Đấu trường Colosseum được thắp sáng đèn đỏ kỷ niệm các Kitô hữu bị bách hại
Trong buổi giới thiệu sự kiện chiếu sáng điện đỏ Đấu trường Colosseum sẽ được thực hiện vào 18 giờ ngày 24/02 tới đây, ông Alessandro Monteduro, Giám đốc Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội Đau khổ (ACS), đã chia sẻ: “Ý định của chúng tôi là chiến thắng sự dửng dưng, đặc biệt là của cộng đồng quốc tế, và để từ ngày 24/02, không ai có thể phớt lờ sự bách hại các Kitô hữu.”
Đấu trường Colosseum được thắp sáng đèn đỏ kỷ niệm các Kitô hữu bị bách hại
Trong buổi giới thiệu sự kiện chiếu sáng điện đỏ Đấu trường Colosseum sẽ được thực hiện vào 18 giờ ngày 24/02 tới đây, ông Alessandro Monteduro, Giám đốc Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội Đau khổ (ACS), đã chia sẻ: “Ý định của chúng tôi là chiến thắng sự dửng dưng, đặc biệt là của cộng đồng quốc tế, và để từ ngày 24/02, không ai có thể phớt lờ sự bách hại các Kitô hữu.”
Đó là sự kiện của các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt mà trong thời gian đó Tổ chức ACS sẽ không chỉ thắp sáng Đấu trường Colosseum, một biểu tượng trường tồn của tử đạo Kitô giáo, nhưng cả Nhà thờ Chính toà Giáo hội Công giáo Maronite Sant’Elia ở Aleppo nước Syria, và Nhà thờ Thánh Phaolô ở Mosul bên Iraq.
Ông Alfredo Mantovano, Giám đốc Tổ chức ACS ở Italia, nói: “Trê thế giới, có nhiều công đoạn chịu nạn đói kém, đau khổ và bạo lực vì đức tin của họ. Chúng ta đã nhiều lần thắp sáng các đài tưởng niệm quan trọng nhất trên thế giới và lần này ý định của chúng tôi là nối kết trực tiếp hai cộng đoàn của Siria và Iraq, là những cộng đoàn chịu nhiều đau khổ trong những năm qua.”
Đức Thượng phụ Louis Raphael I Sako của Giáo hội Công giáo Canđê, khẳng định: “Ánh sáng có giá trị phụng vụ đối với chúng ta và chiếu ánh sáng ở Mosul nghĩa là mang hy vọng đến cho các tín hữu Kitô Iraq đã chịu nhiều đau khổ.” Ngài cũng lưu ý rằng Nhà thờ Thánh Phaolô có giá trị biểu tượng quan trọng đối với Giáo họi Canđê, bởi vì nơi đó, thi hài của Đức Giám mục tử đạo Faraj Rahho, bị giết hại ở Mosul cách đây 10 năm, an nghỉ. Ngài cám ơn Tổ chức ACS về sáng kiến này.
Đức Thượng phụ nói: “Anh chị em là tiếng nói của những ngừoi không có tiếng nói. Đối với các tín hữu Kitô Iraq anh hùng, rất là quan trọng khi các anh em Tây phương hành động để lưu ý thế giới về sự đau khổ của họ.”
Từ Aleppo, Cha Firas Lutfi, Dòng Phanxicô ở Thánh Địa, cũng kết nối qua điện thoại. Cha nói: “Màu đỏ là biểu tượng của đau khổ và sự tử đạo của nhiều người vô tội. Tất cả thành phố Aleppo sẽ hiệp nhất và liên kết với Roma để chứng tỏ rằng Giáo hội là một thân thể mầu nhiệm trong đau khổ và trong vui mừng.”
Các năm trước, Đài Phun nước Fontana di Trevi ở Roma, Dinh thự Westminster ở Luân Đôn, tượng Chúa Kitô Cứu Thế ở Rio de Janeiro của Brasil, Nhà thờ Thánh Tâm ở Paris và Nhà thờ Chính toà Manila đã được chiếu điện sáng màu đỏ; màu đỏ máu của nhiều tín hữu Kitô trên thế giới ngày nay vẫn đổ ra lại thắp sáng các nơi có biểu tượng mạnh mẽ. Trong buổi thắp sáng Colosseum chiều 24/02 sẽ có mặt Đức Hồng y Mauro Piacenza, Chủ tịch Tổ chức ACS Quốc tế và Tổng Thư ký của Hội đồng Giám mục, Đức Sứ thần Toà Thánh Galantino, cùng với nhiều nhân vật có thẩm quyền như Chủ tịch Quốc hội Châu Âu Antonio Tajani.
