này.
Đức cha Valence Mendis của Chilaw, Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục cho biết là toàn thể Hội đồng Giám mục đã ký một lá thư bày tỏ sự chống đối của các ngài. Các Giám mục xin cầu nguyện để đền tội cho nỗ lực phá thai, ngay cả trong trường hợp bị cưỡng hiếp hay loạn luân.
Cha Priyantha Perera, Giám đốc Uỷ ban Gia đình của Giáo phận Chilaw xác định lập trường của Hội đồng Giám mục. Ngài nói: “Không ai có quyền luân lý lấy đi sự sống của người khác, nó là một tội nặng.” Cha cũng cho biết là Giáo hội đã tổ chức nhiều chương trình gây ý thức ở cấp giáo xứ, trong các lớp chuẩn bị hôn nhân, đặc biệt là các cuộc thuyết trình và các bài giảng.
Hội Bác sĩ Công giáo đã viết cho Hội Y khoa về dự thảo thay đổi luật: “Tính bất khả xâm phạm và bảo vệ sự sống – viên đá góc của bất kỳ tôn giáo nào – là điểù quan trọng mà nhiều tín ngưỡng và luật lệ của tôn giáo dựa vào. Chúng tôi kêu gọi quý vị dùng chức năng của mình để chỉ cho các vị lãnh đạo lưu ý rằng phá thai là lấy đi sự sống và nó vi phạm nguyên tắc căn bản của sự thánh thiêng của sự sống.”
K.K. Karunathilake của Phân khoa Khoa học Xã hội của Đại học Kelaniya cho biết là mỗi ngày có khoảng 600 vụ phá thai ở Sri Lanka. (Ucan 24/02/2017)
Hiện tại Sri Lanka chỉ cho phép phá thai trong những trường hợp đe doạ đến sự sống của người mẹ. Nhưng tin tức truyền thông cho biết chính phủ đang cân nhắc thay đổi những luật liên quan.
Hiru News ngày 01/02 tuyên bố rằng Bộ trửơng Bộ Tư pháp của Sri Lanka đang tìm cách hợp thức hoá phá thai trong các trường hợp bị cưỡng hiếp, loạn luân, hay người mang thai dưới 16 tuổi hay khi bị suy thai nghiêm trọng.
Hội đồng Giám mục kêu goi người Công giáo phản đối cố gắng này và kêu gọi các chính trị gia Công giáo chặn đứng sự thay đổi luật này.
Đức cha Valence Mendis của Chilaw, Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục cho biết là toàn thể Hội đồng Giám mục đã ký một lá thư bày tỏ sự chống đối của các ngài. Các Giám mục xin cầu nguyện để đền tội cho nỗ lực phá thai, ngay cả trong trường hợp bị cưỡng hiếp hay loạn luân.
Cha Priyantha Perera, Giám đốc Uỷ ban Gia đình của Giáo phận Chilaw xác định lập trường của Hội đồng Giám mục. Ngài nói: “Không ai có quyền luân lý lấy đi sự sống của người khác, nó là một tội nặng.” Cha cũng cho biết là Giáo hội đã tổ chức nhiều chương trình gây ý thức ở cấp giáo xứ, trong các lớp chuẩn bị hôn nhân, đặc biệt là các cuộc thuyết trình và các bài giảng.
Hội Bác sĩ Công giáo đã viết cho Hội Y khoa về dự thảo thay đổi luật: “Tính bất khả xâm phạm và bảo vệ sự sống – viên đá góc của bất kỳ tôn giáo nào – là điểù quan trọng mà nhiều tín ngưỡng và luật lệ của tôn giáo dựa vào. Chúng tôi kêu gọi quý vị dùng chức năng của mình để chỉ cho các vị lãnh đạo lưu ý rằng phá thai là lấy đi sự sống và nó vi phạm nguyên tắc căn bản của sự thánh thiêng của sự sống.”
K.K. Karunathilake của Phân khoa Khoa học Xã hội của Đại học Kelaniya cho biết là mỗi ngày có khoảng 600 vụ phá thai ở Sri Lanka. (Ucan 24/02/2017)
Hồng Thuỷ