Đức Thánh Cha tiếp HĐGM Quốc tế Thánh Cirilo và Metodio
VATICAN – Sáng 30-1-2017, ĐTC đã tiếp kiến 9 GM thuộc HĐGM Quốc tế Thánh Cirilo và Metodio nhân dịp các vị về Roma viếng mộ hai Thánh Tông Đồ và thăm Toà Thánh. Hội đồng này được ĐGH Gioan Phaolô II thành lập năm 2004…
Đức Thánh Cha tiếp HĐGM Quốc tế Thánh Cirilo và Metodio
VATICAN – Sáng 30-1-2017, ĐTC đã tiếp kiến 9 GM thuộc HĐGM Quốc tế Thánh Cirilo và Metodio nhân dịp các vị về Roma viếng mộ hai Thánh Tông Đồ và thăm Toà Thánh.
Hội đồng này được ĐGH Gioan Phaolô II thành lập năm 2004 và quy tụ các GM thuộc 6 giáo phận ở Cộng hoà Serbi, 2 giáo phận tại Montenegro, 2 tại Macedonia và một miền Giám quản Tông toà Kosovo, với số tín hữu Công giáo tổng cộng là 535.000 người, đông nhất tại Cộng hoà Serbi với 430.000, tiếp đó là tại Kosovo 70.000. Cộng hoà Montenegro chỉ có 22.000 tín hữu Công giáo, sau cùng là 15.000 tín hữu tại Macedonia.
Đây là Hội đồng GM thứ ba được ĐTC Phanxicô tiếp kiến trong năm nay, sau các Ireland và các GM Lào – Campuchia. Khác với trước kia, sau các cuộc tiếp kiến, không có bài huấn dụ trên giấy tờ của ĐTC dành cho các GM liên hệ. Vì thế, nếu các GM không kể lại trong các cuộc phỏng vấn hoặc họp báo, thì dư luận không được biết về nội dung cuộc trao đổi giữa ĐTC và các giám mục.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican, hôm 30-1-2017 Đức cha Ladislav Nemét, GM Giáo phận Zrenijanin ở Serbia, cho biết vấn đề làn sóng di dân, hoà giải và tình trạng Giáo Hội trong vùng Balcan thuộc vào số những vấn đề được bàn đến với các vị lãnh đạo tại Toà Thánh trong cuộc viếng thăm tại Vatican.
Tại Serbi, sự cộng tác và quan hệ đại kết giữa Toà Thánh và Giáo hội Chính thống rất tốt. Nhưng ở bình diện thấp hơn, sự cộng tác gặp khó khăn, tuy có những tiếp xúc cá nhân. Tại Kosovo, việc đối thoại liên tôn quan trọng hơn vì người Công giáo sống giữa đa số dân theo Hồi giáo. Tại Montenegro và Macedonia, có khó khăn giữa các tín hữu Công giáo thiểu số và Giáo hội Chính thống. Chính thống tại hai nước này được thành hình với sự trợ giúp quan trọng của Nhà nước.
Gần đây, các GM đề nghị Toà Thánh phân HĐGM 4 nước vùng Balcan, không những vì lý do ngôn ngữ nhưng vì các hệ thống pháp luật của 4 nước rất khác nhau. Tại Serbi, Giáo Hội có quyền giảng dạy giáo lý tại các trường tiểu học và trung học. Tại Montenegro, chính phủ đã ký kết hiệp định cơ bản với Toà Thánh, trong khi tại 3 nước còn lại thì không có như vậy.
Đức cha Nemét cho biết viễn tượng hoà giải giữa người Croatia và Serbia, cũng như giữa người Serbia và Albani (chiếm đa số dân tại Kosovo) vẫn còn rất xa vời. (SD 30-1-2017)
Hội đồng này được ĐGH Gioan Phaolô II thành lập năm 2004 và quy tụ các GM thuộc 6 giáo phận ở Cộng hoà Serbi, 2 giáo phận tại Montenegro, 2 tại Macedonia và một miền Giám quản Tông toà Kosovo, với số tín hữu Công giáo tổng cộng là 535.000 người, đông nhất tại Cộng hoà Serbi với 430.000, tiếp đó là tại Kosovo 70.000. Cộng hoà Montenegro chỉ có 22.000 tín hữu Công giáo, sau cùng là 15.000 tín hữu tại Macedonia.
Đây là Hội đồng GM thứ ba được ĐTC Phanxicô tiếp kiến trong năm nay, sau các Ireland và các GM Lào – Campuchia. Khác với trước kia, sau các cuộc tiếp kiến, không có bài huấn dụ trên giấy tờ của ĐTC dành cho các GM liên hệ. Vì thế, nếu các GM không kể lại trong các cuộc phỏng vấn hoặc họp báo, thì dư luận không được biết về nội dung cuộc trao đổi giữa ĐTC và các giám mục.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican, hôm 30-1-2017 Đức cha Ladislav Nemét, GM Giáo phận Zrenijanin ở Serbia, cho biết vấn đề làn sóng di dân, hoà giải và tình trạng Giáo Hội trong vùng Balcan thuộc vào số những vấn đề được bàn đến với các vị lãnh đạo tại Toà Thánh trong cuộc viếng thăm tại Vatican.
Tại Serbi, sự cộng tác và quan hệ đại kết giữa Toà Thánh và Giáo hội Chính thống rất tốt. Nhưng ở bình diện thấp hơn, sự cộng tác gặp khó khăn, tuy có những tiếp xúc cá nhân. Tại Kosovo, việc đối thoại liên tôn quan trọng hơn vì người Công giáo sống giữa đa số dân theo Hồi giáo. Tại Montenegro và Macedonia, có khó khăn giữa các tín hữu Công giáo thiểu số và Giáo hội Chính thống. Chính thống tại hai nước này được thành hình với sự trợ giúp quan trọng của Nhà nước.
Gần đây, các GM đề nghị Toà Thánh phân HĐGM 4 nước vùng Balcan, không những vì lý do ngôn ngữ nhưng vì các hệ thống pháp luật của 4 nước rất khác nhau. Tại Serbi, Giáo Hội có quyền giảng dạy giáo lý tại các trường tiểu học và trung học. Tại Montenegro, chính phủ đã ký kết hiệp định cơ bản với Toà Thánh, trong khi tại 3 nước còn lại thì không có như vậy.
Đức cha Nemét cho biết viễn tượng hoà giải giữa người Croatia và Serbia, cũng như giữa người Serbia và Albani (chiếm đa số dân tại Kosovo) vẫn còn rất xa vời. (SD 30-1-2017)
G. Trần Đức Anh OP