29/11/2024

Tái dựng gương mặt thật của thánh Valentine

Giới khoa học lần đầu tiên công bố gương mặt của vị thánh bảo hộ tình yêu, người đã trả giá bằng mạng sống của mình cho hành động bảo vệ sự tồn tại thiêng liêng của hôn nhân.

 

Tái dựng gương mặt thật của thánh Valentine

Giới khoa học lần đầu tiên công bố gương mặt của vị thánh bảo hộ tình yêu, người đã trả giá bằng mạng sống của mình cho hành động bảo vệ sự tồn tại thiêng liêng của hôn nhân.

Sơ lược các bước dựng hình ảnh 3D của thánh Valentine  /// Ảnh: Caters News

Sơ lược các bước dựng hình ảnh 3D của thánh ValentineẢNH: CATERS NEWS

Tờ Metro ngày 15.2 đưa tin kỹ thuật vẽ bản đồ 3D và công nghệ phân tích kỹ thuật số vừa giúp giới chuyên gia lần đầu tái dựng hình ảnh gương mặt của thánh Valentine. Dự án này do nhà thiết kế đồ hoạ người Brazil là Cicero Moraes và nhiếp ảnh gia José Luís Lira khởi xướng và dẫn đầu.
Trang tin Christian Today dẫn lời ông Lira kể lại cơ hội đã đến vào tháng 10.2016. “Lúc đó tôi đang ở quảng trường thánh Peter khi một trong nhiều người bán hàng trao cho tôi bức ảnh về thánh Valentine”, ông giải thích. “Tôi cho rằng đó là điềm báo để thử nỗ lực tiếp cận thánh tích dưới dạng hộp sọ của vị thánh đang được bảo tồn ở Vương cung thánh đường Santa Maria ở Cosmedin thuộc Rome, Ý”, ông nhớ lại.
Còn đối với ông Moraes, nhà thiết kế đồ hoạ máy tính hàng đầu tại Brazil, cơ hội tái dựng khuôn mặt từ một trong những thánh tích quan trọng nhất và được tôn sùng nhất luôn là giấc mơ cả đời. Ông là chuyên gia trong việc tái tạo hình ảnh của các vị thánh thuộc giáo hội Kitô giáo, và đã thực hiện hơn 10 dự án tái dựng khuôn mặt 3D những đàn ông, đàn bà thánh thiện nhất của giáo hội Cơ đốc, chẳng hạn như thánh Mary Magdalene.
Sau khi ông Lira nảy ý muốn tái dựng khuôn mặt vị thánh bảo hộ cho tình yêu, họ đã trình bày ý tưởng cho cha Mtanious Hadad, người chịu trách nhiệm cai quản vương cung thánh đường đang bảo quản thánh tích của thánh Valentine. Cha Hadad đã đồng ý, và quyết định đóng cửa nhà thờ dành 40 phút để họ tiếp cận thánh tích, nhưng không được chạm vào hoặc di dời hộp thánh tích bằng thủy tinh.
Trong thời gian này, nhiếp ảnh gia Lira tận lực chụp ảnh, và gửi 250 bức cho ông Moraes trước khi chuyên gia này chọn ra 43 tấm phù hợp nhất. Nhà thiết kế đồ hoạ đã dùng kỹ thuật và phần mềm để xây dựng hộp sọ dưới dạng 3D.
Dựa trên mô hình 3D đó, một thành viên khác của dự án là nhà nhân chủng học pháp y, tiến sĩ Marcos Paulo Salles Machado bắt đầu tiến hành phân tích. Ông Machado kết luận hộp sọ này thuộc về một người đàn ông châu Âu, tuổi từ 55 trở lên. Dựa trên các chi tiết này và những phân tích khác trong thư viện kỹ thuật số về dữ liệu nhân chủng học cùng thời thánh Valentine, ông Moraes tiếp tục “đắp” từng lớp mô mềm, cơ, đến tô màu da, khắc họa các đặc điểm, và kết quả cuối cùng là một khuôn mặt trông thánh thiện, với mái tóc và hàm râu quai nón bạc trắng.
Ông mặc một cái áo choàng thụng theo kiểu tu sĩ thời đó, còn màu đỏ của trang phục đại diện cho hành động tử vì đạo của thánh Valentine.
Như vậy, dù chỉ được tiếp cận hết sức giới hạn đối với thánh tích, được bảo tồn trong một hộp thánh tích bằng thuỷ tinh, các nhà nghiên cứu đã xoay xở để có thể tạo ra hình ảnh khuôn mặt của vị giám mục thời La Mã vào thế kỷ thứ 3.

 

Phi Yến