27/11/2024

Tôn giáo thiểu số ở Pakistan đòi quyền có khoá học tôn giáo trong trường

Trong những vừa qua tại thành phố Lahore, thành phố lớn thứ hai về số lượng cư dân, Trung tâm Tư pháp Xã hội và Uỷ ban Nhân quyền các nhóm thiểu số đã đòi quyền có môn học về tôn giáo cho nhóm tôn giáo thiểu số trong các trường học. Yêu cầu của hai tổ chức này đúng với quy định của Điều 22 của Hiến pháp Pakistan.

 Tôn giáo thiểu số ở Pakistan đòi quyền có khoá học tôn giáo trong trường

 

 

Học sinh Pakistan (ANSA)

Trong những vừa qua tại thành phố Lahore, thành phố lớn thứ hai về số lượng cư dân, Trung tâm Tư pháp Xã hội và Uỷ ban Nhân quyền các nhóm thiểu số đã đòi quyền có môn học về tôn giáo cho nhóm tôn giáo thiểu số trong các trường học. Yêu cầu của hai tổ chức này đúng với quy định của Điều 22 của Hiến pháp Pakistan.

Trong một văn bản gửi tới chính quyền liên bang và tỉnh, các nhà hoạt động của hai tổ chức nói trên yêu cầu việc học về tôn giáo như một môn học, để học sinh thuộc các nhóm thiểu số được đảm bảo quyền đào sâu kiến thức về đức tin của họ. Theo hai tổ chức này, cũng cần phải loại bỏ tất cả các tài liệu tham khảo dựa trên định kiến khỏi chương trình học. Pakistan có hai trăm triệu dân, trong đó chỉ có 3 triệu là Kitô hữu. Hiến pháp năm 1973 đảm bảo tất cả học sinh được học các nguyên tắc cơ bản niềm tin của họ. Tuy nhiên, hầu hết sinh viên nhóm thiểu số buộc phải học giáo lý Hồi giáo.

Luật pháp quy định môn đạo đức thay thế Kinh Koran trong chương trình giảng dạy nhưng thực tế nội dung của môn học này lại là giáo lý Hồi giáo.

Về phần Giáo hội Công giáo, ĐHY Joseph Coutts, Tổng Giám mục Karachi, cho biết Giáo hội Công giáo luôn rộng mở đối với các tín đồ Hồi giáo. ĐHY cho biết: “56 trường Công giáo ở Karachi luôn mở cửa cho người Hồi giáo. Chúng tôi dạy về tình huynh đệ và sự hiệp nhất. Nhưng đối với các Iman Hồi giáo lại nói các phụ huynh không đưa con cái tới trường Công giáo, vì họ nói chúng tôi dạy các giá trị phương Tây trái với Hồi giáo. Đối với họ phương Tây và Kitô giáo là như nhau. Trong các trường công lập, học sinh không theo đạo Hồi thường cảm thấy bị phân biệt đối xử.” (CSR_4730_2019)
 
 
 

Ngọc Yến