Trong sự kiện này cũng sẽ có các chứng từ đặc biệt được trình bày. Đầu tiên là Ashiq Masihe Eisham Ashiq, chồng của Asia Bibi, một phụ nữ Pakistan bị kết án tử hình và ở tù từ năm 2009 vì bị cáo tội phạm thượng. Sau đó là Rebecca Bitrus, một phụ nữ Nigiêria bị Hồi giáo Boko Haram giam cầm 2 năm.
Phút cầu nguyện và liên kết tinh thần cũng được tổ chức ở Mosul và Aleppo. (REI 10/02/2018)
Đó là sự kiện của các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt mà trong thời gian đó Tổ chức ACS sẽ không chỉ thắp sáng Đấu trường Colosseum, một biểu tượng trường tồn của tử đạo Kitô giáo, nhưng cả Nhà thờ Chính toà Giáo hội Công giáo Maronite Sant’Elia ở Aleppo nước Syria, và Nhà thờ Thánh Phaolô ở Mosul bên Iraq.
Ông Alfredo Mantovano, Giám đốc Tổ chức ACS ở Italia, nói: “Trê thế giới, có nhiều công đoạn chịu nạn đói kém, đau khổ và bạo lực vì đức tin của họ. Chúng ta đã nhiều lần thắp sáng các đài tưởng niệm quan trọng nhất trên thế giới và lần này ý định của chúng tôi là nối kết trực tiếp hai cộng đoàn của Siria và Iraq, là những cộng đoàn chịu nhiều đau khổ trong những năm qua.”
Đức Thượng phụ Louis Raphael I Sako của Giáo hội Công giáo Canđê, khẳng định: “Ánh sáng có giá trị phụng vụ đối với chúng ta và chiếu ánh sáng ở Mosul nghĩa là mang hy vọng đến cho các tín hữu Kitô Iraq đã chịu nhiều đau khổ.” Ngài cũng lưu ý rằng Nhà thờ Thánh Phaolô có giá trị biểu tượng quan trọng đối với Giáo họi Canđê, bởi vì nơi đó, thi hài của Đức Giám mục tử đạo Faraj Rahho, bị giết hại ở Mosul cách đây 10 năm, an nghỉ. Ngài cám ơn Tổ chức ACS về sáng kiến này.
Đức Thượng phụ nói: “Anh chị em là tiếng nói của những ngừoi không có tiếng nói. Đối với các tín hữu Kitô Iraq anh hùng, rất là quan trọng khi các anh em Tây phương hành động để lưu ý thế giới về sự đau khổ của họ.”
Từ Aleppo, Cha Firas Lutfi, Dòng Phanxicô ở Thánh Địa, cũng kết nối qua điện thoại. Cha nói: “Màu đỏ là biểu tượng của đau khổ và sự tử đạo của nhiều người vô tội. Tất cả thành phố Aleppo sẽ hiệp nhất và liên kết với Roma để chứng tỏ rằng Giáo hội là một thân thể mầu nhiệm trong đau khổ và trong vui mừng.”
Các năm trước, Đài Phun nước Fontana di Trevi ở Roma, Dinh thự Westminster ở Luân Đôn, tượng Chúa Kitô Cứu Thế ở Rio de Janeiro của Brasil, Nhà thờ Thánh Tâm ở Paris và Nhà thờ Chính toà Manila đã được chiếu điện sáng màu đỏ; màu đỏ máu của nhiều tín hữu Kitô trên thế giới ngày nay vẫn đổ ra lại thắp sáng các nơi có biểu tượng mạnh mẽ. Trong buổi thắp sáng Colosseum chiều 24/02 sẽ có mặt Đức Hồng y Mauro Piacenza, Chủ tịch Tổ chức ACS Quốc tế và Tổng Thư ký của Hội đồng Giám mục, Đức Sứ thần Toà Thánh Galantino, cùng với nhiều nhân vật có thẩm quyền như Chủ tịch Quốc hội Châu Âu Antonio Tajani.
Trong sự kiện này cũng sẽ có các chứng từ đặc biệt được trình bày. Đầu tiên là Ashiq Masihe Eisham Ashiq, chồng của Asia Bibi, một phụ nữ Pakistan bị kết án tử hình và ở tù từ năm 2009 vì bị cáo tội phạm thượng. Sau đó là Rebecca Bitrus, một phụ nữ Nigiêria bị Hồi giáo Boko Haram giam cầm 2 năm.
Phút cầu nguyện và liên kết tinh thần cũng được tổ chức ở Mosul và Aleppo. (REI 10/02/2018)
Hồng Thuỷ