ĐHY Charles Maung Bo của Myanmar lo ngại về tình hình Giáo hội địa phương
ĐHY Charles Maung Bo, Tổng Giám mục Yangon và Chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Á châu, bày tỏ “mối quan tâm sâu sắc của Giáo hội đối với những khó khăn của đất nước”.
ĐHY Charles Maung Bo của Myanmar lo ngại về tình hình Giáo hội địa phương
ĐHY Charles Maung Bo, Tổng Giám mục Yangon và Chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Á châu, bày tỏ “mối quan tâm sâu sắc của Giáo hội đối với những khó khăn của đất nước”. Đặc biệt sự can thiệp không đúng của quân đội vào đời sống chính trị của đất nước; lòng hận thù tôn giáo gia tăng trong nước và châu Á.
Cầu cử năm 2020
Năm 2020, người dân Myanmar sẽ tham gia cuộc bầu cử dân chủ thứ hai kể từ khi kết thúc chế độ quân sự. Với sự kiện sắp tới, Tổng Giám mục Yangon bày tỏ “mối quan tâm sâu sắc của Giáo hội đối với các thử thách đang chờ đợi đất nước”. Tuy nhiên, ĐHY cũng nói rõ ngài là “một nhà lãnh đạo tôn giáo chứ không phải một chính trị gia”, và nhấn mạnh “không muốn đứng về phía nào ngoài hoà bình, công lý, hoà giải, nhân phẩm và tình yêu”. Trong bảy năm qua, mọi người nghĩ đất nước đang “khởi đầu của một bình minh mới”. Nhưng trong thời gian gần đây những đám mây tối xuất hiện trở lại, làm mờ đi những tia sáng bắt đầu được ló rạng; nguyên nhân đến từ các cuộc xung đột, lòng hận thù tôn giáo.
Thúc đẩy hoà bình
ĐHY nhấn mạnh vai trò của Giáo hội: “Hoà bình là trung tâm của sứ mạng”. Tuy nhiên, điều này phải luôn đi cùng với công lý và tự do, được bảo đảm bằng sự tôn trọng đa sắc tộc và tôn giáo, và bảo vệ “quyền cơ bản con người, bất kể chủng tộc, tôn giáo hay giới tính”.
ĐHY còn bày tỏ mối quan ngại về các chiến dịch quân sự của quân đội đã góp phần leo thang các cuộc khủng hoảng nhân đạo và đưa đất nước vào thế cô lập với quốc tế. Ngài kêu gọi các lực lượng chính trị và vũ trang phải thực hiện đúng vai trò. Người dân cần được quân đội bảo vệ nhưng quân đội phải tôn trọng luật pháp.
Bảo vệ tự do tôn giáo
Liên quan đến tự do tôn giáo, ĐHY cho biết Myanmar được kêu gọi khắc phục các mối đe dọa ngày càng tăng đối với tự do tôn giáo, vì đây là nền tảng các quyền con người. Điều này đúng không chỉ ở Myanmar, mà trên khắp Châu Á – một lục địa đa dạng nhất trên thế giới, nơi tất cả các tôn giáo lớn gặp nhau và nơi đa số ở một quốc gia là thiểu số ở một quốc gia khác.
Chống hận thù bằng tình yêu
Cuối cùng, ĐHY kêu gọi mọi người phải cùng nhau xây dựng đất nước dựa trên các giá trị là lòng nhân ái và trắc ẩn của truyền thống Phật giáo, hoà bình của Hồi giáo và nguyên tắc Kitô giáo yêu thương người lân cận như chính mình và yêu thương cả kẻ thù. Về phần mình ĐHY cam kết: “Giáo hội tại Myanmar sẵn sàng trở thành nơi thương xót cho tất cả mọi người, một trung tâm hòa giải, bảo vệ quyền của mọi người ở mọi nơi, không phân biệt tôn giáo hay sắc tộc, phá vỡ các rào cản và chống thù hận bằng tình yêu.” (CSR_4658_201)
Cầu cử năm 2020
Năm 2020, người dân Myanmar sẽ tham gia cuộc bầu cử dân chủ thứ hai kể từ khi kết thúc chế độ quân sự. Với sự kiện sắp tới, Tổng Giám mục Yangon bày tỏ “mối quan tâm sâu sắc của Giáo hội đối với các thử thách đang chờ đợi đất nước”. Tuy nhiên, ĐHY cũng nói rõ ngài là “một nhà lãnh đạo tôn giáo chứ không phải một chính trị gia”, và nhấn mạnh “không muốn đứng về phía nào ngoài hoà bình, công lý, hoà giải, nhân phẩm và tình yêu”. Trong bảy năm qua, mọi người nghĩ đất nước đang “khởi đầu của một bình minh mới”. Nhưng trong thời gian gần đây những đám mây tối xuất hiện trở lại, làm mờ đi những tia sáng bắt đầu được ló rạng; nguyên nhân đến từ các cuộc xung đột, lòng hận thù tôn giáo.
Thúc đẩy hoà bình
ĐHY nhấn mạnh vai trò của Giáo hội: “Hoà bình là trung tâm của sứ mạng”. Tuy nhiên, điều này phải luôn đi cùng với công lý và tự do, được bảo đảm bằng sự tôn trọng đa sắc tộc và tôn giáo, và bảo vệ “quyền cơ bản con người, bất kể chủng tộc, tôn giáo hay giới tính”.
ĐHY còn bày tỏ mối quan ngại về các chiến dịch quân sự của quân đội đã góp phần leo thang các cuộc khủng hoảng nhân đạo và đưa đất nước vào thế cô lập với quốc tế. Ngài kêu gọi các lực lượng chính trị và vũ trang phải thực hiện đúng vai trò. Người dân cần được quân đội bảo vệ nhưng quân đội phải tôn trọng luật pháp.
Bảo vệ tự do tôn giáo
Liên quan đến tự do tôn giáo, ĐHY cho biết Myanmar được kêu gọi khắc phục các mối đe dọa ngày càng tăng đối với tự do tôn giáo, vì đây là nền tảng các quyền con người. Điều này đúng không chỉ ở Myanmar, mà trên khắp Châu Á – một lục địa đa dạng nhất trên thế giới, nơi tất cả các tôn giáo lớn gặp nhau và nơi đa số ở một quốc gia là thiểu số ở một quốc gia khác.
Chống hận thù bằng tình yêu
Cuối cùng, ĐHY kêu gọi mọi người phải cùng nhau xây dựng đất nước dựa trên các giá trị là lòng nhân ái và trắc ẩn của truyền thống Phật giáo, hoà bình của Hồi giáo và nguyên tắc Kitô giáo yêu thương người lân cận như chính mình và yêu thương cả kẻ thù. Về phần mình ĐHY cam kết: “Giáo hội tại Myanmar sẵn sàng trở thành nơi thương xót cho tất cả mọi người, một trung tâm hòa giải, bảo vệ quyền của mọi người ở mọi nơi, không phân biệt tôn giáo hay sắc tộc, phá vỡ các rào cản và chống thù hận bằng tình yêu.” (CSR_4658_201)
Ngọc Yến